Phạt nặng hành vi xả khí thải độc hại vào nguồn nước
Người dân Hà Nội xếp hàng lấy nước từ xe bồn để sinh hoạt vào thời điểm nguồn nước sông Đà bị nhiễm dầu thải
Bài liên quan
Nguy cơ thiếu hụt nguồn nước và xâm nhập mặn ở khu vực Trung Bộ
Tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện để gieo cấy
Gióng hồi chuông về an ninh nguồn nước
Hà Nội sẽ rà soát quy trình quản lý an ninh nguồn nước
Công bố danh tính 2 nghi can đổ trộm dầu thải vào nguồn nước sông Đà
Tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện để gieo cấy
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250 triệu đồng đối với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức.
Nghị định quy định cụ thể mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. Cụ thể:
Phạt tiền từ 220-250 triệu đồng đối với hành vi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước.
Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hoá chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước.
Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi: không có phương án phòng, chống ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước khi xây dựng các khu kinh tế..
Không có biện pháp bảo đảm an toàn để rò rỉ, thất thoát dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước của cơ sở sản xuất, kinh doanh… phạt tiền từ 50-70 triệu đồng.
Phạt tiền từ 200-220 triệu đồng đối với cá nhân, hộ kinh doanh có một trong các hành vi vi phạm sau: bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ gây cạn kiệt nguồn nước; tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 10/5/2020.