Tag

Phong vị Tết phương Nam

Du lịch 31/01/2022 08:00
aa
Vùng đất phương Nam chói chang nắng ấm, trong đó có TP HCM buổi ban đầu là nơi “đất lành chim đậu” của nhiều lớp người trong đó có lưu dân người Việt đến từ miền Bắc, miền Trung. Do đó, nét văn hóa TP HCM cũng nằm trong dòng chảy của một khối giang san Việt Nam thống nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nét riêng do cư dân nơi này tạo ra nhằm thích ứng với nhịp sống mới, phong thổ mới.
Độc đáo vựa hoa lớn nhất miền Tây Dẻo thơm bánh trái Tết xưa Đón Tết online: Xa mặt nhưng không cách lòng Trào lưu mặc “cổ phục” chụp hình dịp Tết TP HCM: Tổ chức cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” cổ vũ tinh thần chống dịch
Phong vị Tết phương Nam
Gói bánh tét

Nét xưa lưu dấu

Khi nghĩ về Tết trong Nam, nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển cho rằng: “Tuy cùng một gốc nhưng nước Việt Nam ta, Bắc - Nam - Trung vẫn thưởng Tết theo những cách khác nhau: Tết trong Nam mộc mạc sơ sài, không như Tết miền Trung và ngoài Bắc, trước đây giữ nhiều lễ phép và kiêng cữ… nhưng đã là ‘ăn Tết’ đúng ý nghĩa tục lệ ông bà để lại thì đâu cũng như nhau, dùng dịp Tết nhứt để mừng đoàn tụ gia đình, tưởng niệm cúng vái tổ tiên đã khuất - Đặc san Sử Địa, 1967”.

Người TP HCM đi chợ hoa Tết
Người TP HCM đi chợ hoa Tết

Với người TP HCM xưa, vào đêm Giao thừa, ngoài Lăng Ông Bà Chiểu thì các chùa như Chùa Ông, Chùa Bà… là nơi đông đúc người dân tìm đến cầu may, khấn vái những điều tốt lành cho gia đạo, cầu bình yên cho sơn hà xã tắc. Trong năm dù có giận hờn, oán ghét nhưng ngày đầu năm gặp nhau thì họ lại nhoẻn miệng cười, làm lành với nhau, điều này cho thấy người TP HCM không để bụng giận lâu.

Ở chợ, các tiểu thương thường tếu táo bảo, chơi Tết là chơi “hết mùng cho tới mền”, tức là từ mùng Một đến mùng Mười là hết Tết nhưng đến rằm tháng Giêng lại là cuộc hành hương tìm đến chùa chiền cầu mua may bán đắt. Nói thì nói thế, chứ thật ra ở TP HCM hầu như chỉ sau mùng Một Tết là quán xá lại khai trương nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống “nhanh, gọn, lẹ” của cư dân nơi đây. Đây cũng là một đặc trưng của tính cách người TP HCM.

Người TP HCM đi du duân (Ảnh tư liệu)
Người TP HCM đi du duân (Ảnh tư liệu)

Ngày xưa có quan niệm “Mùng Một Tết cha, mùng Hai Tết mẹ, mùng Ba Tết thầy”, ở TP HCM cũng vậy. Quà cáp cũng biếu xén lẫn nhau, nhưng biếu trước Tết nhằm thể hiện sự quý trọng, lễ nghĩa, ai giúp mình trong năm thì đây là dịp bày tỏ lòng biết ơn. Bói ngày Tết thì đâu cũng xem bói nhưng trong Nam còn có bói tuồng, Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức giải thích: “Xem hát ngày đầu năm để biết năm ấy hên, xui thế nào. Bói tuồng phải vào rạp giữa khi hát”. Ta hiểu là họ vào ngẫu nhiên, căn cứ vào tuồng tích, tình huống đang diễn ra để đoán già, đoán non về tương lai sắp đến. Điều này cũng dễ hiểu, vì so với các tỉnh thành khác, TP HCM vẫn là nơi có nhiều gánh hát, rạp hát nhất. Ngoài ra người ta còn bói, đoán điềm lành dữ qua hoa mai, chẳng hạn, trong ngày Tết cánh hoa nở, héo rụng như thế nào… Mà ở đây, ngày Tết ngày nhất không thể thiếu hoa mai chưng trong nhà. Sắc vàng rực rỡ trong nắng ấm đầu xuân càng khiến lòng người thêm rạo rực, hân hoan.

