Tag

Phở Hà Nội ấm nồng trong ngày đầu đông se lạnh

Ẩm thực 30/11/2022 08:35
aa
TTTĐ - Mùa đông đang chạm những ngón tay lạnh giá vào cuộc sống của người Hà thành. Chống chọi với những ngọn gió rét đầu mùa không gì hiệu quả hơn là một bát phở thơm lừng, ấm nóng.
Khởi động sân chơi hấp dẫn về tin học văn phòng và thiết kế đồ họa

Món ngon đặc trưng đất kinh kỳ

Ở Hà Nội, phở là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội và được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Trên những con phố cổ nhỏ hẹp của Hà Nội xưa đến nay, đâu đâu cũng là những quán phở tấp nập thực khách từ tờ mờ sáng tới tận khuya, thơm mùi đặc trưng của vị phở truyền thống.

Nức lòng với phở Hà Nội
Nức lòng với phở Hà Nội

Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước nắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng.

Nhà "Hà Nội học" Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ: "Bây giờ phố nào cũng có phở, ít thì một, nhiều thì vài ba quán. Tuy nhiên, những hàng có nước phở theo kiểu truyền thống Hà Nội có sá sùng, cá quả, hành khô... chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Phải chăng nước phở như vậy làm giá thành quá cao nên người ta nấu đơn giản hơn? Còn phở hiện có mặt tại các quốc gia trên thế giới có nước dùng là xương lợn, thịt, gân, sụn, nạm... song chỉ có điều bánh phở không phải là bánh tươi mà là bánh phở khô nên ít nhiều cũng giảm chất lượng. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã đủ hấp dẫn thực khách rồi".

Phở Thìn - đặc sản Hà thành
Phở Thìn

Thực tế, hầu hết các quán phở đều có bí quyết riêng để tạo ra món ăn đặc trưng, nức lòng thực khách. Bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của người chế biến, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.

Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (nếu người nội trợ không nhiều kinh nghiệm để khử mùi xương bò thì có thể thay bằng xương lợn), sá sùng, kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng nướng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà).

"Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi.

Phở luôn được gia công, cải tiến để thoả mãn cái “gu” thanh lịch của người Tràng An. Người ta nghĩ ra nhiều cách như cho vào nước dùng chất ngọt thực vật của su hào rồi cho thêm tôm he, sá sùng, húng lìu, gừng, xương lợn…

Nước dùng được ninh bằng củi trong 12 tiếng đồng hồ với ngọn lửa nhẹ. Mở nắp thùng nước dùng ra là có một làn khói mơ hồ, thơm nức từ đầu phố đến cuối phố. Nó có một mùi vị dễ chịu, không thể nào quên được. Vừa trần gian vừa bay bổng…

Món "Phở" đi muôn phương

Năm 2007, Từ điển tiếng Anh giản lược Oxford (Shorter Oxford English Dictionary) khi xuất bản đã đưa vào từ "phở". Phở Việt Nam hiện có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành món ăn được nhiều người ưa thích.

Phở Hà Nội có từ khi nào? Năm 1930, đã bắt đầu có phở ở Hà Nội. Nhưng mới là phở ban đầu. Đến năm 1939 - 1942 mới là thời đại hoàng kim của phở tại Hà Nội. Thật vậy, phở đã đến với tất cả các tầng lớp trong xã hội. Nó đã đạt đến mức ngon nhất, không thể nào ngon hơn được nữa. Nó có mặt suốt xuân, hạ, thu, đông.

Người ta săn tìm, kén chọn những gánh phở, xe phở, hiệu phở cây đa Lý Quốc Sư, gánh nhà Thương Mắt, gánh chợ Hôm, gánh Cống Vọng, Hàm Long, Chợ Đuổi… và cũng nổi lên những hào kiệt: phở Hội, phở Hiến, phở Tư Hói, phở Sửu đen, phở Tráng…

Thực khách xếp hàng ăn phở Bát Đàn
Thực khách xếp hàng ăn phở Bát Đàn

Từ giữa những năm 1960 đến trước những năm 1990 của thế kỷ XX, vì nhiều lý do nhất là khâu quản lý hành chính bao cấp về lương thực, thực phẩm, tại Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc xuất hiện "phở không người lái" (phở không thịt) trong các cửa hàng mậu dịch quốc doanh.

Cũng từ thời bao cấp, ở Hà Nội, người ta thường có thói quen cho thêm nhiều mì chính vào nước dùng. Cùng với thời đổi mới từ thập niên 90, phở đã phong phú hơn và người Hà Nội thường ăn phở với những miếng quẩy nhỏ (từ thập kỷ 60 đến giữa thập kỷ 80 nhưng do ở giai đoạn khó khăn nên quẩy bị mất đi khoảng 1995 quẩy đã quay trở lại).

Những hiệu phở ở Hà Nội đã lưu truyền 3 đời như: phở Phú Xuân ở phố Hàng Da vốn là những người gốc làng Phú Gia, Phú Phương, Tây Hồ, Hà Nội; phở "Bắc Nam" ở phố Hai Bà Trưng; phở gà "Nam Ngư"; phở "Thìn"; phở "Số 10 Lý Quốc Sư" và phở Bát Đàn.

