Tag

Khơi dậy niềm tự hào, phát huy chiều sâu văn hóa ngàn năm

Người Hà Nội 06/11/2024 16:12
aa
TTTĐ - Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã thực sự góp phần khơi dậy niềm tự hào, phát huy chiều sâu văn hóa ngàn năm.
Văn hóa Hà Nội sẽ lan tỏa mạnh mẽ qua Liên hoan phim quốc tế Sự nghiệp xây dựng văn hóa, con người Hà Nội phát triển mạnh mẽ Thanh niên Thủ đô xung kích lan toả và phát triển văn hoá

Đó là đánh giá của các chuyên gia, nhà văn hóa tại Hội nghị Tổng kết 10 năm Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trên địa bàn TP Hà Nội.

Đổi mới tư duy phát triển văn hóa

Trình bày tham luận tại Hội nghị, ông Nguyễn Quang Hán – Chủ tịch HĐND Thị xã Sơn Tây cho biết, 10 năm qua, Thị ủy Sơn Tây luôn coi phát triển văn hoá, con người là nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm.

Khơi dậy niềm tự hào, phát huy chiều sâu văn hóa ngàn năm của Thủ đô
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tham dự và phát biểu tại Hội nghị

Điểm đáng chú ý là trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, Thị ủy Sơn Tây đã không ngừng đổi mới tư duy; tập trung triển khai có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp Nghị quyết số 33-NQ/TW đề ra.

Điều này được cụ thể hóa bằng các chương trình công tác toàn khóa, chương trình công tác riêng về phát triển văn hóa, con người. Bên cạnh đó, để phát huy và khai thác tối đa nguồn lực trên lĩnh vực văn hóa, con người, Thị ủy đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết chuyên đề thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 9/02/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Khơi dậy niềm tự hào, phát huy chiều sâu văn hóa ngàn năm của Thủ đô
Ông Nguyễn Quang Hán – Chủ tịch HĐND Thị xã Sơn Tây trình bày tham luận

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, thị xã Sơn Tây đã có nhiều nỗ lực để tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xác lập vị trí mũi nhọn của “ngành công nghiệp không khói”, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa và là nền tảng để xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô với chức năng: Đô thị văn hóa -lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững Thủ đô.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh:

“10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 33, trong vấn đề văn hóa, con người, Thủ đô Hà Nội đạt được nhiều thành quả. Đáng nói nhất là sự đổi mới tư duy về vai trò, vị trí và ý nghĩa của văn hóa, khơi dậy được niềm tự hào và góp sức của Nhân dân Thủ đô trong phát triển văn hóa.

Song, vẫn còn sự không đều giữa các địa phương. Điều này phụ thuộc vào nhận thức của cấp ủy, chính quyền. Nhưng chúng ta cần thấy rõ, phát triển văn hóa, đặc biệt công nghiệp văn hóa không phụ thuộc vào xuất phát điểm của địa phương cao hay thấp mà là phụ thuộc vào nhận thức và sự quyết tâm của các cấp ủy, chính quyền".

Thị xã đã tổ chức thành công nhiều sự kiện, chương trình văn hóa đặc sắc tạo nên nhiều không gian văn hóa mới, lành mạnh, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài Thị xã tham gia như: Khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài, khai trương phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, tổ chức chương trình Tết Làng Việt, kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây, Đêm hội trăng rằm Trung thu Thành cổ, Lễ hội khinh khí cầu Bình minh trên Thành cổ, Giải vật dân tộc tranh cúp Phùng Hưng...

Đến nay, Thị xã đã xây dựng được nhiều sản phẩm, không gian văn hóa sáng tạo, mô hình làm du lịch mới tại các điểm du lịch, như: Trải nghiệm làm nông nghiệp, làm gốm, vẽ tranh; ẩm thực cỗ Sen, cơm quê tại các nhà cổ, cho thuê trang phục, xe đạp, chụp ảnh, homestay, tổ chức phiên chợ Làng Mô, chợ đêm Làng cổ…

"Hơn 1 triệu khách du lịch/năm tới Thị xã Sơn Tây – đó là con số cách đây 5 năm không ai nghĩ đến cách đây 5 năm" - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá cao công tác phát triển văn hóa tại Sơn Tây.

