Tag

Nỗi nhớ Bác Hồ trên quê hương Cần Kiệm

MultiMedia 03/02/2023 08:00
aa
TTTĐ - Năm 1947, Bác Hồ đón Tết kháng chiến đầu tiên trong ngôi nhà lá tại xã Cần Kiệm (huyện Thạch Thất, Hà Nội). Vui Xuân với các lãnh đạo cao nhất của đất nước, Chủ tịch nước chỉ mong muốn đơn sơ là “nếu có thể, thì sắm vài con gà quay hoặc luộc, một ít xôi và nước chè, gọi là Tết Chính phủ”.
Gặp gỡ nữ sinh Hàng hải giành giải Nhất cuộc thi học tập và làm theo Bác Hồ Những cái Tết đáng nhớ của Bác ở Hà Nội

19 ngày Bác Hồ ở Thạch Thất

Đầu năm 1947, không biết do vô tình hay hữu ý, Bác Hồ đã lựa chọn xã Cần Kiệm - địa danh bao gồm hai đức tính “Cần” và “Kiệm” - là nơi dừng chân lâu nhất trên đường di chuyển từ Hà Nội tới Thủ đô kháng chiến.

Xã Cần Kiệm cũng là nơi Bác Hồ và các đồng chí Trung ương Đảng đón Tết kháng chiến đầu tiên trong hoàn cảnh khó khăn trăm bề, vất vả gian nan. Giống như đóa sen nở lên từ lòng đất, tình thế ngặt nghèo càng làm rạng rỡ nhân cách của vị cha già dân tộc.

Bác Hồ với bà con Nhân dân
Bác Hồ với bà con tại một lớp bình dân học vụ

Những ngày đầu xuân Quý Mão, phóng viên tới thăm Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xóm Lài Cài (xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Ngôi nhà lá đơn sơ, giản dị, nằm trên một ngọn đồi rợp bóng cổ thụ. Mọi vật dụng như chiếc giường tre, bàn làm việc… vẫn được Đảng bộ, chính quyền địa phương gìn giữ vẹn nguyên.

Theo người dân trong xóm, năm 1947, nơi đây không có đường vào, rất yên tĩnh, bảo đảm tuyệt đối bí mật. Ở xóm Lài Cài, các quả đồi được nối thông bằng những con đường mòn nhỏ, hai bên rợp bóng cây xanh nên rất thuận lợi cho hoạt động cách mạng, vốn đòi hỏi bí mật.

Nỗi nhớ Bác Hồ trên quê hương Cần Kiệm
Con đường dẫn vào nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Cần Kiệm (Thạch Thất)

Nhật ký của ông Vũ Kỳ (thư ký của Bác Hồ) kể lại rằng, khoảng 19h ngày 13/1/1947, tiết trời mưa phùn, giá rét, Bác cùng các đồng chí trong Trung ương Đảng bí mật di chuyển từ thôn Xuyên Dương, xã Xuân Dương (huyện Thanh Oai) đến xã Cần Kiệm và ở, làm việc tại nhà cụ Nguyễn Đình Khuê (dân làng thường gọi là cụ Quý). Hôm ấy nhằm ngày 22 tháng Chạp năm Bính Tuất. Khi đó, ngôi nhà của cụ Khuê làm bằng tre, lợp rạ, tường đất, sân đất, phía trước cửa che chắn bằng cánh dại thay cửa nhưng chưa hoàn thiện, chưa có người ở.

Vật dụng giản dị của Bác Hồ được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thạch Thất bảo quản, lưu giữ
Vật dụng giản dị của Bác Hồ được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thạch Thất bảo quản, lưu giữ

Trong thời gian ở nhà cụ Khuê, Bác đã cùng các đồng chí trong Trung ương Đảng, Chính phủ bàn luận và quyết định nhiều chủ trương lớn, liên quan đến vận mệnh của đất nước. Tại nơi đây, Bác đã sửa và viết lại một số bản thảo tài liệu như: Chiến thuật du kích; Người chính trị viên; Phép dùng binh của ông Tôn Tử; Thư gửi Tổng thống Pháp; Thư Bác gửi đồng chí Hoàng Hữu Nam về việc chuẩn bị họp Hội đồng Chính phủ ngày 26/1/1947...

Tết giản dị của Cha già dân tộc

Tại ngôi nhà tranh ở xã Cần Kiệm, Bác Hồ và các đồng chí trong Trung ương Đảng đã đón xuân Đinh Hợi - đây là Tết đầu tiên trong cuộc kháng chiến trường kỳ.

Tại ngôi nhà này, Bác Hồ và các đồng chí trong Trung ương Đảng đã đón Tết kháng chiến đầu tiên
Tại ngôi nhà này, Bác Hồ và các đồng chí trong Trung ương Đảng đã đón Tết kháng chiến đầu tiên

Chiều thứ 3 ngày 21/1/1947 (ngày 30 Tết), Bác tổ chức phiên họp tất niên của Hội đồng Chính phủ tại thôn Sài Sơn, phủ Quốc Oai. Để chuẩn bị đón xuân, Người căn dặn đồng chí Hoàng Hữu Nam (Thứ trưởng Bộ Nội vụ) rằng “nếu có thể, thì sắm vài con gà quay hoặc luộc, một ít xôi và nước chè, gọi là Tết Chính phủ”. Tuy nhiên, mong muốn đơn giản ấy của Người cũng không thực hiện được.

