Tag

Những số phận mưu sinh nhờ nghề bới rác

BHXH & Đời sống 16/03/2022 09:10
aa
TTTĐ - Hằng ngày, hơn 10 người, chủ yếu là phụ nữ đến bãi rác tìm ve chai, phế liệu. Phần lớn trong số họ có hoàn cảnh khó khăn, không công việc ổn định.
Quảng Trị: Lò đốt rác bỏ không gần hai năm, sau một tháng chạy thử Quảng Trị: Lò đốt rác bỏ không gần hai năm, sau một tháng chạy thử
Nghệ An: Bắt giữ đối tượng giết người ở bãi rác Nghệ An: Bắt giữ đối tượng giết người ở bãi rác
Hà Nội đầu tư khẩn cấp  công trình bảo đảm vận hành an toàn bãi rác Nam Sơn Hà Nội đầu tư khẩn cấp công trình bảo đảm vận hành an toàn bãi rác Nam Sơn
Nhiều năm qua một số người dân phải chọn việc bới rác làm kế mưu sinh nuôi sống gia đình. Ảnh: Đ.T
Nhiều năm qua một số người dân phải chọn việc bới rác làm kế mưu sinh nuôi sống gia đình (Ảnh: Đ.T)

Bãi rác xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị rộng gần 1ha, chất cao như núi, bốc mùi hôi nồng nặc. Vậy mà, hàng ngày, một số người vẫn tìm đến đây bới từng bao rác, thu lượm ve chai, phế liệu để kiếm sống.

Nhiều năm gắn bó với bãi rác

Đúng 8h30 mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Điệp (56 tuổi, trú tại huyện Cam Lộ) lại mang theo bao tải, cây kéo, điều khiển xe máy đi về hướng bãi rác để thu lượm chai, lọ, sắt vụn... kiếm tiền lo cho cuộc sống.

Bà Điệp cho biết, năm 37 tuổi đã bắt đầu công việc này. Trước đây, bà nhặt rác tại bãi TP Đông Hà (Quảng Trị). Sau này, bãi rác Cam Tuyền được xây dựng gần nhà, thì mới chuyển về đây tìm ve chai, phế liệu đến bây giờ.

“Do tgia đình nghèo khó, bản thân không có việc làm nên tôi đành đến các bãi rác thu lượm ve chai, phiếu liệu bán kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình”, bà Điệp nói.

Bà Điệp cố gắng dùng dao cắt từng túi rác để tìm ve chai, phiếu liệu. Ảnh: Đ.T
Người phụ nữ đang cố gắng cắt từng túi rác để tìm ve chai, phiếu liệu. Ảnh: Đ.T
Những chiếc chiếu được nhặt về tái sử dụng. Ảnh: ĐT.
Những chiếc chiếu được nhặt về tái sử dụng. Ảnh: ĐT.

Chị T.T.H (35 tuổi, trú huyện Cam Lộ) cho biết, bản thân không có việc làm, chồng không được nhanh nhẹn nên mọi việc trong gia đình đều do một mình chị gánh vác, lo liệu. Khi chưa làm nghề nhặt ve chai, phiếu liệu ở bãi rác, chị H làm đủ mọi thứ nghề, ai gọi gì cũng làm.

“Đây là năm thứ 6 tôi làm nghề này. Nhà đông con nên tôi không thể đi làm xa hay làm công ty được. Làm nghề này cũng vui, không gò bó thời gian, không ai quản lý, cũng chẳng sợ mất lòng ai”, chị H vui vẻ nói.

Bất chấp nguy cơ bệnh tật

Xe vừa đổ rác ra bãi, mọi người bẳt đầu lao vào cào, bới, móc từng túi rác để tìm vỏ chai, sắt vụn... rồi phân loại cho vào từng bao tải. Cứ thế, từ sáng đến tối họ phải vật lộn với hàng tấn rác thải đang bốc mùi hôi nồng nặc.

Bữa cơm trưa cũng được bày ra ngay trên bãi rác để ăn. Công việc của họ phải “đắm mình” trong rác, ngửi mùi hôi thối, tiếp xúc với chất độc hại nhưng thu nhập lại rất thấp.

Những bao tải phế liệu được di chuyển đến nơi tập kết để phân loại. Ảnh: ĐT.
Những bao tải phế liệu được di chuyển đến nơi tập kết để phân loại (Ảnh: ĐT)
Những số phận mưu sinh nhờ nghề bới rác

Bà Điệp cho hay, tùy vào độ may mắn, mỗi ngày bà có thể kiếm được 100.000 - 150.000 đồng từ việc bới rác thu lượm ve chai, phiếu liệu. Số tiền đó vừa đủ cho bà chi tiêu, trang trãi cuộc sống cho cả gia đình. Ngoài việc thu lượm chai lọ, thùng giấy... bán lấy tiền. Những vật mà người khác vứt đi như chiếu, nệm còn xài được, tôi cũng nhặt về tái sử dụng.

