Tag

Hà Nội đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

Nông thôn mới 24/12/2024 15:00
aa
TTTĐ - Hà Nội có số lượng hợp tác xã dẫn đầu cả nước (chiếm 9,9%), trong đó, kinh tế hợp tác xã nông nghiệp đóng góp tích cực trong tỷ trọng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP). Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp thành phố ngày càng được nâng cao, ngành nghề kinh doanh cũng đa dạng hơn.
Hà Nội có 1.498 hợp tác xã nông nghiệp Đảm bảo nhu cầu tiêu thụ hoa và rau an toàn cho người dân “Gỡ khó” cho các địa phương để hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Nâng sức cạnh tranh cho kinh tế tập thể, hợp tác xã

Nhiều mô hình kinh tế tập thể tiêu biểu

Thời gian qua, các hợp tác xã trên địa bàn thành phố đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động thông qua việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, giúp các thành viên hợp tác xã nâng cao tinh thần tự chủ, có sự gắn kết chặt chẽ.

Các hợp tác xã trên địa bàn Thủ đô đã và đang phát huy vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội và đẩy nhanh quá trình xây dựng Nông thôn mới ở các địa phương.

Từ đó, nhiều hợp tác xã đã tổ chức sản xuất và tạo nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng cao, từng bước xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương.

Ðặc biệt, những năm gần đây, với yêu cầu cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, kinh tế hợp tác xã đã có bước phát triển mới cả về số lượng, hiệu quả hoạt động với nhiều loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, giáo dục trải nghiệm.

Hà Nội đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
Sơ chế rau an toàn tại Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ)

Đơn cử như Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn, thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) đã và đang trồng nhiều loại rau, củ theo công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, đầu tư lắp đặt hệ thống camera, lưu trữ dữ liệu 30 ngày gần nhất để minh bạch quá trình sản xuất, giúp khách hàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách nhanh chóng.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn Hoàng Văn Thám cho biết: Xác định rõ sản xuất phải gắn với nhu cầu thị trường, nên ngay từ khi thành lập, hợp tác xã đã chủ động xây dựng chuỗi liên kết, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các cơ sở tiêu thụ, nhằm bảo đảm đầu ra ổn định.

Đến nay, Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn có 6 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, sản lượng tiêu thụ theo chuỗi đạt hơn 800 tấn/năm. Thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân viên đạt hơn 6,5 triệu đồng/người/tháng...

Tại huyện Hoài Đức, xã Yên Sở, là một vùng đất có truyền thống lâu đời trong sản xuất nông nghiệp. Nằm bên cạnh dòng sông Đáy, xã Yên Sở sở hữu đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Với diện tích đất nông nghiệp lên tới 300ha, địa phương nổi bật với các mô hình canh tác bền vững và phát triển nông nghiệp hữu cơ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Theo thống kê từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Yên Sở, tính đến năm 2024, có khoảng 70 - 80% hộ gia đình trồng cây ăn quả đã áp dụng các biện pháp sản xuất sạch. Trong đó, hơn 100ha đất trồng cây ăn quả (chủ yếu là bưởi, ổi, phật thủ) đều áp dụng quy trình VietGAP hoặc sản xuất hữu cơ. Ngoài ra, xã cũng trồng khoảng 15ha lúa và các loại cây trồng khác.

Hà Nội đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
Xã Yên Sở đang tích cực triển khai các mô hình nông nghiệp thân thiện với môi trường

Ông Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Yên Sở cho biết: Tại địa phương, tất cả các sản phẩm nông sản đều được cấp mã số vùng trồng và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn hữu cơ. Quy trình sản xuất được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ.

Để đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp xanh bền vững, xã Yên Sở đang tích cực triển khai các mô hình nông nghiệp thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Yên Sở cũng đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về sản xuất bền vững kết hợp bảo vệ môi trường. Những nỗ lực này giúp thay đổi thói quen canh tác, hướng tới phương pháp sản xuất an toàn, ông Hưng chia sẻ thêm.

Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, thành phố hiện có 1.498 hợp tác xã nông nghiệp; trong đó có 1.304 hợp tác xã đang hoạt động, 194 hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể.

Tính đến hết năm 2023, Hà Nội có 61,4% hợp tác xã được xếp loại khá và tốt. Toàn thành phố đã hình thành 166 hợp tác xã sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGap, hữu cơ, HACCP; 68 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 132 hợp tác xã nông nghiệp có các sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm); gần 40% số hợp tác xã đã có liên kết sản xuất, tiêu thụ, trong đó có 84 hợp tác xã nông nghiệp có liên kết theo chuỗi giá trị, 10 hợp tác xã phát triển kinh tế tuần hoàn và ứng dụng chuyển đổi số...

