Tag

Khi cuối năm không còn nhiều vội vã...

Người Hà Nội 07/01/2022 17:31
aa
TTTĐ - Mùa dịch, nhịp sống có phần khác xưa. Khi những ca bệnh tiếp tục tăng cao, người Hà Nội bình tĩnh, thích ứng linh hoạt để không còn quá nhiều vội vã, tất bật nữa.
Tràn ngập các trận đấu đỉnh cao và phim ảnh dịp cuối năm

Bỏ đi nhiều thói quen xấu

Chị Huyền (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ niềm… vui mừng. Chị tâm sự rằng: “Trong cái rủi có cái may. Một điều thật tuyệt vời mà chỉ may ra mùa dịch này mới có được. Tôi mừng vì tối tối không phải huy động con cái, ông bà… gọi điện tìm chồng về nữa”.

Chuyện là, hàng năm, cứ vào dịp cuối năm cũng là “mùa” tổng kết, hội họp, chồng chị đi liên miên, hầu như không có bữa nào ăn tối tại nhà, lại càng chẳng bao giờ về nhà trước 12 giờ đêm. Nào thì tổng kết công ty, nào thì tổng kết các công ty đối tác, nào thì nhóm đồng hương, nhóm đồng niên, lại nhóm cấp 3, nhóm đại học. Có khi cả nhóm tiểu học, trung học cơ sở cũng qua mạng xã hội mà gặp được nhau, khơi gợi lại chuyện xưa và nhất định Tết nhất là phải gặp mặt.

Đã tụ tập thì thể nào chẳng có rượu bia, chúc tụng, sau đó là đến hát hò, khề khà. Không lo chồng có chuyện nhập nhằng quá đáng bên ngoài, chị Huyền chỉ lo chồng mình có tính cả nể. Ai mời cũng uống, chẳng biết chối từ. Thế là, ngoài việc về muộn, chị còn lo sức khỏe của chồng đi xuống.

“Uống ngần ấy rượu bia vào người, ngày nào cũng uống thì còn gì là dạ dày, gan, thận nữa. Trong khi đó, trời thì lạnh, đi đêm về hôm, nhỡ đâm vào ai, ai đâm vào mình cũng đều khổ”, chị Huyền chia sẻ.

Những ca bệnh tăng cao, nhiều người Hà Nội bỏ thói quen tổng kết, chúc tụng cuối năm (Ảnh minh họa)
Nhiều người Hà Nội bỏ thói quen tổng kết, chúc tụng cuối năm (Ảnh minh họa)

Thế là, cứ tầm 9 - 10 giờ tối chưa thấy chồng về, chị bắt đầu gọi điện thoại. Số của chị chồng không nghe thì chị “cậy nhờ” đến các con, đến ông bà nội ngoại, thậm chí cả bạn bè, cấp dưới. Làm sao để chồng về nhà yên ổn thì chị mới yên tâm.

Năm nay, chả phải bảo, hết giờ làm chồng chị ngoan ngoãn về nhà, lại còn giúp chị đổ rác, dạy con học, chị Huyền mừng như bắt được vàng. Chồng chị bảo có cho thêm tiền cũng chả dám đi nhậu nhẹt. Bạn bè ai ai cũng từ chối cả, hàng quán nhiều nơi đóng cửa, làm gì có ai để mà “chén chú chén anh”.

Chị Thúy (Gia Lâm, Hà Nội) thì lại kể về trường hợp của chính mình. Qua mùa dịch chị chiêm nghiệm được rằng trước đây mình thực sự rất phung phí. Kinh tế khá giả lại là người có gu, chịu khó tìm tòi, biết cách ăn mặc, chị Thúy luôn săn lùng các mẫu túi, giày, quần áo thời trang mới nhất. Bên cạnh đó, cứ lướt mạng xã hội hàng ngày, thấy cái gì hợp mắt là chị mua luôn không nghĩ quá 5 giây. Mặc dù chị mua về có khi chỉ để thỏa mãn ý thích nhất thời. Đặc biệt là dịp cuối năm như thế này, hầu như phần lớn thời gian của chị là lang thang các trung tâm thương mại hoặc tìm kiếm những món đồ mình thích để “điên cuồng” mua sắm.

Những ngày làm việc online ở nhà chị dọn dẹp mới thấy có đến cả tủ quần áo chị chưa động đến lần nào. Hoặc có những cái chị chỉ mặc một lần, chụp một vài kiểu ảnh đưa lên Facebook rồi không bao giờ mặc lại nữa. Khi truyền hình, báo chí và cả những nhóm trên mạng xã hội chia sẻ về các hoàn cảnh khó khăn, thậm chí cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm, chị Thúy suy nghĩ rất nhiều. Chị quyết định đăng bán thanh lý những đồ không dùng đến hoặc không thích nữa và dùng số tiền ấy đi làm từ thiện.