“Ngày nào kiếm nhiều thì ăn nhiều, ít thì ăn ít. Biết là có nguy cơ mắc các loại bệnh tật nhưng giờ phải làm để có tiền, chứ giờ nghỉ không biết làm gì trong khi bản thân đã lớn tuổi”, bà Điệp tâm sự.

Khu vực bãi tập kết rác xã Cam Tuyền. Ảnh: ĐT.
Khu vực bãi tập kết rác xã Cam Tuyền (Ảnh: ĐT)

Trước nguy cơ bệnh tật chực chờ, đe dọa nhưng vì cuộc sống, những người này phải chấp nhận chọn bãi tập kết rác làm nơi kiếm tiền. Đối với họ bãi rác là nguồn sống, nơi gắn bó thân quen nhất mỗi ngày. Nhằm bảo vệ cho bản thân, những người với công việc bới rác chỉ biết trang bị thêm cho mình những chiếc bao tay, khẩu trang, mũ, chiếc ủng hay mặc thêm nhiều lớp áo quần...

Trung bình mỗi ngày, bãi rác tại xã Cam Tuyền tiếp nhận khoảng 30 tấn rác từ các xã, thị trấn trên địa bàn. Năm 2021, sau khi được bàn giao công trình lò đốt rác, HTX Dịch vụ môi trường và công trình đô thị huyện Cam Lộ đưa vào vận hành thử nghiệm. Qua một tháng chạy thử, hệ thống lò đốt rác đáp ứng công suất 1 tấn rác/giờ (đúng theo công suất thiết kế), lượng khí thải ra qua ghi nhận rất ít.

Tuy nhiên, sau đó, phần vì máy móc bị hư hỏng, phần vì thiếu kinh phí duy trì nên hệ thống này phải ngưng hoạt động đến nay. Số rác tiếp nhận mỗi ngày vì thế cứ tồn đọng, chưa được xử lý kịp thời. Thời gian qua, do khó khăn về kinh phí vận hành nên lò đốt xủ lý rác phải tạm ngưng hoạt động. Để duy trì hoạt động của hệ thống xử lý rác thải trên, huyện này cần hơn 1,5 tỉ đồng/năm.

Đọc thêm

BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số

TTTĐ - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của Ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.
Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi) BHXH & Đời sống

Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi)

TTTĐ - Việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận người lao động còn khó khăn đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đây là bối cảnh chính để các cơ quan bắt tay xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) nhằm bảo đảm cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên Xã hội

Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên

TTTĐ - Vấn đề biên chế dành cho cán bộ Công đoàn là chủ đề nhận được quan tâm lớn trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Đây là nội dung được đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chia sẻ tại hội nghị giao ban với báo chí tổ chức ngày 8/10 tại tỉnh Thái Nguyên.
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT Xã hội

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TTTĐ - BHXH thành phố Hà Nội tổ chức giao ban, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và triển khai công tác tháng 10/2024. Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chủ trì hội nghị.
Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp BHXH & Đời sống

Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Những năm qua, cùng với định hướng chiến lược chuyển đổi số quốc gia, định hướng của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
BHXH Việt Nam nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến

TTTĐ - BHXH Việt Nam đã tiếp nhận từ Cổng Dịch vụ công quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 598.771 trường hợp, phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Kịp thời giải đáp những vướng mắc về chính sách BHXH, BHYT BHXH & Đời sống

Kịp thời giải đáp những vướng mắc về chính sách BHXH, BHYT

TTTĐ - Sáng 2/10, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng thông tin điện tử https://baohiemxahoi.gov.vn.
Hải Dương: 8 tháng đầu năm, 216 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Hải Dương: 8 tháng đầu năm, 216 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Tính đến hết tháng 8/2024, trên địa bàn tỉnh Hải Dương tồn tại 216 đơn vị sử dụng lao động có số chậm tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ 3 tháng trở lên, với tổng số tiền chậm đóng là gần 21,8 tỷ đồng.
Hà Nội công bố 50 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH BHXH & Đời sống

Hà Nội công bố 50 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH

TTTĐ - BHXH Hà Nội vừa công bố danh sách 50 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố.
Mục tiêu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95% BHXH & Đời sống

Mục tiêu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95%

TTTĐ - Công tác bảo hiểm y tế (BHYT) của Bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm đã góp phần quan trọng trong bảo đảm an sinh xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề ra.
Xem thêm