Ngoài các quán hàng phở cố định, Hà Nội một thời còn có "phở gánh". Đó là những người bán phở dạo. Trên đôi quang gánh của họ, một bên là thùng hàng tự chế có đủ nguyên liệu để chế biến món phở và bát, đĩa, đũa, thìa; Bên kia là nồi nước dùng đặt trên một bếp than.

Trước năm 1980, những gánh phở như vậy đã đi khắp các hàng cùng ngõ hẻm của Hà Nội với những tiếng rao quen thuộc của văn hóa ẩm thực về đêm của Hà t

Phở Hà Nội ấm nồng trong ngày đầu đông se lạnh

hành. Ngày nay, khi xã hội phát triển, quán ăn nhiều lên thì "phở gánh" ngày càng ít xuất hiện.

Trên thế giới nước nào có người Việt Nam là ở đó có phở. Các bạn nước ngoài mỗi khi sang Việt Nam cũng tìm đến với món phở. Chính vì lịch sử và sự phổ biến như vậy, phở dường như là một trong những nét tiêu biểu của văn hoá ẩm thực Thăng Long - Hà Nội.

Đọc thêm

Những sản phẩm OCOP đặc sắc văn hóa Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh Ẩm thực

Những sản phẩm OCOP đặc sắc văn hóa Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Trước giờ khai mạc chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh”, đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã đến thăm và kiểm tra các gian hàng trưng bày sản phẩm làng nghề được chứng nhận OCOP, gian hàng ẩm thực đặc trưng của Hà Nội.
Mỳ Quảng trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nhịp điệu cuộc sống

Mỳ Quảng trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

TTTĐ - Mỳ Quảng, vượt qua phạm vi một món ăn đơn thuần, đã trở thành biểu tượng văn hóa đặc trưng, phản ánh sâu sắc hồn cốt và bản sắc của người dân xứ Quảng
"Phở Nam Định" trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Ẩm thực

"Phở Nam Định" trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

TTTĐ - Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với "Phở Nam Định". Đây được cho là dấu mốc quan trọng để đưa "Phở Nam Định" vươn lên tầm cao mới.
SABECO ra mắt 333 Pilsner - phiên bản êm cực êm của vị bia huyền thoại Ẩm thực

SABECO ra mắt 333 Pilsner - phiên bản êm cực êm của vị bia huyền thoại

TTTĐ - Tối 6/8, Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) chính thức ra mắt dòng bia 333 Pilsner - phiên bản nhẹ hơn, êm hơn của thương hiệu huyền thoại.
Huế chọn ẩm thực tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO Nhịp điệu cuộc sống

Huế chọn ẩm thực tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO

TTTĐ - Thành phố Huế chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận tham gia “Mạng lưới các thành phố sáng tạo”.
Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới MultiMedia

Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

TTTĐ - Chuyên trang du lịch Tripadvisor vừa công bố top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới. Trong đó, Thủ đô Hà Nội góp mặt với bản sắc văn hóa ẩm thực tinh tế, lôi cuốn, hấp dẫn.
Thưởng vị ẩm thực Singapore ngay tại Việt Nam Ẩm thực

Thưởng vị ẩm thực Singapore ngay tại Việt Nam

TTTĐ - Singapore là đất nước giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, vậy nên ẩm thực ở đây cũng vô cùng phong phú với vô vàn hương vị đến từ khắp nơi trên thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia…
Trà sen Tây Hồ: Thức uống tinh túy, tao nhã của người Hà Nội Ẩm thực

Trà sen Tây Hồ: Thức uống tinh túy, tao nhã của người Hà Nội

TTTĐ - Trà sen Hồ Tây là sự hòa quyện hoàn hảo giữa vị ngon của trà với mùi thơm nhẹ nhàng tinh khiết của hoa sen tạo hương vị rất riêng biệt. Đây cũng chính là sản phẩm OCOP 4 sao của quận Tây Hồ do UNBD thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng và công nhận trong năm 2021.
Đẩy mạnh quảng bá nâng tầm ẩm thực Hà Nội Ẩm thực

Đẩy mạnh quảng bá nâng tầm ẩm thực Hà Nội

TTTĐ - Ẩm thực Hà Nội không đơn thuần là những món ngon, mà còn phản ánh sự khéo léo, tinh tế của người dân trong cách thưởng thức, chế biến. Nhiều du khách đến Hà Nội ngoài mục đích tham quan còn dành nhiều thời gian để thưởng thức món phở, chả cá Lã Vọng, bún chả Hàng Mành, bánh cuốn Thanh Trì... Do đó, đẩy mạnh quảng bá để nâng tầm ẩm thực cũng chính là tiếp tục khai thác "mỏ vàng" từ lĩnh vực này, thu hút khách đến với Thủ đô nhiều hơn.
Chậm rãi tận hưởng mùa bên ly cà phê nồng đượm Ẩm thực

Chậm rãi tận hưởng mùa bên ly cà phê nồng đượm

TTTĐ - Đối với người Hà Nội, uống một ly cà phê mỗi sáng đã trở thành một thói quen khó bỏ trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, tạo nên văn hóa thưởng thức đặc trưng. Nhất là những ngày tháng đầu năm mới, cà phê như một chất xúc tác mẽ, tỉnh táo tiếp thêm năng lượng tích cực hay đem đến cho ta những phút giây thư giãn, tận hưởng mùa bên thứ đồ uống nồng đượm cả hương lẫn vị.
Xem thêm