Người TP HCM đi sắm Tết
Người TP HCM đi sắm Tết

Du xuân chơi Tết ngày xửa ngày xưa không thể thiếu trò chơi đánh đu. Trong Gia Định thành thông chí, nhà nghiên cứu Trịnh Hoài Đức cho biết: “Tết Nguyên đán ở Gia Định có trò chơi đánh đu nhưng khác với thể thức đu ở Trung Quốc… Có người hiếu sự, treo những khăn, quạt, tiền bạc để làm vật thưởng, ai đu lên cao đến chỗ treo vật thưởng ấy, nhanh tay chộp lấy, được tiếng là xuất chúng, nếu rủi tuột tay ngã xuống thì bị thương, có khi rất nặng. Cho nên việc treo thưởng ấy không nên làm nữa. Có khi hai người hoặc ba, bốn người cùng đu một lượt nhưng trai cùng đu với trai, gái cùng đu với gái, trai gái không đu chung với nhau”.

Có một điều thú vị, nếu ngoài Bắc vào đêm Giao thừa có lệ trẻ em đi hát “xúc xắc xúc xẻ”, thì ở TP HCM lại có một hình thức chúc Tết cũng tương tự, theo Gia Định thành thông chí: “Đêm 28 tháng Chạp, Na nhân (tục gọi là Nậu sắc bùa) đánh trống mọi, gõ phách, một đoàn năm, mười người đi theo dọc đường, thấy nhà hào phú thì đẩy cửa ngõ vào dán lá bùa nơi cửa, niệm thần chú, rồi nổi trống phách lên, hát những lời chúc mừng, chủ nhà dùng cỗ bàn chè rượu khoản đãi và gói tiền thưởng tạ, xong nhà này lại qua nhà khác, cũng làm như vậy, cho đến trừ tịch mới thôi, ấy là có ý đuổi tà ma, tiễn cũ rước mới”.

Phong vị Tết phương Nam

Tết TP HCM từ xưa tới nay không thể thiếu hoa. Những nhà vườn ở Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức… và từ các nhà vườn từ các tỉnh miền Tây cũng có mặt cung cấp hoa kiểng đa dạng đủ màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Các cây kiểng như tắc, mai, mai chiếu thủy, lão mai, sanh, si, lan, vạn thọ, cúc… luôn hấp dẫn khách thưởng xuân vui Tết.

Về trái cây ngày Tết, như đã biết là người miền Nam nói chung luôn chuộng các loại trái cây mà âm của nó đọc lên là “cầu vừa đủ xài”. Thời chiến tranh, ở các chợ TP HCM còn có trái bom Mỹ (táo tây) du nhập vào nhưng chẳng ai khoái mua về chưng ba ngày Tết, chỉ vì bom (pomme - tiếng Pháp) trùng âm với bom đạn, e xúi quẩy. Thậm chí có nhà còn loại bỏ luôn cả trái sung, trái tắc dù nó chẳng tội tình gì cũng chỉ vì khi đọc lên gợi nhớ đến… xung khắc, xung đột hoặc tắc tị, bế tắc.

Với các trò vui chơi, thưởng thức nghệ thuật không thể quên nét độc đáo là múa lân - sư - rồng, nhất trên vùng Chợ Lớn. Kỹ thuật múa của các nghệ nhân này đã đạt đến sự tinh xảo, điêu luyện. Việc chủ nhà treo thưởng thật cao, mắc phong bì tiền thưởng với vị trí khó lấy, khó gỡ đối với họ chỉ là chuyện nhỏ.

Với người dân TP HCM, dịp Tết không thể thiếu hoa mai
Với người dân TP HCM, dịp Tết không thể thiếu hoa mai

Nhiều nét khác biệt

Nhà Nam bộ học Sơn Nam trong tác phẩm Nghi thức và lễ bái của người Việt Nam có viết rằng: “Một năm gồm bốn mùa, tám tiết, ngày đầu năm Âm lịch thuộc về Tiết Nguyên đán (ngày đầu tiên của năm mới), Tiết nói trại ra Tết. Vài người giải thích trong Nam, ngày Tết cúng bánh Tét (kiểu bánh chưng gói theo hình tròn dài), là do Tết nói trại ra.

