Tag

Những điều ấm áp từ lối ứng xử giản dị hàng ngày

Người Hà Nội 04/12/2021 08:31
aa
TTTĐ - Nhiều khi ứng xử có văn hóa không phải là những gì to tát mà chỉ là những hành vi, cử chỉ rất nhỏ hàng ngày. Trong lúc dịch bệnh ít nhiều ảnh hưởng đến tâm trạng mọi người thì những việc nhỏ ấy góp phần làm tình người trở nên ấm áp hơn, cho chúng ta thêm niềm vui để hi vọng vào ngày mai dịch bệnh sẽ sớm qua.
Tiếp tục tuyên truyền về hai bộ quy tắc ứng xử, gắn với thực tế mùa dịch

Những niềm vui nho nhỏ

Vừa xách làn ra đến chợ, chị Huyền (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã thấy bà Hiên vẫy tay rối rít: “Sao hôm qua cô không đi? Nay có mấy củ su hào nhà trồng, ai hỏi tôi cũng không bán, để phần cho cô đấy”. Rồi bà tay ấn vào làn, miệng nói nhanh nhảu, kể rằng su hào này bà trồng hai tháng nay rồi, củ nhỏ nhưng ngọt lắm. Đi mua đừng tham củ to, có khi đầy thuốc ra đấy. Nhà bà toàn tưới nước sạch, chăm bắt sâu chứ không phun thuốc nên cứ yên tâm, người già, trẻ nhỏ ăn đều được hết. Lần này bà cho chị, không lấy tiền.

Chị Huyền cảm động, cảm ơn bà xong còn biếu bà mấy quả cau, lá trầu nhà thắp hương. Bố mẹ chị không ăn trầu, mà bà Hiên thì hay ăn, chị bỏ đi cũng phí, biếu bà để bà đỡ phải mua.

Ở chợ này ít người biết bà Hiên rất vất vả. Con cái đi làm xa, để hai đứa cháu nhỏ cho bà trông. Tuổi bà đã cao mà ngày nào cũng phải đi chợ. Lúc thì bà bán những thứ nhà trồng được, lúc thì đi mua buôn rồi bán. Dù nghèo nhưng bà rất thật thà, chất phác lại hay chuyện nên chị Huyền rất quý. Nhiều lần thấy bà già, tồi tội, mua hàng giúp bà mà thành quen thân, lại thêm biết hoàn cảnh của bà nên chị Huyền rất thương.

Lần nào đi chợ mà không gặp nhau thì hôm sau bao nhiêu chuyện để nói. Thời gian giãn cách vừa rồi bà không đi chợ bán hàng, chị Huyền tìm đến tận nhà, tặng bà mấy bao gạo, thịt, mắm muối để mấy bà cháu đỡ vất vả đi xa mua thực phẩm. Còn hàng ngày, chị hay chia bớt cho bà bánh kẹo, đồ chơi của các con mình để bà mang về cho cháu. Ngay cả quần áo của con chị mặc chật chị cũng mang ra cho bà.

Chợ búa là nơi bán mua nhưng cũng có thể mang đến những niềm vui từ những hành động nhỏ (Ảnh minh họa)
Chợ là nơi bán mua nhưng cũng có thể mang đến những niềm vui từ những hành động nhỏ (Ảnh minh họa)

Chỉ những món quà nhỏ qua lại như thế mà đi chợ với chị Huyền không chỉ là mua thực phẩm cho gia đình mà có thêm những niềm vui nho nhỏ khi mình có thể quan tâm, giúp đỡ người khác.

Chị Xuân (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội) cũng được cả chợ quý mến. Công việc của chị không quy định về thời gian nên hàng ngày đi chợ chị thường nói với người này vài câu, trêu đùa người kia vài tiếng. Không mua tất cả cùng một chỗ, chị dạo qua các hàng, đều là người quen, cứ mua cho người này mớ rau, người kia mấy lạng thịt, người khác cân khoai lang, bó hoa…

Chị bảo, mua như thế để ai cũng bán được hàng. Suốt thời gian giãn cách họ không đi bán được, thu nhập bấp bênh, giờ mình cứ rải đều ra để ai cũng nhanh hết hàng. Chứ ngồi đấy người bán được người không cũng buồn lắm.

Chính vì thế, ai cũng quý chị Xuân, luôn để phần rau sạch, cá ngon, thịt ngon cho chị. Không những thế, cùng với tính hay trêu đùa tếu táo của mình, chị Xuân cứ đi đến đâu làm chỗ đó rộn rã cả lên. Một buổi đi chợ của chị rất nhiều tiếng cười.

Để tình người xua tan đi buồn phiền

Ngày nào cũng nghe tin tức về dịch bệnh, cuộc sống, sức khỏe, kinh tế khó khăn, ai nấy đều ít nhiều bị ảnh hưởng. Nỗi buồn phiền sẽ khiến tâm trạng trở nên tiêu cực, từ đó dễ chán nản, mọi thứ không được như ý muốn.

