Tag

Những “lá chắn” lửa trong lòng người dân Thủ đô

MultiMedia 24/10/2022 14:47
aa
TTTĐ - Cải tiến xe ba gác thành “cứu hỏa” mini để len lỏi vào ngõ nhỏ ở làng nghề hay mô hình tổ liên gia phòng cháy chữa cháy là sáng kiến “độc đáo”, góp phần phòng ngừa tốt nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra trên địa bàn Thủ đô.
Hạ tầng kết nối tăng sức hút cho vùng lõi Thủ đô Nét đẹp nữ giáo viên Hà thành Tập trung xây dựng Tuổi trẻ Thủ đô thành cơ quan báo chí hiện đại, đa phương tiện

Mô hình chặn “bà hỏa” tại chỗ

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội, khu vực làng nghề được đổi mới, cơ sở hạ tầng xây dựng khang trang. Tuy nhiên, đi kèm với việc phát triển kinh tế là không ít vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, đặc biệt nguy cơ cháy nổ.

Ông Nguyễn Hữu Trường - Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo 197 xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) cho biết, do tính chất làng nghề truyền thống là nơi tập trung nhiều nhà xưởng, cơ sở sản xuất nguy cơ hoả hoạn rất cao. Thống kê năm 2020, xã Hữu Bằng đã xảy ra 10 vụ cháy, năm 2021 là 8 vụ cháy. Trong đó, có những vụ cháy lan rất nhanh, thiêu rụi nhiều nhà xưởng, gây thiệt hại lớn về tài sản. Đặc biệt thời điểm hanh khô, cuối năm, công tác phòng cháy chữa cháy được chính quyền, Ban Chỉ đạo 197 xã chú trọng, tập trung thực hiện.

Bởi vậy, việc triển khai mô hình cải tiến xe ba gác chở hàng thành xe "cứu hỏa" mini để tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy được coi là sáng kiến "độc đáo" phù hợp với thực tế và mang lại hiệu quả thiết thực tại làng nghề.

Là người trực tiếp vận hành xe “cứu hỏa” mini, ông Phan Lạc Sang, Tổ trưởng thôn Sen (xã Hữu Bằng) cho biết, trước đây khi xảy ra hoả hoạn đã sử dụng xe ba gác cơ động, len lỏi vào các đường làng, thôn xóm tiếp cận nơi xảy ra đám cháy để vận chuyển tài sản đến nơi an toàn. Tuy nhiên, do vật liệu đều là chất dễ bắt cháy nên ngọn lửa lan nhanh, việc "cứu" tài sản cũng chỉ giảm thiệt hại phần nào. Từ đó, người dân nảy ra ý tưởng, thay vì chở hàng thì tại sao không "hoán cải" những xe ba gác thành những chiếc xe chở nước dập lửa.

Theo ông Sang, do được hoán cải từ xe chở hàng nên việc điều khiển xe “cứu hỏa” mini khá đơn giản, người dân chỉ qua một buổi tập huấn là có thể thao tác vận hành. Đồng thời, với chiều rộng chỉ 1,3 mét, chiều dài gần 4 mét, "cứu hỏa" mini khá nhỏ gọn, phù hợp để có thể len lỏi mọi đường làng ngõ xóm, bảo đảm tiếp cận đám cháy nhanh nhất, phát huy tối đa hiệu quả chữa cháy ban đầu.

Ông Sang cũng cho biết, với ý tưởng thay vì chở hàng thì tại sao không "hoán cải" những xe ba gác thành những chiếc xe chở nước dập lửa. Chúng tôi đã đề xuất, xin ý kiến Ban Chỉ huy Công an huyện Thạch Thất phối hợp với cư dân địa phương cùng nghiên cứu và cho ra mắt mô hình xe ba gác chữa cháy lưu động phù hợp với các làng nghề đặc thù của địa bàn.

Còn Chủ tịch UBND xã Hữu Bằng cho biết, thực tế nguyên liệu phục vụ cho việc chế tác làm đồ gỗ nội thất đều là những vật liệu tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và lây lan rất nhanh. Khi không may xảy ra hoả hoạn, việc cơ động, kịp thời dập lửa ban đầu, khoanh vùng tránh lây lan có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dập lửa.

“Mô hình cứu hoả mini với tính cơ động cao có thể đáp ứng tiêu chí này, trong khi các xe phòng cháy chữa cháy chuyên dụng rất khó khăn và mất thời gian tiếp cận những nơi chật hẹp.

