Tag

Phát triển logistics cần địa phương tự lực, tự cường

Thị trường - Tài chính 02/12/2024 12:00
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo về phát triển logistics, các địa phương tăng tính chủ động, tự lực, tự cường, tự chủ trong phát triển logistics với tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng là trung tâm logistics cấp quốc tế Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Long An: Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024 Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics

Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 được Bộ Công thương phối hợp cùng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa được diễn ra tại huyện Xuyên Mộc.

Tham dự Diễn đàn về phía Trung ương có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; cùng đại diện các Ban, Bộ, ngành.

Về phía tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng đại diện các Ban, Sở, ngành cùng hàng trăm đơn vị doanh nghiệp tham gia.

Địa phương cần phải tăng tính chủ động, tự lực trong phát triển logistics

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, nhấn mạnh Logistics là ngành dịch vụ được ví như những “mạch máu” của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng hoá tập trung giao lưu mạnh và nền kinh tế có độ mở lớn. Bên cạnh đó, 17 Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, thực thi với gần 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất nhập khẩu và thương mại điện tử luôn tăng trưởng ở mức hai con số, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có nhiều tiềm năng, điều kiện để phát triển dịch vụ logistics.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics.

Phát triển logistics cần địa phương tự lực, tự cường
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại sự kiện

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của các ban, bộ, ngành và các địa phương. Đặc biệt là nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, ngành dịch vụ logistics nước ta đã có những bước phát triển khá mạnh (tăng bình quân 14 - 16%/năm), từng bước khẳng định được thương hiệu, vị thế của ngành trong khu vực và thế giới.

Năm 2024, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá, xếp hạng thuộc Top 10 thị trường logistics mới nổi. Top 4 thế giới về Chỉ số cơ hội logistics và Top 43 về Chỉ số Hiệu quả Logistics.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành dịch vụ logistics Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước; chi phí logistics còn cao, năng lực cạnh tranh thấp; sự thiếu hụt về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và thiếu tính kết nối về hạ tầng là những “điểm nghẽn” lớn, kìm hãm sự phát triển của dịch vụ logistics thời gian qua…

Tiếp nối thành công của các năm trước, diễn đàn năm nay được tổ chức với chủ đề "Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics" nhằm phát đi thông điệp mạnh mẽ của Chính phủ về việc thu hút, khuyến khích đầu tư, phát triển các khu thương mại tự do với những chính sách đủ mạnh, khả thi và cơ chế thông thoáng, hấp dẫn để tạo động lực đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và ngành dịch vụ logistics nói riêng.

Phát triển logistics cần địa phương tự lực, tự cường
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại diễn đàn

Tại diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao, biểu dương Bộ Công thương và các bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp đã tham gia tổ chức diễn đàn này một cách bài bản khoa học, quyết tâm cao, hiệu quả, thể hiện tinh thần đổi mới sáng tạo trong ngành logictics.

Thủ tướng cũng đánh giá báo cáo của Bộ Công thương khá toàn diện, đạt kết quả quan trọng, trong đó nhận thức về logictics ngày càng cao hơn; xây dựng cơ bản cơ chế chính sách cho ngành logictics; vị trí vai trò của Việt Nam cũng dễ đạt được là trung tâm trung chuyển logictics của thế giới.

Thủ tướng cho biết thời gian tới sẽ tập trung phát triển không gian ngầm, không gian biển, không gian vũ trụ tạo điều kiện cho hạ tầng logictics phát triển mạnh mẽ.

Để phát triển hạ tầng logictics, Thủ tướng gợi ý một số các giải pháp từ các dự án liên quan đến sân bay, bên cạnh đó phải tăng cường hợp tác công tư, theo Thủ tướng "Hợp tác công tư một đồng cũng quý".