Hồi ký của ông Vũ Kỳ có đoạn: Chiều 30 Tết, từ Cần Kiệm, Bác đi dự phiên họp tất niên của Hội đồng Chính phủ tại thôn Sài Sơn, phủ Quốc Oai. Vì trời mưa, đường trơn, ô tô bị sa một bánh xuống ruộng, phải nhờ dân trong xóm gần đấy khênh giúp. 21 giờ Bác mới tới được nơi họp. Trước các thành viên của Hội đồng Chính phủ, Bác mở đầu phiên họp bằng câu chuyện xe sa lầy phải nhờ Nhân dân khênh giúp. Bác nói vui: Chỉ một việc đi xe thôi, không có Nhân dân thì Chủ tịch nước cũng đành chịu. Huống hồ việc kháng chiến kiến quốc, một công việc to lớn, vĩ đại, nhất định phải dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân mới ắt thành công.

Nỗi nhớ Bác Hồ trên quê hương Cần Kiệm
"Cung chúc Tân Xuân" - Bác Hồ viết tặng chủ nhà

22 giờ 30 phút, Bác lên xe đi Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam (đặt tại chùa Trầm, huyện Chương Mỹ). Trời vẫn mưa to, đường trơn lầy hơn, nhiều lúc anh em phải xuống đẩy xe, gần 24 giờ mới tới chùa Trầm. Sau khi đọc xong thơ chúc Tết, Bác nói chuyện với cán bộ rồi nói với đồng chí Trần Lâm phụ trách Đài mang đến mấy tờ giấy hồng Bác viết hai câu đối: "Kháng chiến tất thắng - Kiến quốc tất thành" bằng chữ Hán để tặng sư cụ chùa Trầm…

0 giờ 45 phút mồng 1 Tết, xe ra về. Trời vẫn mưa. Còn cách nhà 2km thì xe lại tụt cả hai bánh xuống ruộng. Giao thừa đã qua, không mượn được người khênh xe nên lái xe phải ngủ trên xe, còn mấy Bác cháu xuống xe cuốc bộ về nhà “xông đất”.

5 giờ sáng, Bác cháu mới đi nằm, lúc đó các nhà dân đã bắt đầu dậy để chuẩn bị cúng tổ tiên. 7 giờ sáng Bác đã dậy, Người phân công từng người trong cơ quan đi chúc Tết các nhà lân cận. Người viết trên tờ giấy điều mấy chữ Hán “Cung hỉ tân xuân” và kèm theo một quả cam gửi sang chúc Tết và mừng tuổi gia đình cụ Nguyễn Đình Khuê (chủ nhà).

Mùng 1 Tết năm ấy, Bác ăn uống “tươm tất” hơn ngày thường, gồm một suất cơm nóng nhưng là cơm độn sắn, mấy miếng thịt nạc rim và bát canh rau cải. Tối mồng 1 Tết, Bác cùng các đồng chí khác ngồi sưởi ấm quanh bếp lửa. 21 giờ, các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh đến họp và chúc Tết Bác. Ông Vũ Kỳ nhớ lại: “Các anh đến vui nhưng báo tin xúi quẩy là xe cũng bị tụt bánh, chúng tôi lại được đi khênh xe. Trời mưa nên càng lạnh, 12 giờ mới về. Một giờ sáng các anh mới ra về. Tết này là Tết khênh xe”.

Sau Tết, Bác còn ở và làm việc tại Cần Kiệm đến ngày 2/2/1947 (12 tháng Giêng năm Đinh Hợi). Hôm đó, sau khi chủ tọa xong phiên họp của Hội đồng Chính phủ nghe báo cáo về quốc phòng, ngoại giao và thảo luận một số vấn đề về tài chính, kinh tế, vấn đề tăng gia sản xuất… Buổi chiều, Bác mời cụ chủ nhà sang để cảm ơn và căn dặn cụ cùng con cháu tích cực ủng hộ kháng chiến và giữ gìn bí mật.

“6 giờ rưỡi, chiều nay lại rời Cần Kiệm, mưa phùn, trời lạnh, qua Quốc Oai, qua Trầm, tiếp tục chặng đường trường kỳ kháng chiến” - ông Vũ Kỳ đã viết những chữ cảm xúc như vậy khi Bác Hồ chia tay Thạch Thất, để lại nỗi nhớ và niềm kính trọng không nguôi cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân nơi đây.

Năm 1974, Đảng bộ và Nhân dân xã Cần Kiệm phục chế ngôi nhà cũ của cụ Nguyễn Đình Khuê làm Nhà lưu niệm vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Ngày 13/5/1993, Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng công nhận Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Cần Kiệm là Di tích lịch sử cách mạng. Hiện nay, ngôi nhà vẫn được bảo tồn nguyên trạng.