Khơi dậy được niềm tự hào của người dân

Đánh giá về dấu ấn Nghị quyết 33 trên địa bàn Thủ đô, nhiều chuyên gia cho rằng, Nghị quyết góp phần khơi dậy niềm tự hào của người dân Thủ đô về văn hóa, bản sắc của mảnh đất nghìn năm. Điều này được thể hiện qua việc người dân có khát vọng được cống hiến cho Thủ đô. Mô hình Bảo tàng sinh thái làng Bát Tràng là một ví dụ điển hình cho việc sự vào cuộc của người dân, của cộng đồng.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội Hà Thị Vinh, Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được thiết lập theo hình thức sở hữu tập thể. Trong mô hình này, cộng đồng cư dân làng Bát Tràng với tư cách là chủ thể văn hóa - chủ sở hữu di sản văn hóa, tổ chức và vận hành.

Bảo tàng sinh thái được thiết lập tại Bát Tràng giúp cho các nét văn hóa đặc sắc của Bát Tràng tiếp tục “sống” trong môi trường văn hóa làng cổ, cộng đồng chủ thể được hưởng lợi, kinh tế - xã hội của địa phương được nâng cao. Đó là những lợi ích hiện hữu trước mắt. Hơn thế, hình ảnh Bát Tràng nói riêng và Hà Nội được tôn vinh, văn hóa địa phương và quốc gia được bảo tồn, phát huy và mở rộng hội nhập bằng kênh du lịch văn hóa. Đó là những lợi ích khó đong đếm.

Niềm tự hào về lịch sử của người dân Thủ đô còn thể hiện ở cách làm hay, sáng tạo của Di tích Hỏa Lò. Với cách truyền tải lịch sử “đi vào lòng người”, nơi đây trở thành điểm đến của người dân và du khách, góp phần bồi dưỡng lòng biết ơn cho các thế hệ trẻ về truyền thống anh hùng, bất khuất của cha anh, từ đó thêm yêu và tự hào về một Thành phố vì hòa bình.

Khơi dậy niềm tự hào, phát huy chiều sâu văn hóa ngàn năm của Thủ đô
Chủ tịch Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội Hà Thị Vinh chia sẻ về mô hình Bảo tàng sinh thái làng nghề Bát Tràng

Dấu ấn của thanh niên Thủ đô

Trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 33 trên địa bàn TP Hà Nội, vai trò của thanh niên Thủ đô được phát huy.

Theo đồng chí Chu Hồng Minh, Bí thư Thành đoàn Hà Nội, tham gia phát triển văn hóa, các cấp bộ Đoàn tổ chức các hoạt động về nguồn, đến với địa danh lịch sử, các địa chỉ đỏ; tổ chức các hoạt động chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các khu di tích lịch sử, di tích văn hóa, cách mạng; tích cực, chủ động, sáng tạo tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng.

Bên cạnh đó, Thành đoàn Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hoá Hà Nội thông qua các trang mạng xã hội của tổ chức Đoàn - Hội - Đội, các Đội hình hỗ trợ Du lịch Thăng Long - Hà Nội; tham gia xây dựng, giới thiệu các sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch, dịch vụ của địa phương; đặc biệt là thực hiện việc “Mã hóa dữ liệu các địa chỉ đỏ trên địa bàn Thành phố phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục thanh niên”.

Khơi dậy niềm tự hào, phát huy chiều sâu văn hóa ngàn năm của Thủ đô
Bí thư Thành đoàn Chu Hồng Minh chia sẻ về những cách làm sáng tạo của thanh niên Thủ đô trong phát triển văn hóa

Trong tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Thành đoàn Hà Nội triển khai hiệu quả phong trào Tôi yêu Hà Nội, Cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Thủ đô thời đại mới” gắn với cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”. Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức trong toàn đoàn như: “Ngày Chủ nhật xanh”, các mô hình công trình thanh niên “Con đường bích họa, đường hoa thanh niên”, “Tủ điện nở hoa”,“Nhà vệ sinh thân thiện”; triển khai Công trình “Nhà phân loại rác thân thiện”; tuyên truyền 2 Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội; Chỉ thị số 11 của Thành ủy Hà Nội trong việc thực hiện đám cưới nếp sống mới....