Xã viên Hợp tác xã Thanh Đa (huyện Phúc Thọ) chăm sóc dưa lưới trong nhà kính
Thành phố Hà Nội tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Từ năm 2022 đến nay, Sở tập trung triển khai và phối hợp các đơn vị liên quan hỗ trợ, tuyên truyền 50 mô hình hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

Sở cũng hỗ trợ thành lập mới và củng cố gần 200 hợp tác xã nông nghiệp; hỗ trợ 130 hợp tác xã nông nghiệp trong hoạt động đánh giá, xác nhận về hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm đạt các yêu cầu theo Chương trình OCOP, tham gia các chương trình hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu…

Hà Nội phấn đấu đến năm 2030, thành lập mới từ 1.000 hợp tác xã và 15 liên hiệp hợp tác xã trở lên; số hợp tác xã hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 70% trở lên. Thành phố cũng đặt mục tiêu hỗ trợ 150 mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, đóng góp tích cực vào việc tái cơ cấu các ngành kinh tế của Thủ đô, nhất là tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới.

Trang thông tin có sự phối hợp của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Hà Nội chủ động trong công tác lấy nước gieo cấy vụ Xuân Nông thôn mới

Hà Nội chủ động trong công tác lấy nước gieo cấy vụ Xuân

TTTĐ - Mục tiêu của Hà Nội là chủ động cao nhất trong công tác lấy nước vụ Xuân 2025 nhằm tận dụng hiệu quả các đợt tăng cường xả nước từ các hồ chứa thủy điện; cố gắng lấy đủ nước trong thời gian của hai đợt xả, không để phát sinh thêm thời gian lấy nước.
Xã Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của huyện Phúc Thọ Nông thôn mới

Xã Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của huyện Phúc Thọ

TTTĐ - Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội vừa thẩm định 3 xã Nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu trên địa bàn huyện Phúc Thọ, gồm: Tam Hiệp, Phụng Thượng và Hát Môn. Trong đó, Hát Môn là xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.
Tặng bò cho đoàn viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn Kinh tế

Tặng bò cho đoàn viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Ngày 23/12, Đoàn Thanh niên xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã trao tặng 2 con bò làm kế sinh nhai, tạo tiền đề để phát triển kinh tế cho đoàn viên người đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Xây dựng Trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại Mebi Farm Nông thôn mới

Xây dựng Trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại Mebi Farm

TTTĐ - Ngày 22/12, Công ty Cổ phần Mebi Farm đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại Khu chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao Mebi Farm (xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận). Đây được đánh giá là hạng mục quan trọng, có vai trò quyết định đến chất lượng đầu ra của sản phẩm trứng gà.
Nhựa Tiền Phong khởi công Cầu nối yêu thương số 118 tại Hậu Giang Nông thôn mới

Nhựa Tiền Phong khởi công Cầu nối yêu thương số 118 tại Hậu Giang

TTTĐ - Sáng 22/12, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, UBND huyện Long Mỹ tổ chức Lễ khởi công Cầu nối yêu thương số 118 (cầu Kênh Trực Thăng) tại Ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Buổi lễ diễn ra trong không khí phấn khởi, vui mừng của bà con Nhân dân, các học sinh và đại diện lãnh đạo các cấp tại địa phương.
Ứng Hoà: Hoàn thành thẩm định Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại 7 xã Nông thôn mới

Ứng Hoà: Hoàn thành thẩm định Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại 7 xã

TTTĐ - Ngày 21/12, Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã thẩm định 2 xã Nông thôn mới kiểu mẫu: Trung Tú và Hòa Phú và 1 xã Nông thôn mới nâng cao Phương Tú của huyện Ứng Hòa.
Hơn 1.000 sản phẩm thu hút người dân tại Lễ hội mua sắm 2024 Kinh tế

Hơn 1.000 sản phẩm thu hút người dân tại Lễ hội mua sắm 2024

TTTĐ - Tối 20/12, Lễ hội mua sắm năm 2024 do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) phối hợp tổ chức, đã khai mạc tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn.
Ứng Hoà có thêm hai xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Nông thôn mới

Ứng Hoà có thêm hai xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 20/12, Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã thẩm định 2 xã Nông thôn mới nâng cao và Nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Ứng Hòa.
Đồng chí Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04 của Thành ủy Hà Nội Nông thôn mới

Đồng chí Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04 của Thành ủy Hà Nội

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định kiện toàn đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04 của Thành ủy khóa XVII.
Công nhận 3 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới Nông thôn mới

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023.
Xem thêm