Tag

Nông nghiệp Thủ đô chủ động thích ứng linh hoạt để duy trì tăng trưởng

Nông thôn mới 28/08/2022 08:00
aa
TTTĐ - Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chủ động triển khai các biện pháp thích ứng với tình hình để duy trì tăng trưởng. Trong đó, ngành Nông nghiệp chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời triển khai các biện pháp kết nối thị trường tiêu thụ nông sản.
OCOP nâng tầm giá trị sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của huyện Quốc Oai Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái hướng đến xây dựng Nông thôn mới nâng cao Bước đà để xây dựng nền nông nghiệp “minh bạch - trách nhiệm - bền vững” Thành lập Ban Chỉ đạo Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội Tháo gỡ khó khăn trong phát triển chuỗi liên kết, tiêu thụ nông sản

Nỗ lực duy trì đà tăng trưởng

Theo Cục Thống kê Hà Nội, giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố 6 tháng đầu năm 2022 đạt 21.454 tỷ đồng, tăng 2,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả rất tích cực trong bối cảnh sản xuất, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Để duy trì tăng trưởng từ nay đến cuối năm, ngành Nông nghiệp Thủ đô chủ động triển khai nhiều giải pháp, linh hoạt tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo điều kiện thực tế, gắn với nhu cầu thị trường.

Theo đó, ngành nông nghiệp Thủ đô đã chủ động triển khai các biện pháp thích ứng với tình hình để duy trì tăng trưởng… Trong đó, có việc chủ động chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, triển khai các biện pháp kết nối thị trường. Nên dù đối diện nhiều khó khăn, hầu hết các lĩnh vực chính của ngành đều ghi nhận sự tăng trưởng với kết quả nổi bật…

Đặc biệt, giá trị sản xuất nông sản của Hà Nội 6 tháng đầu năm nay đạt 21.454 tỷ đồng, tăng 2,39% so cùng kỳ. Trong đó, nông nghiệp đạt 19.839 tỷ đồng, tăng 2,38%; thủy sản đạt 1.572 tỷ đồng, tăng 2,67%...

Nông nghiệp Thủ đô chủ động thích ứng linh hoạt để duy trì tăng trưởng
Ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chủ động triển khai các biện pháp thích ứng với tình hình để duy trì tăng trưởng

Cũng trong thời gian qua, Hà Nội đã tập trung mở rộng diện tích trồng rau, tập trung vào các loại rau ngắn ngày, có hiệu quả kinh tế cao và cây ăn quả. Theo đó, 6 tháng đầu năm, diện tích rau của Hà Nội đã đạt 23.878ha, tăng 2,25%; Diện tích cây ăn quả là 19,81 nghìn ha, tăng 1,5% so với cùng kỳ. Hà Nội cũng đầu tư cho chăn nuôi chất lượng cao để duy trì giá trị tăng trưởng.

Tại huyện Thường Tín, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 936 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả của quyết tâm chuyển dịch sản xuất và kết nối thị trường như: Phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản có giá trị cao; Hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản, tổ chức các điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp.

Đối với huyện Thanh Oai, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Trọng Khiển chia sẻ: “6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đạt 934 tỷ đồng, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm trước là do nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã đã chủ động chuyển đổi sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế”.

Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp Hà Nội vẫn còn đối mặt với những thách thức lớn. Đó là chi phí "đầu vào" sản xuất tăng cao, thị trường không ổn định; Các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ...

Nông nghiệp Thủ đô chủ động thích ứng linh hoạt để duy trì tăng trưởng
Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội

Đặc biệt, nguy cơ tái phát dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm vẫn rất cao… Bên cạnh nỗ lực khôi phục đàn lợn lên 1,8 triệu con như trước khi có dịch tả lợn Châu Phi, lĩnh vực chăn nuôi sẽ tập trung tăng đàn bò, đàn gia cầm. Với nuôi trồng thủy sản, thành phố duy trì diện tích khoảng 24.000ha nhưng mở rộng các mô hình nuôi trồng theo phương thức thâm canh để đạt hiệu quả cao hơn.

Tập trung phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản

Đứng trước thực trạng như vậy, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội tiếp tục hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi đẩy nhanh tái đàn, nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm 2022; Thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết, có sự kết nối với doanh nghiệp và thị trường để ổn định "đầu ra".

