Tag

Những chuyện nhỏ mà không nhỏ dịp cuối năm

Người Hà Nội 10/01/2022 17:13
aa
TTTĐ - Nhiều bận rộn, nhiều lo toan, thời tiết rét mướt mưa phùn gió bấc, dịch bệnh thì vẫn diễn biến phức tạp, có những chuyện nhỏ mà hóa ra không nhỏ vào dịp cuối năm này…
Khi cuối năm không còn nhiều vội vã...

Mùa dịch vẫn đòi cả nhà về quê dự đám cưới

Vừa đi làm về, chưa kịp thay quần áo, chị Ninh (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) định lao lên nhà mở máy tính làm nốt việc thì bị chồng gọi giật lại: “Chuẩn bị về quê thôi!”. Chị Ninh ớ người ra, nhìn lại thì đã thấy chồng, con chuẩn bị hành lý chờ sẵn.

Tưởng chuyện này đã “chốt đơn” từ hôm trước rồi, ai dè chồng chị vẫn không thay đổi quyết định. Chị Ninh nóng người, làm một trận xung thiên. Kết quả, chị đóng chặt cửa phòng làm nốt việc. Hai đứa con hết nhìn sang bố lại nhìn về phòng mẹ, không biết phải theo bên nào. Cuối cùng, chồng chị đành đi về quê một mình.

Chị Ninh cho biết chuyện là cách đây mấy hôm có người họ hàng bên chồng gọi điện mời đám cưới. Chồng chị… hớn hở bàn chuyện cả nhà sẽ về dự mấy ngày. Nghe nói thế, chị Ninh hốt hoảng, nóng hết cả người. Sau đó, chị lựa lời tìm cách nói chuyện với chồng.

Rằng thế này, chị là kế toán của một doanh nghiệp. Cuối năm công việc nhiều chất ngất như núi. Cả ngày chị gò lưng bên máy tính chưa xong, cuối ngày, cuối tuần vẫn cứ bận bịu không thở được. Bởi công việc của chị liên quan đến tài chính của cả công ty, không thể ngừng nghỉ một ngày nào.

Những chuyện nhỏ mà không nhỏ dịp cuối năm
Mùa dịch, đám cưới nên tổ chức gọn nhẹ (Ảnh minh họa)

Nếu chỉ có thế thôi thì chị còn tìm cách giải quyết để về quê dự đám cưới được một buổi là cùng nhưng dịch bệnh diễn biến phức tạp thế này, mỗi ngày có đến gần 3.000 ca mắc mới. Trong khi đó, đám cưới là ăn, là uống, là chúc rượu, là chuyện trò bá vai bá cổ cười đùa tưng bừng với nhau, tiếp xúc gần như thế, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh là rất cao.

Hai đứa con của chị còn nhỏ, thời tiết lạnh kèm mưa phùn xuống đã thi nhau sổ mũi, hắt hơi. Bây giờ đến chỗ lạ, đông người, khác gì tạo điều kiện để con “rước” thêm bệnh về đường hô hấp? Cả hai đứa đều chưa được tiêm vắc xin, là “đối tượng vàng” cần được bảo vệ.

Chị phân tích “hết nước hết cái” cho chồng, rằng thì không thể nghỉ việc, không thể để con đến chỗ đông người lâu như thế, nhà chỉ cần một người đại diện đi là được rồi. Không thấy chồng nói gì, chị tưởng anh đã “nghe thủng” rồi, ai ngờ vẫn cứ khư khư kéo cả nhà về quê.

“Gia đình nhà chồng có thể trách mình không nhiệt tình, trách mình không có trách nhiệm… nhưng mình vẫn phải làm thế. Nếu chẳng may gia đình mình, đặc biệt là các cháu nhỏ lây bệnh từ đám cưới thì sao? Mình cũng không thể làm trái quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch được. Không phải chuyện nhà chồng, nếu là đám cưới bên đằng ngoại nhà mình thì mình cũng vậy thôi”, chị Ninh khẳng định.

Bắt bẻ nhau về trách nhiệm và tình cảm

Chị Cúc (ở huyện Đông Anh, Hà Nội) mấy hôm nay cũng lao đao, khốn khổ vì bị họ hàng trách móc. Chả là, mấy hôm trước là đám giỗ đầu của bác ruột chị. Từ hai tuần trước, bác đã sang nhà mời giỗ, lại dặn: “Bác làm có 30 mâm thôi. Cỗ tự làm lấy cho đảm bảo, nóng sốt, chu đáo. Các cháu sang sớm làm giúp bác nhé”.

Chị Phúc nghe mà “tá hỏa tam tinh”. Mùa dịch thế này, giỗ đầu mà làm những 30 mâm. Tất nhiên, với một họ lớn như nhà chị, giỗ đầu như mọi năm có những nhà làm đến 50, 100 mâm là chuyện thường nhưng đang dịch bệnh, làm to đến mức như vậy liệu có cần thiết không? Nghĩ thì vậy nhưng chị làm gì dám nói với bác.