“Nếu gặp phải thêm những điều khiến mình bực bội, cáu gắt nữa thì chẳng phải cuộc sống sẽ thêm u ám hay sao? Cần phải làm gì đó để lan tỏa thêm những điều tích cực. Nó chẳng phải là những gì cao xa đâu mà chúng ta có thể làm mỗi ngày, bằng những việc rất nhỏ bé”, chị Liên (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết.

Chị kể chính trường hợp của mình. Hôm đó nhà có việc, chị phải đi mua rất nhiều thực phẩm. Vì vội lại không biết tính nhẩm nên chị giao cả việc tính tiền cho người bán. Đến chiều, khi việc nhà xong xuôi, con xin tiền đi cắt tóc, chị mới giở ví ra đếm lại. Sau đó, chị sực nhớ, hình như bà hàng thịt bò tính nhầm tiền cho mình.

Thật thà, sòng phẳng để mang đến sự thoải mái cho mình và người khác (Ảnh minh họa)
Thật thà, sòng phẳng để mang đến sự thoải mái cho mình và người khác (Ảnh minh họa)

Ngồi nghĩ một lúc, chị chắc chắn là như vậy thật. Hơn nữa, số tiền tính thiếu còn khá nhiều, gần ba trăm nghìn đồng. Chắc tại vừa cuốn bắp bò, vừa cân lại vừa nói chuyện với chị, xong mải cân và tính tiền cho người khác nên tính thiếu cho chị. Định bụng hôm sau ra trả bà thịt bò nhưng vì bận, phải hai ngày sau nữa chị mới ra được.

Bà bán thịt bò này lần đầu tiên đến chợ này bán. Nhận tiền trả thêm của chị Liên, bà mừng quá, cứ cảm ơn mãi. Thời buổi dịch bệnh khó khăn, lại mới đi bán hàng, ngần ấy tiền có khi là số lãi của cả một ngày dậy từ hai, ba giờ sáng rồi. Bà bán thịt bò cười ánh mắt ấm áp, lấp lánh niềm vui, chị Liên cũng thấy vui theo. Từ đó, chị hay mua hàng của bà, biết chắc rằng bao giờ bà cũng cân đủ cho mình và cho cả mọi người nữa.

Chị Xuyên (ở quận Hà Đông, Hà Nội) cũng kể đồ ăn thức uống vào mồm là chị rất sòng phẳng, nhất là đồ thắp hương, không bao giờ chị xin hay lấy không của người khác chả phải tội. Có lần đi mua mít và mua hoa để cúng ngày rằm, cả bà hàng hoa và hàng mít đều tính nhầm tiền cho chị. Dù rất vội, đã lên xe đi rồi mà còn thấy ngờ ngợ, chị lại phải quay trở lại, lôi cả điện thoại ra, vào phần máy tính, tính lại, đưa cho người bán xem thì họ mới ngớ người ra và nhận thêm số tiền còn thiếu.

Chị tâm sự: “Mình được lợi của họ vài chục, vài trăm nghìn mà mang về thắp hương, liệu các cụ có phù hộ cho không, mình ăn vào mồm có ngon không, lương tâm có thanh thản không? Trong khi đó, người ta bán hàng, đi từ sáng sớm, tối muộn mới về, ngồi phơi nắng phơi gió để kiếm chút lãi, mất ngần ấy tiền họ cũng xót ruột, buồn bã lắm chứ. Chính vì thế, chẳng tội gì mà mình thì áy náy còn người ta thì buồn phiền. Cứ sòng phẳng thì cả hai đều vui vẻ, đều thấy cuộc sống nhẹ nhàng, bớt đi những áp lực, bớt đi những buồn phiền không đáng có trong mùa dịch đã quá nhiều lo lắng này”.

Mỗi người đều như chị Liên, chị Xuyên, chị Xuân, chị Huyền… bằng những việc nhỏ bé hàng ngày, mang đến lối ứng xử ấm áp thì tình người sẽ khiến chúng ta có thêm những niềm vui, những động lực để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Bởi chúng ta sẽ thấy mình không đơn độc, bởi tình người quanh đây cho chúng ta một mối liên kết cộng đồng bền vững để dịch bệnh cũng chỉ là cản trở trong thời gian ngắn mà thôi.

Khi chúng ta sống chan hòa với tất cả mọi người, ta sẽ nhận về những điều xứng đáng thuộc về mình.

Sưởi ấm tình cộng đồng trong mùa dịch Sưởi ấm tình cộng đồng trong mùa dịch
Ứng xử chốn đông người sao cho hài hòa trong mùa dịch Ứng xử chốn đông người sao cho hài hòa trong mùa dịch
Tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa công sở Tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa công sở

Đọc thêm

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập Người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội Người Hà Nội

Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch phối hợp Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức chương trình diễu hành áo dài với tên gọi “Áo dài kết nối du lịch và di sản năm 2024”.
Xem thêm