“Nếu không có dịch bệnh như thế này mãi mãi mình không nhận ra là mình đã lãng phí như thế nào. Số tiền mua sắm vô tội vạ, thời gian dành để mua sắm đó mình có thể dùng vào những việc có ích cho bản thân, cho người khác hơn”, chị Thúy tâm sự.

Giảm bớt những căng thẳng

Với chị Phương (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) thì những ngày cuối năm này chị đã lược bỏ được rất nhiều những việc mà không làm chị thấy vẫn cứ bình thường, không đến nỗi không thể xong việc hay không thể không chịu được. Vì thế, chị không phải chạy đông chạy tây, chạy đôn chạy đáo nữa. Điều đó vừa gây tắc đường, vừa khiến chị căng thẳng, tất bật rồi cứ việc nọ xọ việc kia, mọi thứ cứ rối tung lên, mỏi mệt, rã rời.

Giao thông Hà Nội tương đối thông thoáng vào dịp cuối  năm (Ảnh minh họa)
Giao thông Hà Nội tương đối thông thoáng vào dịp cuối năm (Ảnh minh họa)

Chị nghiệm ra: “Tất nhiên cuối năm ai cũng nhiều việc, đủ thứ phải hoàn thành, đủ việc phải lo nhưng tôi nhận thấy có một số việc là cứ tự mình đặt ra cho mình. Như thế chính mình tạo áp lực cho bản thân. Ai cũng như vậy thì thành cả cộng đồng nháo nhào. Còn mỗi người bớt đi một tí, thì tự dưng lại thấy cuộc sống thong thả hơn, nhẹ nhàng hơn”.

Nhiều người cũng cảm nhận không khí cuối năm của mùa dịch này tuy không nhộn nhịp tưng bừng như trước nhưng bù lại bớt vội vã, bớt cuống cuồng hơn. Nếu như mọi năm, vào tầm này đường xá thường xuyên kẹt cứng vì người đi làm, người đi lo công việc, người chở hàng hóa… ngược xuôi đông đúc không lúc nào dừng. Còn năm nay, có vẻ như mọi người không đi lại nhiều nên chị Phương thấy giao thông tương đối dễ chịu.

Điều đó cũng giảm một phần căng thẳng khi cuối năm đã vội lại còn gặp tắc đường, thêm ức chế, thêm rối rít cuống quýt.

Tất nhiên, ai cũng biết rằng, được cái nọ thì mất cái kia. Việc chở hàng hóa, việc đi lại ít chưa hẳn đã tốt. Giảm được căng thẳng khi tham gia giao thông, an toàn hơn, thong thả hơn cho mọi người nhưng như thế cũng có nghĩa dự báo rằng rất có thể sức tiêu thụ và sản xuất giảm, kinh tế mỗi gia đình cũng giảm sút theo.

Dù vậy, ở góc độ các cá nhân thì điều này cho thấy người Hà Nội cũng đã thích ứng linh hoạt hơn. Không phải chỉ là biểu hiện của việc né tránh dịch mà họ đã biết bình tĩnh hơn, hòa nhịp theo yêu cầu của tình hình hiện tại để sống một cách hài hòa. Thói quen, nhận thức cũng phải dần dần hình thành và dần dần xác lập được giá trị của mình với mỗi người.

Tin rằng, dù khi dịch bệnh đã đi qua, với những thay đổi, những thói quen đã được hình thành từ bây giờ, mỗi người sẽ tự tìm được những điều gì là cần thiết nhất đối với mình để duy trì và sống một cách cân bằng nhất.

Người khiếm thị Việt Nam đầu tiên hoàn thành half-marathon nhờ cú chạm tay Người khiếm thị Việt Nam đầu tiên hoàn thành half-marathon nhờ cú chạm tay
Nam Thư, Anh Thư và Thúy Uyên hội tụ trong chương trình Nam Thư, Anh Thư và Thúy Uyên hội tụ trong chương trình "Quý cô thông thái"
Tuấn Tú, Nhan Phúc Vinh và Hà Việt Dũng cùng đóng phim về Tuấn Tú, Nhan Phúc Vinh và Hà Việt Dũng cùng đóng phim về "những đứa trẻ to xác"

Đọc thêm

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập Người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội Người Hà Nội

Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch phối hợp Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức chương trình diễu hành áo dài với tên gọi “Áo dài kết nối du lịch và di sản năm 2024”.
Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM Người Hà Nội

Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM

TTTĐ - Những giá trị lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến đã phần nào được tái hiện một cách chân thật, gần gũi, sâu sắc, ấn tượng tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” lần đầu tiên tổ chức.
Xem thêm