Tag

Phát huy lợi thế để công nghiệp văn hóa thành kinh tế mũi nhọn

Văn hóa 28/11/2023 18:03
aa
TTTĐ - Là một trong 3 thành phố được lựa chọn trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa tại Việt Nam, Hà Nội có rất nhiều ưu thế trong 12 ngành thuộc lĩnh vực này như thời trang, phần mềm và các trò chơi giải trí, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, kiến trúc... mà đất nước ta tập trung triển khai. Vì thế, các ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đa phần nhấn mạnh vào việc có các cơ chế đặc thù, tập trung phát huy lợi thế để công nghiệp văn hóa trở thành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.
Lồng ghép quy tắc ứng xử nơi công cộng trong bản sắc văn hóa Cần làm rõ những nét riêng vốn có của văn hóa Thủ đô Hóa giải điểm nghẽn để văn hóa Thủ đô phát huy hết giá trị

Lợi thế vượt bậc

Trong Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa là một nhiệm vụ trọng tâm. Để thực hiện điều này, tháng 9/2016, Chính phủ ban hành Chiến lược về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP, để văn hóa không chỉ là ngành tiêu tiền mà thực sự là ngành kiếm ra tiền. Từ đó, ngành công nghiệp văn hóa ngày càng góp phần quan trọng trong việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước từ văn hóa.

Hà Nội có rất nhiều ưu thế vượt trội để phát triển công nghiệp văn hóa
Hà Nội có rất nhiều ưu thế vượt trội để phát triển công nghiệp văn hóa

Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa thể hiện rõ trong việc đóng góp vào tỷ trọng GDP cả nước: năm 2010 là hơn 2,40%; năm 2015 là 3,5%; năm 2018 là trên 3,6%. Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực văn hóa tăng từ trên 1,7% của năm 2009, lên 5% vào năm 2019. Số lượng không gian văn hóa sáng tạo ngoài công lập tăng từ 40 không gian của năm 2017, lên 195 không gian vào năm 2021.

Những chuyển động tích cực của Việt Nam ghi nhận được khi xây dựng công nghiệp văn hóa đã hình thành rõ rệt. Đó là sự thay đổi trong nhận thức của Đảng và Nhà nước về vai trò và vị trí của ngành công nghiệp văn hóa trong nền kinh tế.

Nói như đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh): Thủ đô là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quan trọng quốc gia, do đó, việc phân cấp, phân quyền cho Hà Nội nhiều hơn nữa là rất cần thiết. Đặc biệt, lãnh đạo Thủ đô nên ưu tiên lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học - công nghệ hơn là chỉ tập trung vào kinh tế.

Phát huy lợi thế để công nghiệp văn hóa thành kinh tế mũi nhọn

Thực tế cho thấy Hà Nội có những cơ hội vô cùng tốt đẹp như: Lực lượng lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ chiếm 52,7 % (2018); Kinh tế phát triển mạnh mẽ (GRDP) đạt 39 42 tỷ đô la Mỹ năm 2018, hội tụ 254.672 nghìn doanh nghiệp. Thành phố có thiết chế giáo dục giàu tiềm năng với nhiều trường đại học và hàng loạt trung tâm nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực.

Hà Nội có cơ sở văn hóa xứng tầm thế giới: 5.922 di sản văn hóa vật thể và 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, 70 không gian sáng tạo, 42 bảo tàng, 54 thư viện, 18 nhà hát và 43 rạp chiếu phim, 40 gallery.

Hà Nội cũng là Thủ đô duy nhất trên thế giới hội tụ 1.350 làng nghề truyền thống cung cấp nguồn sinh kế của khoảng một triệu người.

Nơi đây cũng có năng lực kết nối quốc tế mạnh: Tập trung các Đại sứ quán, hợp tác chính thức với hơn 50 thành phố trên thế giới.