Là địa phương có thế mạnh sản xuất rau an toàn, để nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện Đông Anh tiếp tục thực hiện triển khai công tác bố trí rải vụ các lứa rau; Mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn, VietGAP, hữu cơ và đẩy mạnh liên kết chuỗi trong tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân.

Ở góc độ doanh nghiệp, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch Organic Green (huyện Thường Tín) Nguyễn Văn Chữ thông tin: Công ty đã liên kết với hơn 300 trang trại chăn nuôi lợn, gà, vịt... và thực hiện giết mổ gia súc, gia cầm trên dây chuyền công nghệ tiên tiến để bảo đảm an toàn thực phẩm; Mở 134 điểm bán thực phẩm sạch nhằm bảo đảm cung ứng thực phẩm chế biến cho thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Nông nghiệp Thủ đô chủ động thích ứng linh hoạt để duy trì tăng trưởng
Nông nghiệp Thủ đô chủ động thích ứng linh hoạt để duy trì tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 2,5-3% trong năm nay, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho hay: “Ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ phối hợp với địa phương triển khai các giải pháp chăm sóc, phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng; Chủ động triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông trên cơ sở có các điều chỉnh phù hợp về cơ cấu cây trồng, diện tích gieo trồng...

Vụ đông là vụ gieo trồng chính của Hà Nội, là thời điểm tiêu thụ nông sản cao nhất trong năm nên các địa phương cần chủ động trong sản xuất. Hà Nội phấn đấu đạt diện tích gieo trồng vụ đông là hơn 29.625,9ha; Tập trung vào các loại giống mới, ngắn ngày, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao...”.

Ngoài ra, ngành Nông nghiệp Thủ đô sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư; Tận dụng tối đa nguồn lực từ các sản phẩm của Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) để kết nối và mở rộng thị trường.

Đọc thêm

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Đồng hành, hỗ trợ hội viên nông dân khắc phục hậu quả mưa bão Nông thôn mới

Đồng hành, hỗ trợ hội viên nông dân khắc phục hậu quả mưa bão

TTTĐ - Sáng 10/9, đồng chí Phạm Hải Hoa, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã đến thăm và động viên một số hộ hội viên nông dân bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 gây ra tại thị xã Sơn Tây và huyện Đan Phượng.
Bài 2: Huy động các nguồn lực, nhanh chóng phục hồi sản xuất Nông thôn mới

Bài 2: Huy động các nguồn lực, nhanh chóng phục hồi sản xuất

TTTĐ - Tại các địa phương của Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đang tập trung các nguồn lực nhằm hồi phục sản xuất nông nghiệp sau ảnh hưởng cơn bão số 3. Không khí hăng hái, nhiệt tình theo phương châm "4 tại chỗ" đã được Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài quán triệt.
Long An: Mở đường, xây cầu, nâng cấp diện mạo nông thôn Nông thôn mới

Long An: Mở đường, xây cầu, nâng cấp diện mạo nông thôn

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An đã ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 với 18 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó công tác giao thông vận tải được xác định là lĩnh vực hết sức quan trọng “đi trước mở đường”.
Bài 1: Ngành nông nghiệp Thủ đô thiệt hại nặng nề sau siêu bão Nông thôn mới

Bài 1: Ngành nông nghiệp Thủ đô thiệt hại nặng nề sau siêu bão

TTTĐ - Siêu bão Yagi (bão số 3) càn quét qua địa phận Hà Nội gây thiệt hại vô cùng lớn đối với ngành nông nghiệp. Điều này có nguy cơ làm ảnh hưởng tới các mục tiêu sản xuất vụ mùa.
Nhân rộng giống cây, con đặc sản để nâng tầm nông sản Thủ đô Nông thôn mới

Nhân rộng giống cây, con đặc sản để nâng tầm nông sản Thủ đô

TTTĐ - Ngành Nông nghiệp Thủ đô đang phối hợp với các địa phương, nhà khoa học và doanh nghiệp phát triển, nhân rộng các giống cây, con đặc sản, chất lượng cao, nhằm nâng cao giá trị kinh tế, mang lại thu nhập cao cho người dân.
Xem thêm