Tag

Nông dân Hà Nội cần cù sản xuất sau siêu bão

Nông thôn mới 17/10/2024 21:22
aa
TTTĐ - Bão số 3 và hoàn lưu bão đã để lại hậu quả nặng nề đối với ngành nông nghiệp Thủ đô. Song, với bản tính cần cù, sáng tạo của người nông dân, những diện tích ngập úng, chết cây, hỏng đất đã được phủ xanh, sẵn sàng cho mùa bội thu.
Tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu

Màu xanh phủ đất ngập úng

Thôn Đông Cao, xã Tráng Việt (huyện Mê Linh, Hà Nội) từ nhiều năm qua nổi tiếng với các sản phẩm về rau củ. Với diện tích trồng rau hơn 200ha, hàng năm, những người nông dân thôn Đông Cao đưa ra thị trường 30-35 tấn rau, cung cấp cho Hà Nội và các vùng lân cận. Sản phẩm rau của thôn Đông Cao nổi tiếng đến mức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan từng đến thăm và biểu dương những nông dân sản xuất giỏi tại mảnh đất ven sông Hồng này.

Tuy nhiên, trước sức tàn phá khủng khiếp của bão số 3 và hoàn lưu của bão, hàng trăm héc-ta trồng rau của bà con Đông Cao đã chịu ảnh hưởng nặng nề; phần lớn đều bị ngập úng, hư hại. Người nông dân nhìn tài sản chìm trong nước không tránh khỏi xót xa.

Cái khó ló cái khôn - nông dân Hà Nội cần cù sản xuất sau siêu bão
Giám đốc Sở NN & PTNT Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân khi bão số 3 đổ bộ.

Trước tình hình đó, để kịp thời khôi phục sản xuất, huyện Mê Linh đã chỉ đạo xã Tráng Việt tuyên truyền đến bà con nông dân áp dụng phương pháp canh tác theo phương châm "nước lũ rút đến đâu, làm đất sản xuất đến đó". Người nông dân kiên cường thu dọn rau hỏng, làm tơi xốp đất ngập úng và bước vào một vụ sản xuất mới. Màu xanh mươn mướt của rau lại phơi phới che phủ những khoảng đất từng thoi thóp trong ngập úng.

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Tám, Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh vui mừng cho biết: Đến thời điểm này, tính riêng bà con thôn Đông Cao đã gieo trồng được khoảng 170ha. Hiện lứa rau ăn lá (cải ngọt, cải canh, cải ngồng…) bắt đầu cho thu hoạch, giá bán ở mức 8.000-10.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập 25 đến 30 triệu đồng/sào/lứa, đáp ứng nhu cầu rau xanh của người dân Thủ đô.

Cái khó ló cái khôn - nông dân Hà Nội cần cù sản xuất sau siêu bão
Nông dân thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh trồng cây rau ngắn ngày

Mở rộng hơn, trên địa bàn huyện Mê Linh, tính đến ngày 14/10, trên cơ sở đánh giá thiệt hại, đề xuất của các xã, thị trấn, UBND huyện Mê Linh đã đề xuất thành phố hỗ trợ nhu cầu kinh phí thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 trên địa bàn. Cụ thể, diện tích hỗ trợ lên tới 1.010ha, tập trung vào diện tích rau các loại (629 ha), ngô, khoai lang, đậu tương... Từ đó, đời sống người nông dân cũng tạm yên ấm.

Đối với những người dân trồng đào tại quận Tây Hồ, thời điểm này những năm trước, các nhà vườn đã tất bật chuẩn bị tuốt lá, kích thích đào ra hoa chờ bán Tết. Song, đợt lũ lụt sau bão Yagi khiến khoảng 90 ha đất bãi sản xuất nông nghiệp của các hộ dân ở Nhật Tân bị ngập. Hơn 65 ha đào bị mất trắng, tương đương 40 tỷ đồng.

Đối diện với nghịch cảnh như vậy, người nông dân không than thở, trái lại, họ tìm cách để tiếp tục sản xuất trên mảnh đất của mình. Hiện tại, nông dân phường Nhật Tân, Quảng Bá ... đã chuyển sang trồng hoa ngắn ngày nhằm chuẩn bị cho vụ Tết.

Hi vọng vào vụ mùa no ấm

Tương tự như Mê Linh hay Tây Hồ, khảo sát của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy, các huyện Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất, Thường Tín... đều triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ nông dân phục hồi sản xuất.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản chia sẻ, với phương châm tất cả vì đời sống người dân, huyện đã huy động mọi nguồn lực, trong đó có thể kể tới hỗ trợ giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là hỗ trợ trực tiếp tiền mặt cho các tổ chức, cá nhân sản xuất vụ Đông.

Cái khó ló cái khôn - nông dân Hà Nội cần cù sản xuất sau siêu bão
Huyện Thạch Thất tập trung sản xuất vụ Đông

Đồng chí Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội cho biết ước tính thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp của Thủ đô sau cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão là trên 2.286 tỷ đồng.

Hiện tại, sở NN&PTNT Hà Nội đang và sẽ tiếp tục triển khai đồng thời các hoạt động khắc phục hậu quả, sự cố, dọn dẹp, vệ sinh môi trường; rà soát, đánh giá, hỗ trợ thiệt hại sau thiên tai theo quy định.

Trước mắt, khắc phục sản xuất nông nghiệp sau bão, thành phố đã tập trung thu hoạch lúa mùa, triển khai vụ Đông, diện tích gieo trồng cây rau màu 203,3ha.

