Tag

Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân

Nông thôn mới 31/12/2024 14:10
aa
TTTĐ - Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân.
Công an Nhân dân phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệtNhân dân đồng lòng, vì một Thủ đô xanhLàm tốt hơn nữa việc tạo dựng sự đồng thuận trong Nhân dânVăn nghệ sỹ phải không ngừng bám sát nhịp sống, hơi thở của Nhân dân, hòa mình cùng đất nước*

Sáng 31/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới".

Sau khi trả lời, chia sẻ với các đại biểu về các vấn đề cùng quan tâm, phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá buổi đối thoại đã thể hiện sự đồng lòng, nhất trí với tình cảm dành cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Thủ tướng cho biết năm 2024, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của Nhân dân và doanh nghiệp cả nước, sự hỗ trợ, hợp tác của bạn bè quốc tế, chúng ta dự kiến đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu.

Trong thành tựu chung của cả nước, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, người nông dân đóng góp rất quan trọng. Nổi bật là kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản dự kiến vượt 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023 (đạt kỷ lục); thặng dư thương mại đạt 17,9 tỷ USD, chiếm 72% tổng giá trị xuất siêu của toàn nền kinh tế; các mặt hàng nông sản Việt Nam có mặt tại 190 nước trên thế giới.

Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024.

Trong các cân đối lớn của nền kinh tế, riêng về lương thực, chúng ta không chỉ làm đủ ăn mà còn đạt thặng dư cao, xuất khẩu trên 9 triệu tấn gạo, mang về hơn 5 tỷ USD, góp phần bảo đảm an ninh lương thực của Việt Nam và thế giới. Nông nghiệp vẫn phát huy vị trí, vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế.

Những thành tựu, kết quả này đã góp phần khẳng định tính đúng đắn chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh-đây là khát vọng rất lớn, là tinh thần tự hào dân tộc mà chúng ta phải thực hiện, khó mấy cũng phải làm.

"Chúng ta phải đạt mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản 100 tỷ USD trong những năm tới", Thủ tướng phát biểu và trân trọng cảm ơn đóng góp của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, của nông dân với sự phát triển của đất nước.

Thủ tướng nhấn mạnh 9 vấn đề quan trọng mà các chủ thể liên quan cần tiếp tục quan tâm trong thời gian tới để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Trước hết, Thủ tướng nhấn mạnh thể chế, chính sách vẫn là điểm nghẽn của điểm nghẽn và phải là đột phá của đột phá. Thủ tướng lấy ví dụ, việc tháo gỡ cơ chế, chính sách với khoán 10, khoán 100 trước đây đã biến Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới; tỉ lệ hộ nghèo từ 67% đến nay chỉ còn 1,93%. Điều này cho thấy nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân.

Thủ tướng mong muốn, đề nghị bà con nông dân tiếp tục góp ý để cùng nhau xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, gồm cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, phí, lệ phí, về vốn tín dụng…; từ đó tháo gỡ nút thắt từ thực tiễn, để mọi người dân có thể đóng góp sức lực, nguồn lực của mình cho sự phát triển, đưa mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh thực hiện được nhanh hơn, tăng tốc, bứt phá hơn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc hơn.

Vấn đề thứ hai là công tác quy hoạch. Trước đây, do điều kiện, hoàn cảnh, lịch sử của đất nước, công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức. Đến nay, nhu cầu của người dân, người tiêu dùng ngày càng nâng cao theo hướng ăn ngon, ăn sạch, do đó công tác quy hoạch cần được quan tâm hơn nữa, nhất là quy hoạch ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp…

Vấn đề thứ ba là đất đai. Phải tiếp tục rà soát pháp luật, quy định để giải phóng nguồn lực từ đất đai, phát huy cao nhất hiệu quả từ đất đai, bởi đất đai là hằng số, là nguồn lực có hạn. Cùng với đó, phải khai thác cả không gian vũ trụ như phát triển internet vệ tinh để cung cấp sóng viễn thông cho vùng sâu, vùng xa; khai thác không gian biển như phát triển năng lượng mặt trời, gió…; khai thác không gian ngầm để mang lại lợi ích cho nông dân, phát huy sức mạnh của nông dân, phát triển nông thôn, nông nghiệp.

Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024.

Vấn đề thứ tư là vốn và bảo hiểm. Muốn làm giàu thì phải có vốn, muốn thúc đẩy nông nghiệp theo hướng phát triển xanh, phát triển các ngành chủ lực theo quy hoạch, phát triển các mặt hàng mà thế giới có nhu cầu thì phải có chính sách tín dụng và bảo hiểm theo nguyên tắc đóng-hưởng để khuyến khích. Đồng thời, phải khuyến khích doanh nghiệp tham gia hợp tác, hỗ trợ, liên kết chặt chẽ với nông dân để bảo đảm đầu vào, đầu ra cho sản xuất; đẩy mạnh liên kết vùng, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng.

Vấn đề thứ năm là thị trường. Phát triển kinh tế nông nghiệp chứ không phải sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp nữa thì phải mở rộng thị trường xuất khẩu, gồm cả các thị trường đặc thù như thực phẩm Halal. Nhà nước phải tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của người nông dân, người nông dân phải bảo đảm chất lượng và xây dựng thương hiệu cho nông sản, cùng với mẫu mã, bao bì, đóng góp thuận tiện, bắt mắt để chiếm lĩnh thị phần.

"Để du khách mua sản phẩm thì bao bì, đóng gói sản phẩm đó phải đi máy bay cũng được, tàu hòa cũng được, tàu biển cũng được, đi bộ cũng được…", Thủ tướng lấy ví dụ.

Vấn đề thứ sáu là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, số hóa nông nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo trong ngành nông nghiệp Việt Nam, nghiên cứu, tiếp cận, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, công nghệ xanh, trong tất cả các khâu từ trồng cây gì, nuôi con gì, kinh doanh gì đến xây dựng chỉ dẫn địa lý, đẩy mạnh chế biến sâu, nghiên cứu bao bì, mẫu mã… "Cơ sở dữ liệu sẽ cho giải pháp thông minh, như chỗ nào trồng lúa tốt nhất, giải pháp canh tác nào tốt nhất, thông minh nhất", Thủ tướng nói.

Vấn đề thứ bảy là đào tạo nhân lực chất lượng cao và chuyển đổi nhân lực từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp và đô thị. Thủ tướng lưu ý, chuyển đổi lao động bền vững là chuyển đổi ngay tại chỗ, công nghiệp hóa nông thôn, ly nông mà không ly hương.

Vấn đề thứ tám, xác định văn hóa là sức mạnh nội sinh, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng, văn hoá soi đường cho quốc dân đi. "Vẫn là bài hát Trống Cơm, vẫn là chèo, là tuồng, nhưng nếu đổi mới sáng tạo, có đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ để thổi hồn vào từng làn điệu thì sẽ khác, sẽ trở thành công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí", Thủ tướng nói và nhấn mạnh, phải khai thác tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của văn hóa nông nghiệp, văn minh lúa nước, phải quốc tế các giá trị bản sắc dân tộc và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.

Thứ chín, hệ thống chính trị cơ sơ phải luôn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người nông dân và chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới người nông dân. Đồng thời, chủ động đề xuất thể chế, cơ chế, chính sách trên cơ sở thực tiễn; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân để phục vụ phát triển.

Thủ tướng cho biết Đảng, Nhà nước đã và đang tập trung thúc đẩy 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực. Theo đó, xây dựng thể chế thông thoáng, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để giảm chi phí tuân thủ, giảm cơ chế xin cho, giảm phiền hà, sách nhiễu, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; xây dựng hạ tầng chiến lược (về giao thông, hạ tầng số, hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục và thể thao…) để giảm chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, giảm thời gian, chi phí, công sức cho người dân và doanh nghiệp; đào tạo nhân lực và chuyển dịch lao động, nâng cao tay nghề, tri thức, trình độ kỹ năng của người nông dân.

Đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phương định kỳ đối thoại, lắng nghe với nông dân, Thủ tướng kêu gọi dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo và đoàn kết, thống nhất - đây là điểm tựa tinh thần của dân tộc ta, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, để đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển, cùng cả nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới.

Đọc thêm

Cần thay đổi tư duy xây dựng Nông thôn mới ở Mù Cang Chải Nông thôn mới

Cần thay đổi tư duy xây dựng Nông thôn mới ở Mù Cang Chải

TTTĐ - Làm việc với BCH Đảng bộ huyện Mù Cang Chải vào sáng 28/12, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho rằng, huyện Mù Cang Chải cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức, tư duy của người dân trong việc xây dựng Nông thôn mới với phương châm "chỉ bàn làm không bàn lùi” theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Mù Cang Chải Kinh tế

Nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Mù Cang Chải

TTTĐ - Chiều 27/12, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh, đến thăm, kiểm tra một số mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải.
Huyện Đông Anh: Thêm 4 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Nông thôn mới

Huyện Đông Anh: Thêm 4 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

TTTĐ - Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã thẩm định 3 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Mai Lâm, Vân Hà, Tiên Dương và 1 xã Nông thôn mới nâng cao: Thụy Lâm của huyện Đông Anh.
Kết nối tiêu thụ nông sản an toàn qua diễn đàn khuyến nông Nông thôn mới

Kết nối tiêu thụ nông sản an toàn qua diễn đàn khuyến nông

Ngày 27/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ứng Hòa tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Đặc sản, sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ về Thủ đô Nông thôn mới

Đặc sản, sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ về Thủ đô

TTTĐ - Với nhiều sản phẩm như: Miến dong Cao Bằng, cốm Mễ Trì, cam Cao Phong, chè shan tuyết Hà Giang, gốm, sừng mỹ nghệ... Phiên chợ đặc sản, hàng quà tặng, thủ công mỹ nghệ, OCOP tại Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người tiêu dùng, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm.
Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Ngày 24/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Hà Nội đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã Nông thôn mới

Hà Nội đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

TTTĐ - Hà Nội có số lượng hợp tác xã dẫn đầu cả nước (chiếm 9,9%), trong đó, kinh tế hợp tác xã nông nghiệp đóng góp tích cực trong tỷ trọng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP). Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp thành phố ngày càng được nâng cao, ngành nghề kinh doanh cũng đa dạng hơn.
Hàng trăm sản phẩm OCOP có mặt tại phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao Nông thôn mới

Hàng trăm sản phẩm OCOP có mặt tại phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao

TTTĐ - Sáng 24/12, Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức “Phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao và sản phẩm OCOP” mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Phiên chợ diễn ra trong 6 ngày (từ ngày 22 - 27/12), tại số 33 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội.
Hà Nội chủ động trong công tác lấy nước gieo cấy vụ Xuân Nông thôn mới

Hà Nội chủ động trong công tác lấy nước gieo cấy vụ Xuân

TTTĐ - Mục tiêu của Hà Nội là chủ động cao nhất trong công tác lấy nước vụ Xuân 2025 nhằm tận dụng hiệu quả các đợt tăng cường xả nước từ các hồ chứa thủy điện; cố gắng lấy đủ nước trong thời gian của hai đợt xả, không để phát sinh thêm thời gian lấy nước.
Xã Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của huyện Phúc Thọ Nông thôn mới

Xã Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của huyện Phúc Thọ

TTTĐ - Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội vừa thẩm định 3 xã Nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu trên địa bàn huyện Phúc Thọ, gồm: Tam Hiệp, Phụng Thượng và Hát Môn. Trong đó, Hát Môn là xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.
Xem thêm