Không gian sáng tạo của Hà Nội
Không gian sáng tạo của Hà Nội

Là cửa ngõ giao lưu và hội nhập quốc tế, Hà Nội có cơ hội đón tiếp các đoàn khách trong và ngoài nước. Du khách sẽ lưu lại nơi này nhiều, trải nghiệm nhiều hoạt động cũng như mua sắm trước khi trở về quê hương. Vì vậy, với những lợi thế này, nếu được ưu tiên phát triển thì sẽ là những "con gà đẻ trứng vàng" cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Bên cạnh đó, sự thành công vượt bậc của văn hóa đóng góp cho kinh tế của Hà Nội cũng là động lực, là tấm gương để các tỉnh, thành khác trên khắp cả nước noi theo. Đó chính là điều các đại biểu Quốc hội mong muốn cũng như Nhân dân Thủ đô và cả nước kỳ vọng.

Hiện thực có thể chạm tay

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành kinh tế mũi nhọn không phải là ước mơ mà là hiện thực chúng ta đã có thể chạm tay được thông qua những con số cụ thể.

Năm 2018, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội (chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP của thành phố), trong đó giá trị gia tăng của ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt khoảng 196,5 triệu USD (chiếm tỷ trọng 0,49% GRDP của thành phố).

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội đã thu hút được đông đảo các tầng lớp công dân Thủ đô tham gia
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội đã thu hút được đông đảo các tầng lớp công dân Thủ đô tham gia

Tổng doanh thu trực tiếp từ làng nghề truyền thống và các làng có nghề của thành phố Hà Nội đạt khoảng 983,5 triệu USD năm 2018 với tổng số gần 1 triệu lao động trực tiếp (chưa bao gồm phần doanh thu gián tiếp do khu vực nghề thủ công truyền thống và nghệ thuật dân gian tạo ra); kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ đạt 192 triệu USD (chiếm tỷ trọng 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố).

Năm 2019, thành phố Hà Nội đón gần 29 triệu lượt khách tham quan, bằng 1/3 lượng khách du lịch của cả nước, trong đó có hơn 7 triệu lượt khách quốc tế. Thành phố Hà Nội luôn ở trong danh sách bình chọn của Tổ chức du lịch thế giới cho các điểm đến hàng đầu của châu Á và thế giới.

Giai đoạn 2015 - 2020, cơ cấu kinh tế của thành phố đang chuyển dịch theo hướng gia tăng nhanh ngành dịch vụ từ 57,2%/năm lên tới 64,1% GRDP. Nhờ đó, thành phố Hà Nội duy trì tăng trưởng khá, đạt bình quân 6,83%/năm. GRDP/người năm 2020 đạt 5.325 USD, gấp 2,3 lần năm 2010 và đang trở thành một thành phố năng động, phát triển.

Hà Nội có lợi thế về thời trang
Hà Nội có lợi thế về thời trang

Đây là tiền đề thuận lợi để Hà Nội phát huy bề dày lịch sử và sự đa dạng văn hóa trong việc chuyển hóa nguồn tài nguyên văn hóa thành sự bứt phá của các ngành công nghiệp văn hóa. Đây cũng là cơ sở để Nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội đặt mục tiêu cao hơn: Năm 2030, đóng góp khoảng 8% GRDP; năm 2045 đóng góp 10% GRDP, đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Không gian đậm chất nghệ thuật
Không gian đậm chất nghệ thuật

Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng ban hành các đề án, kế hoạch có tính định hướng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, như Kế hoạch số 55/KH-UBND, ngày 18/2/2022 về “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội đến năm 2025”; Kế hoạch số 102/KH-UBND, ngày 1/4/2022, về “Thực hiện các sáng kiến gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO đến năm 2025”.

Người dân xếp hàng tham quan tháp nước Hàng Đậu
Người dân xếp hàng tham quan tháp nước Hàng Đậu

Trong khi đó, chiến lược thành phố thông minh đã, đang tạo ra các cơ hội thuận lợi để thiết kế sáng tạo trở thành tác nhân đưa Hà Nội trở thành một trung tâm công nghiệp văn hóa, trung tâm thiết kế sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á.