Sự quây quần, đầm ấm của những đám giỗ xưa kia cũng nên thay đổi linh hoạt cho phù hợp tình hình dịch bệnh (Ảnh minh họa)
Sự quây quần, đầm ấm của những đám giỗ xưa kia cũng nên thay đổi linh hoạt cho phù hợp tình hình dịch bệnh (Ảnh minh họa)

Chị làm việc tại nội thành, giỗ thì tổ chức vào ngày trong tuần, hết giờ làm việc, chị phóng thật nhanh về Đông Anh cũng mất hơn tiếng đồng hồ. Lúc ấy, bát đĩa đã lên mâm cả rồi. Thái độ của bác gái không vui. Các anh chị nhà bác cũng không mặn chuyện với chị khiến chị áy náy mãi.

Sau đó, chị nghe bác và các anh chị trách móc sau lưng mình rằng: “Nó cậy làm việc ở xa nên lười không nhiệt tình, trách nhiệm gì với bác. Lúc sống, bác đối xử với nhà nó tốt như thế mà vừa mới nằm xuống một năm nó đã phủi sạch tình cảm rồi. Sau này nhà nó có việc ai thèm đến nữa”.

Nào chị có lười hay ngại việc hay quên tình cảm của bác đâu nhưng sự việc đã đến nước này chị đành chờ nhà bác nguôi giận rồi trong cuộc sống hàng ngày vẫn lễ phép, hiếu thuận để giữ gìn mối liên hệ họ hàng, gia tộc.

Nên có những cách ứng xử hài hòa hơn

Trường hợp của chị Cúc, chị Ninh chỉ là một vài ví dụ “dở khóc dở cười” mà có lẽ không ít người Hà Nội mắc phải trong những ngày này. Đối với người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung, nhất là những người vẫn đang sống hàng ngày trong cộng đồng làng, xã thì quan hệ họ hàng, làng mạc rất quan trọng. Người ta rất dễ và rất sợ bị người làng, người họ đánh giá về thái độ, về sự nhiệt tình với công việc nhà người khác, mà cụ thể là đám cưới, đám tang, đám giỗ…

Truyền thống “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” được duy trì, thực hiện suốt bao năm qua là nếp sống tốt đẹp, tương thân tương ái hỗ trợ nhau, giúp mọi người vượt qua những lúc không may. Tuy vậy, trong mùa dịch này, có lẽ một vài hoạt động, một vài quan niệm cũng nên càng phải thay đổi. Điều đó thể hiện sự thích ứng linh hoạt và chủ động của con người trước tình hình đặc biệt này.

Những chuyện nhỏ mà không nhỏ dịp cuối năm
Nên có cách ứng xử hài hòa để bữa cỗ không trở thành "nỗi ám ảnh" với người đi mời và được mời (Ảnh minh họa)

Chị Cúc cho biết, đám giỗ hôm ấy nhà bác chị mời 30 mâm nhưng thực sự “ế” cỗ rất nhiều vì đa phần khách “cáo bận” không ăn được. Chị hiểu rằng, thời tiết rét mướt, ca bệnh tăng cao thế này, ai nấy đều ngại. Chỉ trừ con cháu trong nhà, còn lại không mấy ai mặn mà chuyện cỗ bàn. Họ đều đến tận nơi, chu đáo đặt lễ thắp hương người đã mất rồi đi về ngay.

Chị Ninh cũng kể, sau đó chồng chị lên cũng kể rằng đám cưới vắng. Do bà cô chồng chị “gàn”, cứ nhất quyết gọi con trai cả đang bị F0 về quê dự cưới em gái nên hàng xóm chẳng ai dám đến. Chồng chị cũng hãi quá, gửi quà mừng cho em rồi lên vội, không dám ở lại.

Nhiều người cho rằng, trừ những việc “bất khả kháng” như đám tang, còn lại các việc giỗ, cưới đều có cách xử lý để hài hòa. Cả hai đám này, về phần gia đình vẫn tổ chức trang trọng nhưng gọn nhẹ, chỉ những người ruột thịt với nhau. Riêng đám cưới thì có thể dùng hình thức báo hỉ, rồi sau đó vài tháng nữa nếu dịch bệnh yên ổn thì tổ chức cỗ bàn sau cũng chưa muộn.

Đa phần mọi người đều có trách nhiệm, tình cảm với người thân, họ hàng, làng xóm, cũng muốn dự chia vui, chia buồn với gia chủ nhưng rõ ràng dịch bệnh mà cứ mời thì thực sự làm khó cho nhau. Không dự thì bị trách mà dự thì lại sợ lây lan. Nên chăng, gia chủ đừng nên “cố kiết” mời cho bằng được để tránh gây khó xử cho người khác. Bên cạnh đó, nếu cứ cố mời mà khách không đến được thì bản thân đám cũng đìu hiu, không thể trọn vẹn được.

Cuối năm, bên cạnh nỗi lo về công việc chưa hoàn thành, về kinh tế, về dịch bệnh, chúng ta nên bớt tạo thêm những băn khoăn, áy náy, lo nghĩ cho người khác thì những việc nhỏ mới là nhỏ thật. Đừng để những việc nhỏ hóa thành to, thậm chí làm sứt mẻ tình cảm thì thật không đáng chút nào.

Trương Ngọc Ánh làm host show truyền hình hướng tới thế hệ GenZ Trương Ngọc Ánh làm host show truyền hình hướng tới thế hệ GenZ
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự chương trình Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 15
Saler 8X đầu quân nhà mạng thứ 8 của Việt Nam với mức lương 38 triệu đồng/tháng Saler 8X đầu quân nhà mạng thứ 8 của Việt Nam với mức lương 38 triệu đồng/tháng

Đọc thêm

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập Người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Xem thêm