Tag

Nơi hội tụ những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam

Nông thôn mới 02/11/2022 14:56
aa
TTTĐ - Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 đã tiếp nhận 364 sản phẩm của 190 tác giả, nhóm tác giả ở cả 3 miền với các mặt hàng sản phẩm như gốm sứ, thủy tinh; mây, tre đan…
Cấp “Hộ chiếu số” dành cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hà Nội Khai mạc Hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2020 Kỳ vọng tạo ra bước đột phá trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Nhằm khơi dậy tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế của lĩnh vực ngành nghề nông thôn nói chung và của làng nghề nói riêng. Đồng thời, củng cố và xây dựng đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2018/NĐ-CP, Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 với các giải pháp cụ thể, đồng bộ để thúc đẩy việc phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề ở các địa phương trong thời gian tới.

Năm 2020, Bộ đã tổ chức thành công Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam, qua đó đã thu hút được 174 nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế, các tổ chức, cá nhân và 339 sản phẩm tham gia Hội thi.

Sau Hội thi, các sản phẩm đạt giải đã được giới thiệu, quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; Nhiều làng nghề truyền thống đã kết nối tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, hợp tác xã; Các nghệ nhân, thợ giỏi cũng được nhiều lao động biết đến để theo học nghề thủ công mỹ nghệ.

Nơi hội tụ những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cùng Ban Tổ chức đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị Khai mạc Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 năm 2022

Để tiếp tục động viên, khuyến khích, tôn vinh, phát huy ý tưởng sáng tạo của các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam… ngay từ tháng 6/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát động Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 đến nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế, các tổ chức, cá nhân, các Hiệp hội và các cơ quan quản lý ở các địa phương.

Năm nay, Ban Tổ chức đã tiếp nhận được 364 sản phẩm của 190 tác giả, nhóm tác giả ở cả 3 miền. Trong đó, miền Bắc 247 sản phẩm của 126 tác giả; Miền Trung 32 sản phẩm của 15 tác giả; Miền Nam 85 sản phẩm của 49 tác giả.

Phân theo nhóm sản phẩm: Nhóm gốm sứ và thủy tinh là 37 sản phẩm; Nhóm dệt, thêu đan, móc là 83 sản phẩm; Nhóm mây, tre, lá là 93 sản phẩm; Nhóm sơn mài, khảm trai, gỗ mỹ nghệ là 75 sản phẩm và nhóm khác là 76 sản phẩm (sừng, trai ốc, chạm khắc đá, kim khí; hoa, tranh.

Để nâng cao chất lượng, sự công bằng và uy tín của Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022, Ban Tổ chức đã mời những người có trình độ, uy tín và kinh nghiệm trong các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, tạo hình khác nhau tham gia Ban giám khảo.

Lễ trao giải Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 sẽ được tổ chức vào khoảng 20h ngày hôm nay (2/11) trong buổi Lễ khai mạc Festival làng nghề Việt Nam năm 2022 (tầng 2, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).

Nơi hội tụ những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam
Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 đã tiếp nhận 364 sản phẩm của 190 tác giả, nhóm tác giả ở cả 3 miền

Thông tin về các làng nghề Việt Nam, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đến hết năm 2021, cả nước có 181 nghề truyền thống; 1.983 làng nghề, làng nghề truyền thống và 54 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Nghề thủ công truyền thống được công nhận.

Tổng số cơ sở tham gia sản xuất kinh doanh các làng nghề năm 2021 là khoảng 213.000 cơ sở. Trong đó, có gần 2.000 doanh nghiệp, 350 hợp tác xã, 330 tổ hợp tác và 210.000 hộ gia đình; tạo việc làm cho trên 672.000 lao động, thu nhập bình quân đạt 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Tổng doanh thu từ các hoạt động ngành nghề nông thôn trong các làng nghề đã được công nhận năm 2021 đạt gần 60.000 tỷ đồng. Một số sản phẩm ngành nghề nông thôn đạt được kết quả xuất khẩu cao như: Sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt trên 878 triệu USD (tăng 43,8% so với năm 2020); Sản phẩm gốm, sứ đạt trên 674 triệu USD (tăng 16,1% so với năm 2020).

Đọc thêm

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Xem thêm