Theo kế hoạch, năm nay, cây vụ đông tại Hà Nội trồng khoảng 29.000ha. Song, để khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Sở NN & PTNT Hà Nội đã đề nghị tăng diện tích gieo trồng cây vụ đông lên 35.000ha; trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển cây khoai tây gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác.

Cái khó ló cái khôn - nông dân Hà Nội cần cù sản xuất sau siêu bão
Kỳ vọng vụ mùa bội thu, no ấm

Đồng thời, các địa phương của Hà Nội chú trọng mở rộng tối đa diện tích sản xuất cây vụ đông để đảm bảo nguồn cung và thu nhập, tập trung chủ yếu vào các cây màu như khoai tây, đậu tương, lạc, ngô, cây rau các loại…

Được biết, với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, tính đến ngày 10/10, tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông trên địa bàn thành phố đạt 55 - 60% so với kế hoạch.

"Để vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, với diện tích khoảng 40.000ha/năm và đạt hiệu quả cao ở 3 tiêu chí: Năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm, Sở NN&PTNT Hà Nội đề xuất UBND thành phố cho phép xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông, gồm giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá", Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại chia sẻ.

Đọc thêm

Nghệ An: Nhà máy nước hơn 25 tỷ đồng rơi vào quên lãng sau 6 năm hoàn thành Nông thôn mới

Nghệ An: Nhà máy nước hơn 25 tỷ đồng rơi vào quên lãng sau 6 năm hoàn thành

TTTĐ - Dự án nhà máy nước sạch tại xã Hưng Thông, Hưng Nguyên (Nghệ An) được đầu tư với ngân sách lên tới hơn 25 tỷ đồng nhưng sau 6 năm hoàn thành, nhà máy ngừng hoạt động với lý do biến đổi khí hậu, nguồn nước để cung cấp không còn.
Huyện Gia Lâm nỗ lực phục hồi sản xuất nông nghiệp Kinh tế

Huyện Gia Lâm nỗ lực phục hồi sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Ngay sau bão lũ, cùng với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương, nông dân huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp.
Việt Nam sẽ là trung tâm nghiên cứu, đầu tư chăn nuôi hàng đầu Đông Nam Á Nông thôn mới

Việt Nam sẽ là trung tâm nghiên cứu, đầu tư chăn nuôi hàng đầu Đông Nam Á

TTTĐ - ILRI chọn Việt Nam là trung tâm khu vực cho nghiên cứu và đầu tư ở Đông và Đông Nam Á, nhờ vào nhiều dự án nghiên cứu tại khu vực sông Mekong và quan hệ đối tác mạnh mẽ tại địa phương.
Phát triển chăn nuôi bền vững dựa trên khoa học quy mô lớn Nông thôn mới

Phát triển chăn nuôi bền vững dựa trên khoa học quy mô lớn

TTTĐ - Chiều 15/10, Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế - ILRI kỷ niệm 50 năm thành lập và ra mắt chiến lược mới về phát triển chăn nuôi bền vững.
Huyện Thanh Trì gia tăng giá trị cho các sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì gia tăng giá trị cho các sản phẩm OCOP

TTTĐ - Tại Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, những sản phẩm OCOP, làng nghề truyền thống của Thanh Trì đã được các bạn đoàn viên thanh niên trưng bày, giới thiệu tại các gian hàng, thu hút sự quan tâm của đông đảo các đại biểu tham dự đại hội.
Sản phẩm OCOP Cự Đà "theo chân" thanh niên đến ngày hội lớn Nông thôn mới

Sản phẩm OCOP Cự Đà "theo chân" thanh niên đến ngày hội lớn

TTTĐ - Những sản phẩm OCOP nổi tiếng của làng Cự Đà (Thanh Oai) như miến dong, tương... đã "theo chân" các bạn đoàn viên thanh niên đến với Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Gian hàng của Huyện đoàn Thanh Oai là một trong những dấu ấn thu hút đông đảo đại biểu và khách tham quan.
Nghệ sỹ Xuân Bắc livestream giới thiệu sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng Nông thôn mới

Nghệ sỹ Xuân Bắc livestream giới thiệu sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng

TTTĐ - Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, sáng 13/10, Hội Liên hiệp thanh niên thành phố Hà Nội tổ chức phiên livestream kết nối và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội 2024.
Nghệ An vận động người dân đảm bảo an toàn hành lang điện lưới Nông thôn mới

Nghệ An vận động người dân đảm bảo an toàn hành lang điện lưới

TTTĐ - Với nhiều phương pháp linh hoạt, sáng tạo, cán bộ, đảng viên, đoàn viên và người lao động Công ty Điện lực Nghệ An đã tích cực tuyên truyền vận động người dân từ khu vực nông thôn, miền núi đến thành thị tham gia đảm bảo an toàn hành lang điện lưới. Qua đó, hành lang điện lưới được đảm bảo an toàn giúp địa phương nâng cao sản xuất, ổn định cuộc sống.
Hỗ trợ nông dân Mê Linh phục hồi sản xuất Nông thôn mới

Hỗ trợ nông dân Mê Linh phục hồi sản xuất

TTTĐ - Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) hỗ trợ người trồng rau Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội) 90kg hạt giống các loại để sớm khôi phục sản xuất sau bão, lũ.
Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp chế biến thủy sản Nông thôn mới

Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp chế biến thủy sản

TTTĐ - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản báo cáo và kiến nghị gửi Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế về giải quyết một số vướng mắc, bất cập về thuế của doanh nghiệp thủy sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xem thêm