Bạn trẻ thích thú khám phá không gian sáng tạo
Bạn trẻ thích thú khám phá không gian sáng tạo

Trong những ngày cuối tháng 11 này, Nhân dân Thủ đô và du khách thực sự được đắm mình trong không khí vui tươi, rộn rã, đầy tâm huyết của Lễ hội thiết kế sáng tạo thành phố Hà Nội năm 2023. Với hơn 60 hoạt động cùng sự vào cuộc hưởng ứng của nhiều địa bàn trên khắp Thủ đô, lễ hội cho thấy sức sáng tạo vô biên của những bàn tay, khối óc, tâm hồn mong muốn nâng tầm vượt bậc, đánh thức những di sản, đưa nó hòa nhịp vào đời sống đương đại và tạo thành nguồn thu cho Hà Nội.

Phát huy lợi thế để công nghiệp văn hóa thành kinh tế mũi nhọn

Ngay lập tức, lễ hội tạo nên bầu không khí sôi sục, hào hứng chưa từng và đã cán mốc hơn 200 nghìn lượt khách tham quan. Niềm vui sướng của BTC là đã quan tâm và tạo được sân chơi cho các rất nhiều đối tượng, các gia đình, nhiều lứa tuổi, cả các bé tự kỉ. Điều đó cho thấy tính thiết thực, tầm phổ quát của hoạt động đậm tính chất văn hóa này của Hà Nội.

Những người trẻ đóng góp cho văn hóa Thủ đô
Những người trẻ đóng góp cho văn hóa Thủ đô

Tin rằng, cùng với những hoạt động thiết thực, cụ thể của lãnh đạo và mọi tầng lớp Nhân dân Hà Nội, cùng sự quan tâm của các đại biểu tại nghị trường, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo nên được những hành lang pháp lý, là động lực để thúc đẩy công nghiệp văn hóa, đưa nó thành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô như kỳ vọng.

Đọc thêm

Lan tỏa không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô Văn học - Nghệ thuật

Lan tỏa không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

TTTDD - Trong không khí sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), vừa qua Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội đã tổ chức Hội diễn văn nghệ - Cụm số 5 với sự tham gia của 10 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
"Bay qua hồ Gươm" - món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội Văn hóa

"Bay qua hồ Gươm" - món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội

TTTĐ - Tập thơ "Bay qua hồ Gươm" của nhà thơ, nhà báo Huỳnh Mai Liên là một món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Lấy cái nhìn trẻ thơ đầy trong trẻo, những tác phẩm là tiếng nói thủ thỉ tâm tình, là tình yêu Hà Nội gửi gắm qua mỗi thế hệ.
Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn Văn hóa

Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội những cảm xúc tháng 10".
Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội Văn hóa

Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội

TTTĐ - Ngày 3/10, triển lãm “Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản” chính thức mở cửa đón khách tham quan tại Nhà triển lãm (61 Tràng Tiền, Hà Nội).
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích Văn học - Nghệ thuật

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích

TTTĐ - Tại buổi Họp báo thường kỳ quý III năm 2024, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Danh Hoàng Việt khẳng định ngành sẽ "Tăng tốc, sáng tạo, về đích" trong quý IV/2024.
Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi" Văn hóa

Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi"

TTTĐ - Hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tại khu vực Hồ Gươm, triển lãm ảnh ngoài trời “Hà Nội trong tôi” được tổ chức trên không gian đi bộ từ ngày 28/9 đến 29/10.
Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ Nhịp điệu cuộc sống

Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) không chỉ là một địa danh lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên cường và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week Thời trang - Làm đẹp

Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week

TTTĐ - Tuần lễ Thời trang Milan & Paris trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với sự góp mặt của Jacqueline Thảo Tiên Nguyễn trên cương vị mới - CEO của DAFC. Hơn nữa, Jacqueline Tiên Nguyễn còn đồng hành cùng Marie Trâm Anh và Ashleigh Huỳnh càng làm tăng thêm sức hút của bộ ba mỹ nhân Việt.
Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng Văn hóa

Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng

TTTĐ - Thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”. Loài cây bình dị này cũng là chứng nhân để kể lại những câu chuyện lịch sử hào hùng của Hà Nội và đất nước ta.
Xem thêm