Hiện tại xã Hữu Bằng có 4 xe ba gác chở hàng được nâng cấp, trang bị thêm téc nước (khoảng 1 khối), máy bơm cao áp, thiết bị cứu hộ trở thành xe chuyên chữa cháy. Chi phí mỗi chiếc cứu hoả mini này khoảng 100 triệu, được đầu tư từ nguồn xã hội hoá, do doanh nghiệp và người dân đóng góp…”, ông Nguyễn Hữu Trường thông tin.

Xe cải tiến thành xe chữa cháy - mô hình đang phát huy hiệu quả ở xã Hữu Bằng
Xe cải tiến thành xe chữa cháy - mô hình đang phát huy hiệu quả ở xã Hữu Bằng

Về pháp lý của xe “cứu hỏa” mini, Chủ tịch UBND xã Hữu Bằng cho biết, vì xe “tự chế” chỉ phục vụ chữa cháy lên không thể đăng kiểm và chỉ phục vụ nhiệm vụ duy nhất chữa cháy.

“Xe cứu hỏa mini mỗi thôn một xe chỉ phục vụ chữa cháy không được di chuyển làm công việc khác….”, ông Trường nhấn mạnh.

Còn tại xã Canh Nậu (huyện Thạch Thất) sáng kiến xe "cứu hoả" mini được nghiên cứu và cải tiến để bên cạnh công tác chữa cháy, xe "cứu hoả" mini này còn có thể đáp ứng thêm một số nhiệm vụ khác.

Ông Đỗ Ngọc Quang - Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo 197 xã Canh Nậu cho biết, theo lãnh đạo xã, về cơ bản xe "cứu hoả" mini cũng có kết cấu như bên Hữu Bằng nhưng được gia cố khung, ngoài máy bơm cao áp công suất lớn, xã còn trang bị thêm một máy bơm công suất nhỏ hơn, mở rộng téc nước từ 1 lên 1,2 khối. Đồng thời, tăng cường thêm một số chi tiết, độ dài hệ thống ống dẫn, vòi nước, lăng phun để có thể phục vụ việc rửa đường, tưới cây… Chi phí đầu tư với mỗi xe khoảng 120 triệu đồng.

Hiện xã Canh Nậu đã triển khai 2 xe ba gác chữa cháy và đặt tại trụ sở UBND xã. Khi có sự cố, mỗi kíp xe sẽ có 5 người vận hành, trong đó lái xe luôn thường trực, đảm bảo "cứu hoả" mini phải có mặt trước tiên và nhanh nhất tại nơi xảy ra hoả hoạn.

Vừa qua, UBND huyện, Ban Chỉ đạo 197 huyện Thạch Thất đã tổ chức buổi diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo phương châm 4 tại chỗ, nhằm đánh giá lại hiệu quả mô hình xe ba gác sau khi được cải tiến. Tại cuộc diễn tập, Đại tá Dương Đức Hải - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đánh giá cao sáng kiến và sự nhân rộng mô hình xe ba gác chữa cháy.

Đồng thời, Đại tá Hải cũng đề nghị thời gian tới, phương án chữa cháy này sẽ được vận dụng triển khai một cách chủ động để xử lý có hiệu quả các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra tại địa bàn.

Tổng kiểm tra, rà soát cơ sở thuộc diện quản lý PCCC

Mới đây (ngày 17/10), ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội có văn bản về việc tổng rà soát, kiểm tra, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH trên địa bàn.

Những “lá chắn” lửa trong lòng dân Thủ đô
Tổ PCCC ở xã Canh Nậu

Trong đó, giao Công an TP Hà Nội - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội tổ chức tổng rà soát, kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH đối với 100% cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC theo chỉ đạo của Bộ Công an (từ ngày 15/10 đến 15/12/2022).

Là quận trung tâm của TP Hà Nội, ông Tạ Nam Chiến - Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn quận xảy ra 15 vụ cháy, 36 sự cố cháy và không gây thiệt hại về người. Các vụ cháy trên địa bàn quận có nguyên nhân do sự cố điện chiếm đến 80% số vụ cháy, tập trung chủ yếu đối với loại hình nhà dân.

Quận Ba Đình ra quân sáng nay 20/6
Ban Chỉ đạo 197 phường Điện Biên, quận Ba Đình ra quân đảm bảo văn minh đô thị, vệ sinh môi trường, PCCC

Trước thực trạng trên, quận Ba Đình tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Trường học an toàn PCCC” tại trường Tiểu học Kim Đồng; mô hình “Khu dân cư an toàn PCCC” tại phường Đội Cấn; mô hình “Khu liên gia an toàn PCCC” tại địa bàn phường Điện Biên.