Phong vị Tết phương Nam

Ngày đầu năm rất quan trọng, vì chẳng lẽ con người cứ sống, qua thời gian, chẳng biết lấy gì để đo lường thời gian. Thời xưa, lấy năm Âm lịch làm chuẩn, dựa vào thời tiết mưa nắng, xuân hạ thu đông để quy định thời điểm đóng thuế, tính tuổi tác con người, đồng thời chọn thời điểm để gieo giống, thu hoạch, tạo niềm hy vọng”.

Là vùng đất mới, gần đường xích đạo và giao thoa nhiều nền văn hoá, Tết Nguyên đán ở TP HCM có nhiều khác biệt. So với những vùng miền khác, ở đây không khí Tết đến sớm hơn cả tháng. Khi hàng hóa từ các nơi đua nhau đổ về trung tâm rồi phân phối đến mọi vùng miền, khi các cơ quan từ Nhà nước đến tư nhân chạy nước rút công việc, khi sinh viên các trường đại học xa quê đôn đáo chạy đăng ký tìm việc làm thêm dịp Tết, khi mọi người vội vàng đăng ký hay nhờ vả chen lấn lo mua vé tàu vé xe về quê cuối năm… nghĩa là Tết cổ truyền đã đến.

Phong vị Tết phương Nam

Không ở đâu có cư dân từ khắp cả nước về học tập, làm việc, lập nghiệp đông đảo như ở TP HCM. Ngay ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang cũng có nhiều người về đây định cư. Thế rồi khi xuân về Tết đến họ lại quay về cố hương sum họp gia đình, dòng tộc, tảo mộ, cúng bái ông bà tổ tiên.

Vì vậy mà TP HCM ngày Tết đường sá trở nên rộng thênh thang. Người vắng, xe cộ ít, đi lại thoải mái, không còn nạn kẹt xe như ngày thường. Ngày Tết, TP HCM trở về với chính mình, không còn cảnh xô bồ chen lấn, vẫn phồn hoa nhưng không còn quá đô hội căng cứng.

Người dân phố TP HCM phần lớn ít kiêng cữ nhưng cũng ít đến thăm nhau theo phong tục hàng xóm láng giềng như ở vùng nông thôn ngày Tết. Họ sống thoải mái và thực dụng, không bỏ qua cơ hội kiếm tiền chính đáng, nhất là vào dịp Tết. Ngoại trừ buổi sáng mùng Một, hầu hết các cửa hàng bán lẻ đến xế chiều đều mở cửa buôn bán bình thường.

Phong vị Tết phương Nam

Nhờ du khách khắp nơi đổ về thành phố chơi xuân, tập trung chủ yếu ở đường hoa Nguyễn Huệ và các khu du lịch giải trí Đầm Sen, Suối Tiên, Tao Đàn, Thảo Cầm Viên… nên các hàng quán ẩm thực, giải khát “ăn theo” có doanh thu cao gấp nhiều lần ngày thường.

Trước đây ở TP HCM và Nam Bộ, theo nhà văn Sơn Nam còn có tục: “Lễ đón Giao thừa cử hành ngoài sân, trên bàn thờ dành cho vị quan nhỏ, gọi Thiên quan (một dạng liên lạc, thường dán tấm liễn nhỏ ghi “Thiên quan tứ phước”) xin vị quan này ban phước cho gia đình. Gọi tắt bàn ông Thiên, còn gọi bàn Thông thiên…”.

Giống như tín ngưỡng đa số người Việt, mùa xuân ngày Tết dân TP HCM cũng thường đi chùa lễ Phật, bái vọng tổ tiên. Vào đêm Ba mươi, trước lúc Giao thừa, chùa nào cũng đông người, khói hương mù mịt. Không chỉ các bậc cao niên mà nhiều bạn trẻ cũng đi chùa cầu lộc cầu duyên.

Đọc thêm

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cách Gen Z đi du lịch? Du lịch

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cách Gen Z đi du lịch?