Thủ tướng đã chỉ rõ những việc làm được và những tồn tại hạn chế cần nhìn thẳng vào để phát triển: công tác quản lý và nhân lực logictics còn thiếu và yếu; doanh nghiệp logictics chưa nhiều, quy mô chưa lớn, kho bãi còn thiếu, nhất là kho bãi, cảng cạn còn thiếu, chi phí logictics còn cao; hạ tầng logictics còn lạc hậu nên chi phí cao…

Theo Thủ tướng, sáng tạo để bay cao, đổi mới để vươn xa, hội nhập để phát triển và phải đi theo xu thế của thế giới như phát triển số, xanh, phát triển bền vững và phải tiếp tục đổi mới, hội nhập để bắt kịp với thế giới, không thể đứng ngoài cuộc trong hành trình phát triển. Tình hình thay đổi thì phải thay đổi về tư duy, thay đổi cách tiếp cận theo hướng toàn dân, toàn diện, toàn cầu, muốn làm được vậy logictics phải là mối liên hệ, cầu nối để thực hiện được vấn đề này.

Địa phương cần phải tăng tính chủ động, tự lực trong phát triển logistics
Phát triển hạ tầng logictics hiện đại là một trong 7 nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cho phát triển logictics, trong đó mục tiêu thứ nhất Thủ tướng yêu cầu là góp phần tăng trưởng 2 con số trong năm tới, phải giảm chi phí logistics trong GDP của đất nước từ 18% xuống 15% trong năm 2025; nâng quy mô của logistics trong GDP từ 10% lên 15%, phấn đấu đạt 20%; nâng quy mô logistics của Việt Nam trong quy mô logistics thế giới từ 0,4% lên 0,5%, phấn đấu đạt 0,6%; tốc độ tăng trưởng của ngành logistics lên 14-15% nâng lên 20%.

Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, 7 nhiệm vụ trong đó nhấn mạnh, phải nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của logictics trong quá trình phát triển đất nước, phải hiểu sâu hơn về vị trí vai trò của Việt Nam đối với thế giới; phát triển hạ tầng logictics hiện đại; đột phá về thể chế, hoàn thiện thể chế để ngành logictics phát triển đúng theo 3 mục tiêu, góp phần đưa đất nước đạt tăng trưởng 2 con số, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đất nước phát triển giàu mạnh và thịnh vượng; xây dựng hạ tầng logictics thông suốt, giảm chi phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trong đó phải đẩy mạnh, phát triển hàng không, hàng hải, đường sắt tốc độ cao; xây dựng quản trị thông minh; đẩy mạnh ngoại giao logictics đồng phải đẩy mạnh, hiện đại hóa logictics của Việt Nam trong nội địa; xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do; kết nối chặt chẽ giữa các phương thức giao thông hàng không, hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa và cao tốc để kết nối các khu thương mại tự do của thế giới, kết nối hệ thông giao thông quốc tế.

Để làm được điều đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ khẩn trương tập trung xây dựng quốc gia thương mại tự do; hoàn thiện Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam; xây dựng các khu thương mại tự do quốc tế.

Nhấn mạnh Chính phủ với vai trò kiến tạo, tập trung xây dựng xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; tạo cơ chế huy động nguồn lực, tạo môi trường phát triển và thiết kế công cụ giám sát kiểm tra, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tăng tính chủ động, tự lực, tự cường, tự chủ trong phát triển logistics, với tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ, tham gia đề xuất, đóng góp xây dựng thể chế, với phương châm “hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; giải quyết tốt mối quan hệ thị trường, nhà nước và xã hội trên tinh thần, “lợi ích hài hào, rủi ro chia sẻ".

Địa phương cần phải tăng tính chủ động, tự lực trong phát triển logistics
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tăng tính chủ động, tự lực, tự cường, tự chủ trong phát triển logistics, với tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”

Nêu rõ đường lối đối ngoại của Việt Nam là độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới; cho biết, Việt Nam đang thúc đẩy 3 đột phá chiến lược, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trên tinh thần “cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ thêm, với bước đi, nền tảng ban đầu quan trọng, ngành logistics Việt Nam sẽ hoà cùng khí thế chung của cả nước, bước vào thời kỳ phát triển mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển logistics và ngành năng lượng của cả nước.

Tại diễn đàn, ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin, việc hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ chính là một bước đi chiến lược để hoàn thiện hạ tầng logistics Vùng Đông Nam Bộ.

Đó là kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải một cách đồng bộ, tạo ra lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của quốc gia. Đồng thời làm mới động lực cũ, tạo ra động lực mới trong thu hút đầu tư thế hệ mới trong không gian dịch vụ - công nghiệp - đô thị trên hành lang kinh tế Đông Tây từ Mộc Bài đến Cái Mép - Thị Vải.

