Tag

Ô Quan Chưởng – cửa ô cuối cùng của Hà Nội

Văn hóa 19/10/2019 20:11
aa
TTTĐ- “Ở đâu năm cửa chàng ơi? Sông Nhĩ hà mấy khúc nước chảy xuôi một dòng?”. Câu ca dao đó là để đố về Hà Nội 36 phố phường với đặc trưng là 5 cửa ô nổi tiếng. Ngày nay, 5 cửa ô của đất Kinh kì xưa chỉ còn lại có một mình Ô Quan Chưởng.

Ô Quan Chưởng – cửa ô cuối cùng của Hà Nội

Cửa ô Quan Chưởng- một trong 5 địa danh nổi tiếng của Hà Nội xưa

Bài liên quan

Hà Nội có thêm trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

11 bóng hồng tranh tài tại Hoa khôi sinh viên trường Đại học Hà Nội

Hội Người mù TP Hà Nội tổ chức Hội thi cắm hoa nghệ thuật

21 tác phẩm nhận giải thưởng tại Festival nhiếp ảnh trẻ 2019

Dấu ấn cổ kính trong lòng phố

Trong kí ức của người Hà Nội, chắc hẳn năm cửa ô phải vô cùng quan trọng, bởi không chỉ ca dao tục ngữ, mà ngay cả trong thơ, họa và trong âm nhạc, các cửa ô cũng được nhắc đến như những biểu tượng không thể thiếu.

Nào là “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/ Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào” hay “Hà Nội vui sao những cửa đầu ô, tíu tít gánh gồng, đây Ô Chợ Dừa kia Ô Cầu Dền…”.

Không may mắn được sống với Hà Nội thời điểm đó, nhưng mỗi lần hát và được nghe hát những bài ca đã đi cùng năm tháng ấy, lòng tôi lại lâng lâng một cảm xúc yêu mến, tự hào về Hà Nội.

Những Ô Đống Mác, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đồng Lầm… dù đã không còn vết tích nhưng vẫn lưu lại mãi với người Hà Nội hôm nay và mai sau. Vì vậy, tôi tin rằng, không chỉ riêng tôi mà tất cả người Hà Nội đều yêu quý và trân trọng cửa ô duy nhất còn lại của đất Thăng Long nghìn tuổi.

Cửa ô Quan Chưởng chia phố phường nơi đây của Hà Nội thành trong sông, ngoài sông
Cửa ô Quan Chưởng chia phố phường nơi đây của Hà Nội thành trong sông, ngoài sông

Diệu Hoa, một bạn gái sống ở phố Thanh Hà kể: “Mẹ tôi thường hay kể câu chuyện của cụ ngoại tôi, thời cụ còn là một cô thiếu nữ hay gánh rổ rá, lạc vừng hay các mặt hàng nông sản từ vùng Gia Lâm qua sông Hồng vào nội thành bán và phải đi qua cửa ô này, Ô Quan Chưởng có tên chữ là Thanh Hà môn hay cửa Thanh Hà.

Thời xưa, Ô Quan Chưởng nằm trên đường từ trong thành phố đi ra bờ sông, thuộc địa phận thôn Thanh Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi là Đông Xuân), huyện Thọ Xương cũ. Từ cửa ô đi thêm khoảng gần trăm mét nữa là đến bờ sông Hồng, và ra khỏi nơi ấy đã là đất của ngoại thành”.

Theo các tài liệu để lại, cửa ô này nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay.

Cổng Ô Quan Chưởng xây có vọng lâu canh gác và kiểm soát cẩn mật để giữ an ninh cho khu phố buôn bán bên trong. Hiện cửa ô còn nguyên cửa chính và hai cửa con hai bên, trên tường cửa chính có gắn một tấm bia đá do Thống đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881 ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu dân thường mỗi khi họ từ ngoại thành vào kinh đô hay từ kinh đô ra buôn bán bên ngoài.

Ô Quan Chưởng – cửa ô cuối cùng của Hà Nội

Ngày nay, Ô Quan Chưởng nằm nằm trên phố Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu. Phố Thanh Hà ngày nay chỉ là con phố nhỏ chạy ngang theo cánh phải của Ô Thanh Hà.

Diệu Hoa tiếp tục câu chuyện: “Cụ ngoại tôi cũng kể cho mẹ tôi rằng, ngày mới về làm dâu phố Hàng Chiếu, cả khu vực quanh Ô Thanh Hà dấy lên một sự kiện vô cùng có ý nghĩa. Đó là sau khi chiếm đóng Hà Nội, người Pháp đã cho phá bỏ các công trình cũ quanh thành thị để mở rộng khu phố mới.

