Tag
PGS.TS Nguyễn Huy Nga:

Phải luôn “giữ thế chủ động” phòng chống dịch

Xã hội 09/04/2020 09:00
aa
TTTĐ - Quả thật, Covid-19 là đại dịch đầu tiên trong lịch sử mà sự lây lan của nó có mức độ vô cùng nhanh chóng. Trong vòng 3 tháng, gần như hầu hết các quốc gia trên thế giới đã có ca bệnh. Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, chưa bao giờ loài người đối mặt với một “trận chiến”, một cuộc khủng hoảng dịch bệnh kinh hoàng như hiện nay. Những ngày này, cũng ghi nhận “kỷ lục” là lần đầu tiên thế giới và Việt Nam thực hiện đồng loạt giãn cách xã hội.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Phải luôn “giữ thế chủ động” phòng chống dịch

Nếu trong 2-4 tuần Việt Nam làm tốt việc giãn cách xã hội thì sẽ kiểm soát được dịch bệnh

Bài liên quan

Thanh thiếu nhi quận Ba Đình chung tay phòng chống dịch Covid-19

Kiên định 5 nguyên tắc phòng chống dịch Covid-19

Nghệ An tiếp nhận gần 50 tỷ đồng ủng hộ chống dịch Covid-19

Tập đoàn DOJI chung tay ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19

Cuộc trò chuyện với PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế sẽ cho chúng ta cách nghĩ và hành xử tốt nhất trước đại dịch hiện nay.

Sử dụng hợp lý và khoa học thời gian biểu trong giai đoạn giãn cách

- Phóng viên: Thưa ông, có một tín hiệu rất đáng vui mừng là từ ngày 4/4/2020, số ca mắc Covid-19 mới bắt đầu giảm dần, để rồi, đến sáng 5/4/2020, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19 nào. Ông có nghĩ, bây giờ chúng ta có thể ít nhiều vui mừng và tự tin trước nỗi lo dịch bệnh lây lan rồi không?

- PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 một ngày chưa có giá trị dịch tễ để đánh giá là dịch đã lui, mà phải ít nhất trong vòng 2 tuần mới có thể nói là dịch đã lui hay chưa. Tuy nhiên, đây là một tín hiệu vui.

- Theo ông, thời gian tới, chúng ta phải làm gì để giữ được các tín hiệu vui kia và tiến tới đẩy lui hoàn toàn dịch bệnh?

- Nếu thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của Chính phủ thì chúng ta vẫn giữ vững được thế chủ động chống dịch. Còn nếu không kịp thời không chế thì dịch có thể bùng phát mạnh trong cộng đồng và tất yếu dẫn tới sẽ có nhiều người nhập viện do tình trạng nặng, đặc biệt là những người cao tuổi và người có bệnh nền. Khi quá nhiều bệnh nhân nặng nằm viện thì chúng ta sẽ thiếu máy thở, thuốc men và nhân viên y tế. Hậu quả là số tử vong sẽ tăng lên rất nhiều.

Nếu trong 2-4 tuần Việt Nam làm tốt việc giãn cách xã hội thì sẽ kiểm soát được dịch bệnh. Các gia đình, cá nhân tùy theo điều kiện và hoàn cảnh nên lập một kế hoạch sử dụng hợp lý và khoa học thời gian biểu của mình trong giai đoạn giãn cách xã hội mà Chính phủ quy định.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế
PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế

- Giả sử, sau 15 ngày “giãn cách xã hội” mà không xuất hiện các ca bệnh mới, thì chúng ta có thể ngừng việc giãn cách không? Nếu ngừng thì sẽ làm gì tiếp theo để luôn an toàn tuyệt đối, tránh sự “âm ỉ” rồi “bùng phát trở lại”?

- Nếu không có ca bệnh mới thì coi như về cơ bản ta đã khống chế được dịch trên lãnh thổ Việt Nam và có thể xem xét việc ngừng giãn cách xã hội. Trong tình huống đó, chúng ta tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới để khóa chặt các ca bệnh từ ngoài vào và cố gắng duy trì cho đến khi dịch bệnh trên thế giới thoái lui.

Việt Nam nếu ngăn chặn được lây lan cộng đồng thì sẽ không tạo nên ổ dịch lớn, vùng dịch lớn và phía trước sẽ không có đỉnh dịch. Thời gian kết thúc đại dịch cũng phụ thuộc lớn vào biến động đi lại của quốc tế. Hy vọng giữa tháng 4 và tháng 5, dịch trên thế giới lên đỉnh và giảm dần thì nguy cơ ở Việt Nam cũng giảm theo. Nếu Việt Nam vẫn đóng cửa khẩu với các nước như đang làm thì cuối tháng 4, đầu tháng 5 có thể sẽ hạn chế được các ca nhập cảnh, khống chế được các ca lây tại chỗ, các ổ dịch.