Ở gian giữa là ban thờ, trên có tượng Bác, đỉnh trầm, bát hương; còn các gian bên là nơi trưng bày tài liệu, bút tích và di vật gắn với thời gian Bác sống và làm việc tại đây như chiếc giường tre, chiếc bàn mộc, đèn bão, vại sành, chậu đồng, bản viết bốn chữ Hán “Cung chúc tân xuân” Bác tặng cụ Nguyễn Đình Khuê nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Hợi...

Nỗi nhớ Bác Hồ trên quê hương Cần Kiệm
Ông Trần Đình Cảnh (Thành uỷ viên, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất) dâng hương tại nhà Lưu niệm Bác Hồ nhân 76 năm ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại Cần Kiệm

Những năm gần đây, mỗi năm Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Cần Kiệm đón trên 1 vạn lượt khách tới dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm lễ báo công, tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử và văn hóa...

Ông Trần Đình Cảnh (Thành uỷ viên, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất) cho hay, địa phương có kế hoạch để đưa Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Cần Kiệm trở thành điểm nhấn trên trục du lịch văn hoá - tâm linh nhằm phát huy xứng đáng với ý nghĩa quan trọng, đặc biệt của "địa chỉ đỏ" này.

Đọc thêm

Lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp của Thăng Long - Hà Nội MultiMedia

Lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp của Thăng Long - Hà Nội

TTTĐ - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển văn hóa Thủ đô vừa bảo đảm tính bảo tồn, kế thừa, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để văn hoá Thăng Long - Hà Nội thực sự trở thành một nguồn lực quan trọng, đóng góp vào mục tiêu xây dựng Thủ đô trở thành Thành phố: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, người dân hạnh phúc.
Ấn tượng chương trình nghệ thuật "Khí chất Thăng Long, hào hoa Hà Nội" Ảnh

Ấn tượng chương trình nghệ thuật "Khí chất Thăng Long, hào hoa Hà Nội"

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, Lễ trao Giải Báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh diễn ra vào tối 28/9 tại Hoàng Thành Thăng Long có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.
Hàng nghìn người tới trải nghiệm Hội sách Hà Nội năm 2024 Ảnh

Hàng nghìn người tới trải nghiệm Hội sách Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Tối 27/9 đã diễn ra lễ khai mạc Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024. Hàng nghìn người dân đã tới tham quan, trải nghiệm và đọc sách tại các gian hàng trưng bày.
Hà Nội "khoác áo mới" chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô MultiMedia

Hà Nội "khoác áo mới" chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Các tuyến phố, phường của Hà Nội khoác lên mình "áo mới", ngập tràn sắc đỏ sao vàng, pano, áp phích... chào mừng ngày kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Phố phường Hà Nội rợp sắc đỏ hướng về ngày vui chiến thắng Ảnh

Phố phường Hà Nội rợp sắc đỏ hướng về ngày vui chiến thắng

TTTĐ - Những ngày đầu mùa thu, phố phường Hà Nội trở nên rực rỡ với những áp phích, băng rôn... hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Ngày về lịch sử MultiMedia

Ngày về lịch sử

TTTĐ - Từng đoàn quân "trùng trùng điệp điệp" tiến về Hà Nội; khắp nơi tràn ngập hoa và cờ đỏ sao vàng; quang cảnh như chỉ có trong giấc mơ... Đó là hồi tưởng của những người từng được sống trong không khí hào hùng của ngày Giải phóng Thủ đô.
Lòng biết ơn và trân trọng lịch sử để hướng tới tương lai Emagazine

Lòng biết ơn và trân trọng lịch sử để hướng tới tương lai

TTTĐ - Đến với chương trình, thanh niên Thủ đô được lắng nghe, thấu hiểu để từ đó học tập, cống hiến, xây dựng Thủ đô và đất nước, xứng đáng với sự hi sinh và công lao của thế hệ đi trước.
Nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định đời sống tại các vùng bão lũ Ảnh

Nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định đời sống tại các vùng bão lũ

TTTĐ - Bão lũ đã đi qua nhưng để lại những thiệt hại nặng nề với người dân. Tại nhiều địa phương, công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ, giúp người dân ổn định cuộc sống đang được cấp thiết thực hiện, nhiều nguồn lực đã được huy động
Việt Nam-Hoa Kỳ - Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển MultiMedia

Việt Nam-Hoa Kỳ - Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển

Gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt bước tiến dài trong hợp tác song phương, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển sâu rộng, thực chất, toàn diện.
Bài 4: Trung thu nhân ái gửi yêu thương đến vùng cao Emagazine

Bài 4: Trung thu nhân ái gửi yêu thương đến vùng cao

TTTĐ - Có một điều đặc biệt là Trung thu 2024 không giống những mùa trăng năm trước. Mùa trăng năm nay, thay vì bận bịu chuẩn bị những mâm cỗ đủ đầy, các thầy cô giáo và các em học sinh nhiều trường tại Hà Nội đã dành tình cảm yêu thương tạo nên mùa trăng lung linh rạng rỡ từ những tấm lòng thơm thảo gửi các bạn nhỏ và Nhân dân vùng lũ.
Xem thêm