Đến Ô Thanh Hà, ông cai tổng tổng Đồng Xuân Đào Đăng Chiểu (1845-1916) và nhân dân kiên trì đấu tranh, nhất định không chịu ký tên vào tờ trình xin phép phá cửa ô nên cuối cùng người Pháp phải nhượng bộ. Nhờ vậy mà đến nay thành phố còn lưu lại được một vết tích quí của kiến trúc xưa”.

Vì sao Ô Thanh Hà được đổi thành Ô Quan Chưởng? Mẹ Diệu Hoa từng đem câu hỏi này ra với cụ, dù không còn minh mẫn lắm, nhưng câu chuyện ấy vẫn còn như mới xẩy ra hôm qua trong trí nhớ cụ.

Vào quãng năm 1873, có một viên quan Chưởng cơ người Bắc Ninh nổi dậy đánh Pháp, chẳng may bị bắt ở Gia Lâm, quân Pháp giải về Hà Nội chém đầu và đem bêu đầu bên bờ sông Cái phía trước cửa Ô Thanh Hà, giao cho Cai tổng Đồng Xuân canh giữ.

Hôm sau người nhà quan Chưởng cơ đến thương lượng, xin ông Cai tổng cho chuộc lại thủ cấp. Đêm hôm đó ông Cai tổng trao trả thủ cấp cho gia đình quan Chưởng cơ, rồi sáng sớm hôm sau sai tuần đinh tin cẩn lấy một hòn đất to bọc vải cho vào một cái rọ đem ra giữa sông.

Trước khi ném cái rọ xuống sông phải hô to cho mọi người trong bờ nghe rõ: “Theo lệnh quan trên, thủ cấp này phải trầm hà!”

Câu chuyện quan Chưởng cơ bị bêu đầu được lan truyền trong tổng Đồng Xuân, từ đấy ai đi qua cửa ô cũng gọi là Ô Quan Chưởng, dần dần về sau cái tên cũ ô Thanh Hà không được nhắc đến nữa.

Điểm hẹn của người Hà Nội

"Long Thành bao quản nắng mưa/ Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây", Hà Nội đã bước vào mùa thu thứ 1009, cửa ô cuối cùng này cũng đã dãi dầu sương gió và thấm đẫm bao dấu tích lịch sử, chia vui sẻ buồn cùng Hà Nội gần 300 năm.

Những đêm khuya vắng với ánh trăng vàng rờ rỡ, tôi thường đi bộ ra Ô Quan Chưởng. Nếu chịu khó lắng nghe, bạn sẽ thấy, dường như từng ngọn rêu, viên gạch mang đầy dấu ấn thời gian đều như đang kể chuyện, tâm tình.

Đặc biệt, dù cảnh vật đã đổi khác so với xưa rất nhiều, đến nơi này, ai cũng vẫn có thể cảm nhận được sự “phân chia” của cửa ô này dành cho Hà Nội. Bên này cửa ô là phố xá san sát hàng quán nhộn nhịp đúng chất “phố hàng” của Hà Nội.

Còn bên kia cửa ô, gió sông Hồng đã vượt qua nóc nhà, hàng cây, mang lại hơi ẩm man mát. Nếu như trong phố có đôi chút ngột ngạt của người xe thì gần sông, không gian rộng lớn lại khiến người ta thấy thoáng đãng như thư giãn, lắng đọng tâm hồn.

Ô Quan Chưởng – cửa ô cuối cùng của Hà Nội

Vào những dịp mùa thu Hà Nội đẹp mơ màng như thế này, trời xanh ngăn ngắt, lá vàng thoảng nhẹ rơi, gió heo may thổi se se, thi thoảng cửa ô Quan Chưởng lại đón những đoàn khách đến chụp ảnh.

Thường là khách nước ngoài thích thú trước cửa ô còn sót lại của Hà Nội hay cánh nhà báo muốn lưu lại hình ảnh đẹp của Thủ đô. Bên cạnh đó, còn có những cô cậu học trò, các đôi trai gái thích đến đây ghi dấu những năm tháng đẹp đẽ của mình.

Khách đến chụp ảnh ở Ô Quan Chưởng rất hay mặc áo trắng. Tà áo dài trắng thướt tha hay chiếc sơ mi trắng lịch sự, trang nhã làm nổi bật vẻ cổ kính, rêu phong của cửa ô xưa. Ngắm khung cảnh rộn ràng ấy, ta sẽ thấy có sự tương phản của cổ xưa và hiện đại, của trầm mặc và náo nhiệt, của quá khứ vững chãi và tuổi trẻ hồn nhiên tràn sức sống hôm nay.