- Theo nhiều chuyên gia, thông thường các đại dịch có sự phát sinh, lên đỉnh và thoái lui. Các dịch cúm trước đây thường kéo dài 1-2 năm. Với dịch Covid-19, chưa thể biết sẽ ra sao, cái quan trọng là chúng ta cần quyết liệt, nghiêm túc, thực hiện “giãn cách”, cẩn trọng phòng dịch để ứng phó với mọi tình huống?

- Chúng ta chưa biết được miễn dịch của bệnh sẽ như thế nào. Bệnh có thể hình thành miễn dịch, thành cúm thường như đại dịch cúm 2009 hoặc biến mất hẳn như dịch SARS 2003. Nếu trong trường hợp bệnh Covid-19 trở thành tương tự cúm mùa thì những dịch lần sau sẽ không còn quy mô lớn và trầm trọng như bây giờ. Ngoài ra, nếu virus gây bệnh Covid-19 tạo ra miễn dịch ổn định, chúng ta có thể sản xuất vắc xin để tiêm phòng đại trà.

Người đã được điều trị Covid-19 trở về, có nguy cơ tái nhiễm hoặc lây sang người khác được không?

- Nhiều người thắc mắc rằng những người đã hồi phục sau quá trình điều trị Covid-19, đã xét nghiệm “âm tính”, được về nhà thì lúc đó họ có kháng thể với SARS-CoV-2 không? Và nguy cơ tái nhiễm ra sao nếu lại tiếp xúc với F0?

- Thông thường một cơ thể sau khi đã có kháng thể chống lại virus sẽ không bị tái nhiễm nữa. Tuy nhiên, với virus Corona chủng mới lại có những trường hợp không như vậy. Theo báo cáo tại Nhật, một người đàn ông trên 70 tuổi, nhiễm virus SARS-CoV-2 vào tháng 2/2020. Ông được chữa khỏi và ra viện, nhưng 2 tuần sau, ông bị sốt cao và đi xét nghiệm lại cho kết quả dương tính. Một trường hợp khác là hướng dẫn viên du lịch cũng ở Nhật, bình phục sau khi nhiễm Covid-19 nhưng sau 3 tuần, bệnh nhân này lại xét nghiệm dương tính với nó một lần nữa.

Về nguyên tắc nếu vừa bị nhiễm virus và phát bệnh thì sau khi khỏi, cơ thể sẽ chưa thể bị nhiễm bệnh lại ngay. Trong cơ thể người bình thường sẽ có miễn dịch kéo dài một thời gian sau đó hoặc suốt đời và trên cơ sở đó người ta chế ra vacxin. Nếu không có miễn dịch thì không thể chế ra vacxin ngay, hoặc không khỏi bệnh như trường hợp virus HIV. Các nghiên cứu cho thấy sau khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thì cơ thể có kháng thể, nên ở Mỹ đã thử nghiệm chế tạo vacxin. Khoa học phải dựa vào tổng thể chung, chứ không dựa vào một vài trường hợp cá biệt. Trong mọi nghiên cứu khoa học đều phải căn cứ vào xác suất thống kê, không bao giờ có sự chính xác đến tuyệt đối 100%.

Trường hợp nêu trên chưa thấy nói đến sai số khi lấy mẫu, khi vận chuyển mẫu, cá nhân người xét nghiệm và độ chuẩn của máy xét nghiệm nên không thể có kết luận đúng. Bản thân người bệnh có bị mất khả năng miễn dịch với nhiễm khuẩn hay không cũng là một câu hỏi nữa.

Theo tôi tuyệt đại đa số là không tái nhiễm ngay nên thấy xét nghiệm dương tính nghĩa là chưa khỏi bệnh. Tôi cho rằng khi có kết quả 3 lần xét nghiệm âm tính theo Real-time PCR thì có thể tin tưởng đã khỏi bệnh. Thực tế cũng đã chứng minh các trường hợp khỏi bệnh ở Việt Nam chưa hề có sự lây nhiễm cho người khác khi họ trở lại cộng đồng.

Cảm ơn PGS. Kính chúc ông sức khoẻ và thành công hơn nữa.

Đọc thêm

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Xem thêm