TTTĐ - Trong thời đại số như hiện nay, du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới.
Cuối tuần này, Sơn Tây mở hội! Du lịch

Cuối tuần này, Sơn Tây mở hội!

TTTĐ - Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây sẽ tổ chức vào 20h tối 10/11 với sự góp mặt của những nghệ sỹ nổi tiếng như Hà Anh Tuấn, Trọng Tấn, Phương Linh... Sự kiện này hứa hẹn sẽ là lễ hội lớn nhất trong năm tại thị xã.
Đà Nẵng sẽ trồng thêm 3.497 cây dừa tại các bãi biển Du lịch

Đà Nẵng sẽ trồng thêm 3.497 cây dừa tại các bãi biển

TTTĐ - Đà Nẵng sẽ trồng thêm 3.497 cây dừa tại bãi biển, tạo cảnh quan xanh, bảo vệ bờ biển gắn với hình thành các điểm nhấn check - in cho người dân, du khách, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch biển thành phố.
Bình Thuận khởi động Festival Thanh long đầu tiên Du lịch

Bình Thuận khởi động Festival Thanh long đầu tiên

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm ngày Du lịch Bình Thuận. Trong đó lần đầu tiên tỉnh tổ chức Festival Thanh long vào năm 2025.
Tìm ý tưởng mô hình nghệ thuật cho bãi biển Đà Nẵng Du lịch

Tìm ý tưởng mô hình nghệ thuật cho bãi biển Đà Nẵng

TTTĐ - Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng tổ chức cuộc thi “Thiết kế mô hình nghệ thuật tại bãi biển Đà Nẵng 2024” nhằm tiếp tục làm mới và tạo điểm nhấn cảnh quan cho các bãi biển du lịch nổi tiếng của thành phố.
Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt làng cổ Phước Tích Du lịch

Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt làng cổ Phước Tích

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc chuẩn bị lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt cho làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền).
TP Hồ Chí Minh: Doanh thu du lịch lữ hành tăng gần 50% Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Doanh thu du lịch lữ hành tăng gần 50%

TTTĐ - Tổng thu du lịch TP Hồ Chí Minh 10 tháng năm 2024 tăng 11,9% so với cùng kỳ, đạt 82,4% so với kế hoạch năm. Đặc biệt, doanh thu dịch vụ lữ hành tăng mạnh 46,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 11 này, Vịnh Hạ Long “nóng” hơn bao giờ hết với Đại nhạc hội Superfest 2024 Du lịch

Tháng 11 này, Vịnh Hạ Long “nóng” hơn bao giờ hết với Đại nhạc hội Superfest 2024

TTTĐ - Hội tụ dàn nghệ sĩ hàng đầu từ hai show truyền hình ăn khách nhất hiện nay “Anh Trai Say Hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” trong Đại nhạc hội Superfest Halong 2024, cùng loạt ưu đãi đặc quyền hấp dẫn, vịnh di sản Hạ Long đang hứa hẹn là điểm đến “nóng” nhất tháng 11 này, dù trời đã chớm đông.
Cơ hội trải nghiệm văn hóa và khám phá thiên nhiên Kon Tum Du lịch

Cơ hội trải nghiệm văn hóa và khám phá thiên nhiên Kon Tum

TTTĐ - Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2024 với chủ đề "Trải nghiệm văn hóa - Khám phá thiên nhiên".
Ocean City tổ chức lễ hội và cuộc thi đèn lồng quốc tế Du lịch

Ocean City tổ chức lễ hội và cuộc thi đèn lồng quốc tế

TTTĐ - Công ty Cổ phần Vinhomes và Công ty Sunny Vietnam công bố khởi động Cuộc thi thiết kế và Lễ hội trình diễn đèn lồng quốc tế. Đây là cuộc thi thiết kế đèn lồng quy mô quốc tế đầu tiên được tổ chức, quy tụ nghệ nhân xuất sắc nhất đến từ các vùng văn hóa đèn lồng lớn nhất thế giới. Chương trình sẽ được tổ chức thường niên tại siêu quần thể đô thị Ocean City, kiến tạo điểm đến thưởng thức nghệ thuật và chiêm ngưỡng “di sản văn hóa phi vật thể” nổi tiếng thế giới.
Xem thêm