Ô Quan Chưởng còn “nức tiếng” trong giới sành ẩm thực Hà Nội và cả các nơi khác về bởi món nộm sứa đỏ. Món “thời trân” này không phải bán quanh năm mà chỉ rộ vào cuối xuân, đầu hè.

Cữ tháng ba, tháng tư âm lịch hàng năm, mưa xuân đã dứt, nắng hè chưa lên, tiết giao mùa người phố thường thấy uể oải nhạt mồm nhạt miệng. Ấy là khi gánh sứa đỏ gia truyền mấy chục năm trời đắt khách.

Tranh thủ ăn khi vào mùa, lỡ vài nhịp hẹn là phải đợi sang năm, thực khách quen thuộc coi đây như là điểm hẹn. Có những người cả năm chỉ gặp nhau trên… mạng xã hội nhưng mùa sứa đỏ là phải… offline hẹn nhau thật bên gốc xà cừ già.

Gắp miếng sứa, cuộn với rau thơm, thêm miếng đậu rán vàng, thêm lát dừa trắng muốt thái mỏng, chấm với mắm tôm, món ăn ngon miệng, tiếng chuyện trò tâm tình cũng trở nên thấm đượm tình cảm hơn. Rồi khi ăn xong, lại kéo nhau ra Ô Quan Chưởng làm vài kiểu ảnh.

Cứ như thế, mùa thong thả đi qua những di tích, đền đài, đi qua cả những cảm xúc rất đời thường mà khi ngồi bên máy tính, trong văn phòng, căn phòng chật chội ta không làm sao cảm nhận hết được.

Vì thế, người Hà Nội trân quý biết bao những địa điểm, di tích, những nơi lưu dấu kỉ niệm đẹp trong đời mình như Ô Quan Chưởng.

Đọc thêm

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam Văn hóa

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam

TTTĐ - Nguyễn Trọng Phan khiến nhiều người ngưỡng mộ với bài luận hoàn hảo chinh phục học bổng toàn phần NTU Singapore. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ ba, Phan đã trúng tuyển thực tập sinh tại TikTok nhờ kinh nghiệm tích luỹ sau lần đứng lên từ thất bại.
“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” Văn học - Nghệ thuật

“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm”

TTTĐ - Khi ở giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, cô gái trẻ Phạm Ngọc Phương Thảo đã quyết định viết một cuốn sách kể về câu chuyện của cuộc đời mình. "Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm" là một cuốn sách đầy cảm hứng, đưa độc giả vào hành trình của những con người không ngừng nỗ lực, không ngừng yêu thương và không ngừng sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai Văn hóa

Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai

TTTĐ - Tối 17/9, chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường” diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Chương trình đã khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đoàn kết, tương thân tương ái để vượt qua thiên tai, hoạn nạn.
Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu Văn hóa

Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu

TTTĐ - Người mẫu Huyền Linh nhận lời mời làm đại sứ nhí cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu diễn ra tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024 Văn hóa

Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024

TTTĐ - Chuyên gia trang điểm John Kim khai trương cửa hàng thời trang váy cưới JohnKim Hana Bridal tại Hà Nội sau nhiều năm tâm huyết ấp ủ. Đồng thời, anh cũng tiết lộ xu hướng trang phục mùa thu đông năm nay để các cô dâu lựa chọn trong ngày trọng đại của cuộc đời.
Trở thành Idol Social khó hay dễ? Giải trí

Trở thành Idol Social khó hay dễ?

TTTĐ - Đây là một trong những câu hỏi đặt ra thu hút nhiều sự quan tâm trong buổi lễ ra mắt khoá đào tạo “Nhân hiệu thực chiến - Idol Social”, được tổ chức tại TP HCM mới đây.
NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão Điện ảnh - Âm nhạc

NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão

TTTĐ - NSƯT Hoàng Tùng - Quán quân Sao Mai 2003 giới thiệu tới người yêu nhạc tác phẩm mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già”. Ca khúc ra mắt đúng dịp Trung thu - Tết của tình thân và cũng là lời tri ân bố mẹ già, người dân quê hương Quảng Ninh đang nỗ lực khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 vừa qua.
Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ Văn học - Nghệ thuật

Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức 6 chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ Văn hóa

Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Trong những ngày qua, chứng kiến những đau thương, mất mát của đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hànộimới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ”. Với chủ đề “Việt Nam kiên cường”, sự kiện sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 17/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội).
“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai Văn hóa

“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai

TTTĐ - Từ thứ Bảy (14/9), trên kênh VTV3, chương trình “An toàn cho con” bắt đầu phát sóng chùm phim đặc biệt gồm 10 tập về chủ đề phòng, chống thiên tai.
Xem thêm