Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về thu nhập bình quân đầu người
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình triển khai kinh tế vùng Đông Nam Bộ trong năm 2024 có tốc độ phát triển GRDP ước đạt 6,38%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước (cả nước ước đạt 6,8 - 7%); đứng thứ 4 so với 6 vùng kinh tế.
Thu nhập bình quân đầu người vùng Đông Nam Bộ đứng đầu các vùng kinh tế và cao hơn bình quân chung cả nước |
Quy mô GRDP của vùng năm 2024 đạt 3.565,94 nghìn tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người (GRDP) ước đạt 187,38 triệu đồng/năm, đứng đầu các vùng kinh tế và cao hơn bình quân chung cả nước.
Tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm khoảng 41 - 42% trong GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng 45 - 46% (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo khoảng 33%); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2 - 3%.
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2024 ước đạt 733,1 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 42,2% tổng thu ngân sách Nhà nước của cả nước; tăng 3,6% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó: Thu nội địa đạt 492,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó 5/6 địa phương tăng thu. Dự kiến chỉ có một địa phương giảm thu là tỉnh Bình Phước (chỉ đạt 74,5%). Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 185,7 nghìn tỷ đồng, đạt 99,9% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.
Về xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ năm 2024, hoạt động xuất khẩu của vùng phục hồi tích cự, giá trị xuất khẩu đạt ước đạt. 115,7 tỷ USD, chiếm 31% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước; kim ngạch nhập khẩu của các tỉnh cũng phục hồi trở lại, đều tăng so cùng kỳ, cả vùng tăng 11%.
Hạ tầng giao thông kết nối càng đang là điểm nghẽn vùng Đông Nam Bộ |
Vùng Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu cả nước về cả số dự án và tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tỉnh đến hết ngày 31/10/2024, tương ứng 21.174 dự án và 189,011 tỷ USD, trong đó, TP Hồ Chí Minh đứng thứ nhất cả nước với số dự án chiếm gần 32,2% số dự án và gần 12% tổng số vốn đăng ký.
Năm 2024, vùng Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động lớn nhất trong 6 vùng kinh tế, dự kiến tăng 9,8% so cùng kỳ. Về công tác giải ngân đầu tư công:
Đến hết 30/11/2024, giải ngân của cả vùng đạt 54.060 tỷ đồng/147.650 tỷ đồng kế hoạch Thủ tướng giao, đạt 36,61% thấp hơn so bình quân chung cả nước (cả nước là 54,79%).
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của vùng đang có xu hướng chậm lại, thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước; để phát huy sứ mệnh là một vùng động lực, một cực tăng trưởng của cả nước cần phải sớm đánh giá nguyên nhân và có các giải pháp khắc phục kịp thời.
Khu vực Đông Nam Bộ hiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như tình trạng ùn tắc giao thông, thiếu cơ sở hạ tầng, ngập úng, ứng phó với biến đổi khí hậu... trong khi tiềm năng dư địa, lợi thế còn nhiều nhưng chưa khai thác hết.
Hạ tầng giao thông chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế, giao thông kết nối giữa các địa phương với Thành phố Hồ Chí Minh chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ. Giải ngân đầu tư công chưa đạt tiến độ yêu cầu, các vướng mắc về giải ngân đầu tư công còn chậm tháo gỡ.
Công nghiệp là một trong 3 trụ cột quan trọng của vùng những phát triển còn thiếu bền vững, giá trị gia tăng thấp, phân bổ chưa hợp lý, phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Hạ tầng giao thông kết nối càng đang là điểm nghẽn; chưa hình thành được hệ sinh thái dịch vụ logistic đa dạng tại vùng Đông Nam Bộ nhằm đáp ứng nhu cầu lưu chuyển hàng hóa của cả vùng gồm: trung tâm phân phối, các depot cho xe tải, công rỗng, cảng cạn...; dịch vụ hải quan, kiểm tra chuyên ngành, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, nguồn nhân lực.