Theo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bà Rịa - Vũng Tàu là thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của quốc gia và khu vực Đông Nam Á, trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của vùng Đông Nam Bộ.

Địa phương cần phải tăng tính chủ động, tự lực trong phát triển logistics
Các cá nhân, tập thể được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công thương về thành tích đóng góp phát triển cho ngành dịch vụ Logistics năm 2024

Tỉnh đang từng bước hình thành phát triển bốn ngành công nghiệp mới: Hóa dầu, công nghiệp chế tạo thiết bị điện gió, trung tâm dầu khí hóa lỏng và công nghiệp sinh học; tiếp tục phát huy cao nhất tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường" để tập trung thúc đẩy tỉnh trở thành trung tâm năng lượng tái tạo và trung tâm chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi trên thế giới.

Theo Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics” mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Vùng Đông Nam Bộ và các địa phương quan tâm phát triển khu thương mại tự do trong cả nước.

Đây là cơ hội để các địa phương, các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học và các tập đoàn logistics toàn cầu thảo luận, trao đổi, đề xuất các chính sách, giải pháp, nhằm thúc đẩy việc thành lập các khu thương mại tự do trong thời gian tới để tạo động lực đột phá thúc đẩy ngành dịch vụ logistics phát triển...

Tại diễn đàn nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã đưa ra nhiều tham luận, các báo cáo nghiên cứu về logistics tại Việt Nam, qua đó đưa ra nhiều ý kiến giải pháp cho phát triển logistics trong năm 2025.

Tại sự kiện chứng kiến, nhiều cá nhân, tập thể có đóng góp cho sự phát triển của ngành Logistics được Bộ Công thương tặng bằng khen về những thành tích đạt được.

Đọc thêm

Luật Điện lực (sửa đổi): Chưa xóa bỏ “bù chéo giá điện” Thị trường - Tài chính

Luật Điện lực (sửa đổi): Chưa xóa bỏ “bù chéo giá điện”

TTTĐ - Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), quyết định chưa xóa bỏ “bù chéo giá điện”.
Thời trang bán lẻ đìu hiu trước thềm Tết Nguyên đán Thị trường - Tài chính

Thời trang bán lẻ đìu hiu trước thềm Tết Nguyên đán

TTTĐ - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng xã hội, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng đã chuyển cách thức mua sắm từ việc mua trực tiếp tại cửa hàng sang mua trực tuyến online. Điều này đã gây ra không ít khó khăn đối với mô hình thời trang bán lẻ tại các chợ truyền thống khi dịp Tết Nguyên đán đang cận kề.
Tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024 Thị trường - Tài chính

Tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Phát triển kinh tế xanh: Cần hành động quyết liệt và chính sách đột phá Thị trường - Tài chính

Phát triển kinh tế xanh: Cần hành động quyết liệt và chính sách đột phá

TTTĐ - Vừa qua, tại khách sạn Pullman, Hà Nội, Báo Điện tử VOV phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức "Diễn đàn kinh tế xanh: Phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu".
Thống nhất trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng năm 2025 Thị trường - Tài chính

Thống nhất trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng năm 2025

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất việc trình Quốc hội ban hành nghị quyết của Quốc hội về giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) trong 6 tháng năm 2025.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng Thị trường - Tài chính

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Quốc hội chốt doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm không chịu thuế VAT Thị trường - Tài chính

Quốc hội chốt doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm không chịu thuế VAT

TTTĐ - Từ ngày 1/1/2026 hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 200 triệu đồng trở xuống sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT).
Eximbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 19 nghìn tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Eximbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 19 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Ngày 25/11, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã chứng khoán: EIB) chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận tăng vốn đều lệ.
Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử Thị trường - Tài chính

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số Bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại thuốc lá mới Thị trường - Tài chính

Cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại thuốc lá mới

TTTĐ - Hiện nay, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá chưa quy định về các sản phẩm thuốc lá mới, bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Do đó, việc đưa các sản phẩm này vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong khi chưa có cơ sở pháp lý là không phù hợp.
Xem thêm