Đọc thêm

Xác định và phát triển hệ giá trị đặc trưng của người Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Xác định và phát triển hệ giá trị đặc trưng của người Hà Nội

TTTĐ - Xác định và phát triển hệ giá trị đặc trưng của người Hà Nội, các chuyên gia và từng địa phương tại Thủ đô đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm xây dựng các tiêu chí con người Thủ đô đại diện cho vị thế Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Lan tỏa hình ảnh Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Lan tỏa hình ảnh Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Là cơ quan tham mưu UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội và Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/6/2024 của UBND thành phố về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng là đơn vị đi đầu trong việc hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ để lan tỏa hình ảnh Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Những hình ảnh tái hiện Thủ đô thời xa xưa Người Hà Nội

Những hình ảnh tái hiện Thủ đô thời xa xưa

TTTĐ - Thủ đô Hà Nội giữa những năm 1960 - 1980, không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước mà còn là biểu tượng của một thời kỳ khốn khó nhưng đầy ý chí. Thời bao cấp đi qua để lại những ký ức sâu đậm trong lòng người Hà thành, khi mỗi bữa cơm, mỗi giấc mơ, và cả những niềm vui giản dị nhất đều được dệt nên từ gian khó.
Trăn trở trước những công trình kiến trúc thời bao cấp Người Hà Nội

Trăn trở trước những công trình kiến trúc thời bao cấp

TTTĐ - Trên chặng đường phát triển của Hà Nội, những công trình kiến trúc thời bao cấp làm nên bản sắc văn hóa của Thủ đô. Theo các chuyên gia, giữ lại các công trình kiến trúc thời bao cấp cũng là giữ một phần “hồn” đô thị của Hà Nội.
Để di tích được tôn vinh, trở thành nguồn lực văn hóa mạnh mẽ... Người Hà Nội

Để di tích được tôn vinh, trở thành nguồn lực văn hóa mạnh mẽ...

TTTĐ - Việc đánh giá kết quả xây dựng và thực hiện mô hình tuyên truyền di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn chính là tôn vinh di tích, thúc đẩy những giá trị ngàn xưa cha ông để lại trở thành nguồn lực văn hóa mạnh mẽ, tham gia vào công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa tại Hà Nội.
"Đêm Trúc Bạch" gợi lại những câu chuyện xưa Người Hà Nội

"Đêm Trúc Bạch" gợi lại những câu chuyện xưa

TTTĐ - Không gian "Đêm Trúc Bạch" tại Đảo Ngọc (Ba Đình, Hà Nội) đã lại mang trải nghiệm độc đáo tới du khách tham quan. Dù là người Việt Nam hay khách du lịch nước ngoài, bức tranh êm ả về một thời bao cấp khó khăn đã chạm đến cảm xúc của từng tâm hồn. Ai cũng muốn tìm hiểu, đặt thật nhiều câu hỏi rằng: "Thế hệ trước, ông bà cha mẹ chúng ta đã sống qua thời đất nước đổi mới ra sao?".
Phát huy giá trị lịch sử di tích đình Mễ Trì Hạ Người Hà Nội

Phát huy giá trị lịch sử di tích đình Mễ Trì Hạ

TTTĐ - Sáng 29/11, UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) phối hợp cùng UBND phường Mễ Trì long trọng tổ chức lễ gắn biển địa điểm lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Nhân dân Mễ Trì tại đình Mễ Trì Hạ.
Bức tranh đầy màu sắc của tình đoàn kết và hạnh phúc Người Hà Nội

Bức tranh đầy màu sắc của tình đoàn kết và hạnh phúc

TTTĐ - “Làm cho Hà Nội trở thành một “đô thị đáng sống”, điểm đến hấp dẫn về lịch sử, văn hóa và con người đối với du khách trong và ngoài nước” là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài mà Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” chỉ ra.
Xứng đáng vị thế "đầu tàu" kinh tế, "trái tim" văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Xứng đáng vị thế "đầu tàu" kinh tế, "trái tim" văn hóa

TTTĐ - Các chuyên gia thống nhất nhận định, Luật Thủ đô (sửa đổi) nhấn mạnh hơn vai trò của Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển, là cực tăng trưởng của Vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng động lực phía Bắc và cả nước. Đồng thời, Thủ đô càng lúc càng trở thành nhịp đập lan tỏa văn hóa, kết tinh bản sắc của một dải non sông.
Phát huy những phẩm chất, truyền thống quý báu của huyện anh hùng Người Hà Nội

Phát huy những phẩm chất, truyền thống quý báu của huyện anh hùng

TTTĐ - Trong công tác tuyên truyền Chỉ thị 30 của Thành ủy Hà Nội, huyện Đan Phượng tích cực phản ánh đa dạng, sinh động mọi hoạt động của các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình triển khai những nội dung, nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Hoạt động nhằm phát huy những phẩm chất quý báu, truyền thống quê hương Đan Phượng anh hùng, làm cho những giá trị văn hóa giàu truyền thống đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.
Xem thêm