Đồng thời, chỉ đạo các phường làm tốt công tác tuyên truyền tới người dân về chủ trương mở lối thoát nạn thứ 2 nhằm đảm bảo an toàn PCCC và CNCH khi có cháy xảy ra.

“Quận đã chỉ đạo Công an quận và các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra toàn diện công tác phòng cháy với 18 cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường. Qua kiểm tra đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 13 trường hợp với số tiền 274,8 triệu đồng, tạm đình chỉ 3 cơ sở…”, ông Tạ Nam Chiến nhấn mạnh.

Đọc thêm

Bài 5: Hóa giải tham nhũng bằng điểm tựa “hồn cốt” dân tộc Tiêu điểm

Bài 5: Hóa giải tham nhũng bằng điểm tựa “hồn cốt” dân tộc

TTTĐ - Sức mạnh của dân tộc Việt Nam trước hết được thể hiện ở sức mạnh của văn hóa, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sự thống nhất về lý trí và tình cảm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không có thế lực nào, dù mạnh đến đâu cũng không thể khuất phục. Trong bối cảnh ngày nay, văn hóa lại càng có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển đất nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống tham, nhũng tiêu cực. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc... văn hóa còn thì dân tộc còn”.
Bài 3: Tăng tốc, bứt phá để sớm đạt mục tiêu Emagazine

Bài 3: Tăng tốc, bứt phá để sớm đạt mục tiêu

TTTĐ - Mới đây, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030".
Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm Tiêu điểm

Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm

TTTĐ - Như đã nói, tham nhũng, tiêu cực là vấn nạn đặc biệt nguy hiểm, không chỉ làm tha hóa những người có chức, có quyền, mà còn là trở lực lớn đối với khát vọng hùng cường của dân tộc, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Do đó, công cuộc phòng, chống “giặc nội xâm” do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo là xu thế không thể đảo ngược, dù có gian nan, cam go, lâu dài và khó khăn đến mấy cũng phải làm, mà đã làm là phải chiến thắng.
Bài 2: Những tín hiệu tích cực… Emagazine

Bài 2: Những tín hiệu tích cực…

TTTĐ - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn, nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác quốc tế. Các mô hình thí điểm đã đạt những kết quả rất tích cực, tạo sự khích lệ rất lớn đối với nông dân và doanh nghiệp.
Sáng tạo trong giáo dục lịch sử Thủ đô Emagazine

Sáng tạo trong giáo dục lịch sử Thủ đô

TTTĐ - Di tích lịch sử, di tích cách mạng, nhân vật lịch sử là kho học liệu quý giá và sống động giúp những bài học lịch sử trở nên phong phú, hấp dẫn hơn…
“Chìa khoá” để “vùng đất Chín rồng”… “cất cánh”! Emagazine

“Chìa khoá” để “vùng đất Chín rồng”… “cất cánh”!

TTTĐ - Đề án "phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông cửu long (đbscl) đến năm 2030" có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở đbscl. đề án góp phần hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, đảm bảo chất lượng, canh tác bền vững và hiệu quả.
Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân Tiêu điểm

Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân

TTTĐ - Khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi, nhiều người đặt vấn đề, thậm chí là nghi vấn là cuộc chống chiến chống tham nhũng sẽ nhạt dần khi vắng bóng người khởi xướng. Nhưng không, người kế nhiệm và giữ lửa tiếp theo - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục làm quyết liệt, triệt để, làm sao chiến thắng được “giặc nội xâm”.
Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng Tiêu điểm

Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng

TTTĐ - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ được quan tâm thực hiện từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, từng bước thực hiện việc chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, góp phần đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn cán bộ trẻ cho Đảng và hệ thống chính trị.
Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực Tiêu điểm

Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực

TTTĐ - Dẫu biết rằng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực là lâu dài, cam go, phức tạp; nhưng khi cả hệ thống chính trị đã “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, cùng thống nhất một ý chí, một quyết tâm để làm trong sạch bộ máy Đảng và chính quyền thì chắc chắn sẽ hiệu triệu được lòng dân và những cán bộ kiên trung trong cuộc chiến đấu này.
Bài 1: "Di sản" của người "đốt lò" vĩ đại Emagazine

Bài 1: "Di sản" của người "đốt lò" vĩ đại

TTTĐ - Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” là "di sản" vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm