Tag
Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027

Phụ nữ Việt Nam - Tự hào và tỏa sáng

MultiMedia 09/03/2022 16:07
aa
TTTĐ - Sáng 9/3, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội), Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027, tiến hành phiên họp trù bị với sự tham dự của 959 đại biểu chính thức.
Mốc son 12 kỳ Ðại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cắt băng khai mạc triển lãm "Hội LHPN Việt Nam - Viết tiếp những ước mơ” Đoàn đại biểu dự Đại hội Phụ nữ toàn quốc vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Sáng nay, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII bước vào ngày làm việc đầu tiên
Phụ nữ Việt Nam - Tự hào và tỏa sáng
Phiên họp trù bị Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027 với sự tham dự của 959 đại biểu chính thức

Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tham dự Đại hội có 27 đại biểu, trong đó có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà.

Trong phiên trù bị, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Chương trình Đại hội, Quy chế Đại hội. Đại hội cũng bầu Đoàn Chủ tịch Đại hội gồm 26 đồng chí, Đoàn Thư ký Đại hội gồm 3 đồng chí, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu gồm 9 đồng chí.

Phụ nữ Việt Nam - Tự hào và tỏa sáng
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu tại phiên họp trù bị

Phát biểu tại phiên trù bị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga cho biết, ngày 10/3, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII sẽ chính thức khai mạc trọng thể với tinh thần “Đoàn kết - Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển”.

Đây là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của phụ nữ cả nước và các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Phụ nữ Việt Nam - Tự hào và tỏa sáng
Các đại biểu đoàn Hà Nội biểu quyết tại đại hội

Các nội dung của Đại hội đã được Ban tổ chức Đại hội chuẩn bị kỹ lưỡng và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành và toàn xã hội.

Đại hội cũng sẽ tiến hành nhiều nhiệm vụ quan trọng, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, xác định phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của phong trào phụ nữ và hoạt động Hội nhiệm kỳ 2022-2027; Kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành khóa XII; Thông qua Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (sửa đổi, bổ sung); Bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa XIII; Tổ chức 5 trung tâm thảo luận để các đại biểu hiến kế những vấn đề lớn liên quan đến nhiệm vụ, giải pháp công tác Hội trong thời gian tới.

Phụ nữ Việt Nam - Tự hào và tỏa sáng
Các đại biểu dự phiên họp trù bị Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027

Cũng tại phiên họp này, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tặng Bằng khen cho 12 tập thể và 1 cá nhân có công trình phần việc vượt khó, sáng tạo, hiệu quả chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII.

Phụ nữ Việt Nam - Tự hào và tỏa sáng
Tại phiên họp trù bị, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã công bố, trao bằng khen cho 13 công trình, phần việc vượt khó, sáng tạo, hiệu quả chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027

Một số hình ảnh khác tại phiên họp trù bị sáng nay:

Phụ nữ Việt Nam - Tự hào và tỏa sáng
Phụ nữ Việt Nam - Tự hào và tỏa sáng
Phụ nữ Việt Nam - Tự hào và tỏa sáng
Phụ nữ Việt Nam - Tự hào và tỏa sáng

Đọc thêm

Bài 5: Hóa giải tham nhũng bằng điểm tựa “hồn cốt” dân tộc Tiêu điểm

Bài 5: Hóa giải tham nhũng bằng điểm tựa “hồn cốt” dân tộc

TTTĐ - Sức mạnh của dân tộc Việt Nam trước hết được thể hiện ở sức mạnh của văn hóa, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sự thống nhất về lý trí và tình cảm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không có thế lực nào, dù mạnh đến đâu cũng không thể khuất phục. Trong bối cảnh ngày nay, văn hóa lại càng có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển đất nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống tham, nhũng tiêu cực. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc... văn hóa còn thì dân tộc còn”.
Bài 3: Tăng tốc, bứt phá để sớm đạt mục tiêu Emagazine

Bài 3: Tăng tốc, bứt phá để sớm đạt mục tiêu

TTTĐ - Mới đây, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030".
Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm Tiêu điểm

Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm

TTTĐ - Như đã nói, tham nhũng, tiêu cực là vấn nạn đặc biệt nguy hiểm, không chỉ làm tha hóa những người có chức, có quyền, mà còn là trở lực lớn đối với khát vọng hùng cường của dân tộc, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Do đó, công cuộc phòng, chống “giặc nội xâm” do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo là xu thế không thể đảo ngược, dù có gian nan, cam go, lâu dài và khó khăn đến mấy cũng phải làm, mà đã làm là phải chiến thắng.
Bài 2: Những tín hiệu tích cực… Emagazine

Bài 2: Những tín hiệu tích cực…

TTTĐ - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn, nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác quốc tế. Các mô hình thí điểm đã đạt những kết quả rất tích cực, tạo sự khích lệ rất lớn đối với nông dân và doanh nghiệp.
Sáng tạo trong giáo dục lịch sử Thủ đô Emagazine

Sáng tạo trong giáo dục lịch sử Thủ đô

TTTĐ - Di tích lịch sử, di tích cách mạng, nhân vật lịch sử là kho học liệu quý giá và sống động giúp những bài học lịch sử trở nên phong phú, hấp dẫn hơn…
“Chìa khoá” để “vùng đất Chín rồng”… “cất cánh”! Emagazine

“Chìa khoá” để “vùng đất Chín rồng”… “cất cánh”!

TTTĐ - Đề án "phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông cửu long (đbscl) đến năm 2030" có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở đbscl. đề án góp phần hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, đảm bảo chất lượng, canh tác bền vững và hiệu quả.
Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân Tiêu điểm

Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân

TTTĐ - Khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi, nhiều người đặt vấn đề, thậm chí là nghi vấn là cuộc chống chiến chống tham nhũng sẽ nhạt dần khi vắng bóng người khởi xướng. Nhưng không, người kế nhiệm và giữ lửa tiếp theo - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục làm quyết liệt, triệt để, làm sao chiến thắng được “giặc nội xâm”.
Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng Tiêu điểm

Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng

TTTĐ - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ được quan tâm thực hiện từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, từng bước thực hiện việc chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, góp phần đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn cán bộ trẻ cho Đảng và hệ thống chính trị.
Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực Tiêu điểm

Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực

TTTĐ - Dẫu biết rằng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực là lâu dài, cam go, phức tạp; nhưng khi cả hệ thống chính trị đã “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, cùng thống nhất một ý chí, một quyết tâm để làm trong sạch bộ máy Đảng và chính quyền thì chắc chắn sẽ hiệu triệu được lòng dân và những cán bộ kiên trung trong cuộc chiến đấu này.
Bài 1: "Di sản" của người "đốt lò" vĩ đại Emagazine

Bài 1: "Di sản" của người "đốt lò" vĩ đại

TTTĐ - Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” là "di sản" vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm