Tag

Nhìn Trung thu nay, nhớ Trung thu xưa

Văn hóa 27/09/2020 06:31
aa
TTTĐ - “Nhìn những chiếc lồng đèn đủ màu sắc của tụi nhỏ bây giờ mà chúng tôi thấy nhớ những chiếc lồng đèn tự chế của tụi nít ranh ngày đó”. Một bác trung niên bày tỏ cảm xúc như thế trên phố Hàng Mã tấp nập khách qua lại...
Tết Trung thu Hà Nội nên cho các bé đi chơi ở đâu? Ý nghĩa đặc biệt của mâm ngũ quả Tết Trung thu Tinh tế, hấp dẫn bánh Trung thu cổ truyền của người Hà Nội Mâm cỗ rằm Trung thu không phải ai cũng biết Nhiều hoạt động đặc sắc hướng đến trẻ em trong Lễ hội Trung thu 2020

Ý nghĩa của các món đồ chơi giản dị

Trong ký ức vẫn còn vẹn nguyên của nhiều bậc phụ huynh, chiếc lồng đèn đơn độc một màu từ giấy báo hay giấy vở đã học, rồi chuốt tre, đóng khung thành những chiếc lồng đèn ông sao. Có lẽ đó cũng là mẫu đèn được ưa chuộng nhất ngày đó, đứa nào sang hơn thì được mua giấy bóng kính về dán lên nhìn cũng lung linh màu sắc. Còn mấy đứa con trai đã tự chế từ những chiếc lon sữa bò bỏ đi, hì hụi đục, khoét các kiểu mới ra được chiếc lồng đèn. Đơn điệu là vậy nhưng là độc nhất vô nhị, chẳng thể đụng hàng được.

Đầu lân sư – đồ chơi yêu thích của cả trẻ em và người lớn
Đầu lân sư – đồ chơi yêu thích của cả trẻ em và người lớn

Bác Trịnh Tường (Hoàn Kiếm, Hà Nội) kể: "Đến đêm Trung thu, tất cả sản phẩm làm được sẽ đưa ra trình làng, tụi tôi khoe với nhau về những chiếc lồng đèn đã làm. Đứa nào được bình chọn là lồng đèn đẹp nhất sẽ thành tân hoàng tử hay công chúa lồng đèn của năm ấy. Nhưng thực ra chẳng có chiếc đèn lồng nào là ra dáng ông sao, dù là hoàng tử hay công chúa lồng đèn năm ấy cũng vậy, ông sao cũng xiên vẹo, méo mó các kiểu. Nhưng chẳng sao cả, chúng tôi vẫn vui tít mắt khi có lồng đèn để đi chơi.

Đèn ông sao – đồ chơi điển hình trong dịp Tết Trung thu
Đèn ông sao – đồ chơi điển hình trong dịp Tết Trung thu

Xong phần bình chọn, cả nhóm cùng nhau đi rước đèn trung thu. Nhưng ngày đó đi chơi vất vả lắm, phải đi thành một tóp và đi chụm vào nhau để che gió cho đèn cầy trong lồng đèn không bị tắt. Những chiếc lồng đèn trung thu bây giờ chạy bằng pin nên tụi trẻ con tha hồ cầm vui chơi, chạy nhảy mà không cần lo sợ đèn tắt làm mất đẹp, mất vui...

Vài năm gần đây, những mặt hàng đồ chơi bằng nhựa có xu hướng giảm, trong khi những đồ chơi truyền thống, đồ chơi thủ công Việt Nam dần chiếm đa số
Vài năm gần đây, những mặt hàng đồ chơi bằng nhựa có xu hướng giảm, trong khi những đồ chơi truyền thống, đồ chơi thủ công Việt Nam dần chiếm đa số

Vẫn còn nhớ từ trước đêm rằm nhiều ngày, ở trường, thôn, xóm hay trong tộc họ… mỗi đơn vị lại tổ chức phát quà bánh trung thu cho tụi trẻ con chúng tôi. Có bạn nào đã từng bon chen chạy ngồi vào hàng của thôn này mặc dù mình ở thôn khác chỉ để kiếm thêm một phần quà trung thu chưa? Chúng tôi thì đứa nào cũng đã từng, vì ngày đó thiếu thốn nên thèm bánh kẹo dữ lắm, chỉ đợi đến trung thu để được cho".

Nhiều bé được bố mẹ chuẩn bị cho những bộ trang phục bắt mắt để chụp ảnh
Nhiều bé được bố mẹ chuẩn bị cho những bộ trang phục bắt mắt để chụp ảnh

Trung thu bây giờ cũng không còn là mùa riêng của tụi trẻ con mà còn là dịp để người lớn bày tỏ sự biết ơn, thương yêu và trân trọng đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp… qua những hộp bánh Trung thu đa kiểu dáng, mẫu mã.

Ở thành phố nhộn nhịp này, mọi người không còn được nghe tiếng lân đùng đùng khắp các ngõ xóm về đêm, không còn nhìn thấy cảnh trẻ con lon ton chạy theo các đầu lân trên những con đường làng không đèn điện… Mà có lẽ cũng nhờ những đêm không đèn điện ấy nên trăng sáng tỏ từng ngõ ngách, những ánh lửa nhỏ trong mỗi chiếc lồng đèn thắp sáng như những vì sao lung linh trải khắp các con đường. Giờ trăng vẫn còn đấy, vẫn tròn mỗi dịp Trung thu về nhưng không hiểu sao vẫn thấy không sáng tỏ bằng thứ ánh sáng trong vắt xuyên qua mấy bụi tre làng trên những con đường thiếu vắng ánh điện đường của những ngày xưa.

Từ những ngày đầu tháng 8 Âm lịch, phố Hàng Mã đã được trang hoàng lộng lẫy bởi những món đồ chơi như đầu lân, đèn lồng, đèn ông sao… phục vụ thiếu nhi dịp này
Phố Hàng Mã được trang hoàng lộng lẫy bởi những món đồ chơi như đầu lân, đèn lồng, đèn ông sao… phục vụ thiếu nhi dịp này

Chị Trần Thị Thu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) kể: “Thời đó, đồ chơi không hiện đại như bây giờ nhưng vẫn vô cùng thú vị, tận dụng nguyên liệu sẵn có trong cuộc sống để làm. Mỗi độ thu về, quả hồng quả bưởi là hai thức quả phổ biến.

Thế là mỗi lần ăn bưởi lại hí hửng cất dành hạt đem phơi khô, rồi xâu vào dây phanh cũ của xe đạp, tẩm một chút dầu thắp. Cứ gần đến Trung thu là trên dây phơi quần áo có những dây hạt bưởi xen kẽ, những hôm trời mưa không kịp cất, xâu hạt bưởi mốc xanh mốc đỏ, cả bọn lại tiếc ngẩn tiếc ngơ. Đến đêm Trung thu, trẻ con náo nức đốt đèn hạt bưởi, tỏa mùi thơm cay cay, ánh sáng xanh lét, nổ tí tách nghe rất vui tai. Chúng tôi còn dùng hộp xà phòng cũ, cho nến vào để đi rước đèn”.

Mùa Trung thu hòa bình

Hà Nội mùa Trung thu năm 1973, đã lâu lắm rồi người dân mới thấy nhiều đèn ông sao, trống lân, trống ếch đến thế. Hơn 8 tháng kể từ khi Hiệp định Paris được ký, hòa bình đã lập lại trên miền Bắc. Trẻ em trở về từ khắp các nơi sơ tán và được đón những ngày Tết thiếu nhi trong hòa bình. Ánh đèn, tiếng trống không chỉ đơn giản là niềm vui ngày lễ mà còn là niềm vui của hòa bình, của một bình yên không bom đạn.

Đèn ông sao là món đồ chơi rất giá trị đối với trẻ em thời xưa
Đèn ông sao là món đồ chơi rất giá trị đối với trẻ em thời xưa

Bà Nghiêm Xuân Yên, 60 tuổi, sống tại phố Hàng Chiếu, Hoàn Kiếm, Hà Nội kể lại: “Trung thu của những năm đó rất khác bây giờ và nó có rất nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa đối với người lớn và đối với cả trẻ con. Những năm đó ánh điện rất mờ và độ ô nhiễm của bụi mịn không như bây giờ nên ánh trăng sáng thật là đẹp”.

Ngày đó, chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc của đế quốc Mỹ mới dừng, nền kinh tế còn quá thiếu thốn. Cuộc sống chung quanh bọn trẻ con ngập tràn gian nan, vất vả nhưng chẳng bao giờ vắng tiếng cười đùa từ các trò chơi. Những ánh mắt náo nức, ngây thơ, những nụ cười con trẻ khiến người lớn nhận ra, chiến tranh đã kết thúc, giờ là lúc các em được nâng niu, được hạnh phúc.

Phố Hàng Mã hôm nay, những cậu bé, cô bé của mùa thu năm ấy giờ đã trưởng thành và như một lẽ tự nhiên, họ tìm đến để mua những chiếc đèn về cho đứa cháu ở nhà đón trăng. Chiếc đèn lấp lánh niềm vui ký ức từ mùa thu năm ấy.

Bà Hoàng Kim Oanh ở phố Hàng Mã bày tỏ: “Bây giờ toàn là trò chơi điện tử, chỉ cần bật công tắc lên là đèn sáng chứ ngày xưa, đèn được làm bằng giấy bóng kính, rất dễ cháy hỏng. Vì thế, chỉ khi nào có hiệu lệnh của cô phụ trách thì các cháu mới được thắp nến bên trong đèn. Thời ấy, những món đồ chơi giản dị đó đã làm cho những đứa trẻ chúng tôi thấy rất hạnh phúc”.

Trăng khuyết rồi lại tròn. Gần 50 năm đã trôi qua từ mùa trăng hòa bình ấy, Trung thu sau chiến tranh ở miền Bắc hay Trung thu của ngày nay đủ để hạnh phúc thì vẫn không thể thiếu nụ cười trẻ thơ, nụ cười mà những người lớn, dù ở thời kỳ nào cũng sẵn sàng đánh đổi tất cả để bảo vệ.

Đọc thêm

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam Văn hóa

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam

TTTĐ - Nguyễn Trọng Phan khiến nhiều người ngưỡng mộ với bài luận hoàn hảo chinh phục học bổng toàn phần NTU Singapore. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ ba, Phan đã trúng tuyển thực tập sinh tại TikTok nhờ kinh nghiệm tích luỹ sau lần đứng lên từ thất bại.
“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” Văn học - Nghệ thuật

“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm”

TTTĐ - Khi ở giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, cô gái trẻ Phạm Ngọc Phương Thảo đã quyết định viết một cuốn sách kể về câu chuyện của cuộc đời mình. "Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm" là một cuốn sách đầy cảm hứng, đưa độc giả vào hành trình của những con người không ngừng nỗ lực, không ngừng yêu thương và không ngừng sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai Văn hóa

Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai

TTTĐ - Tối 17/9, chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường” diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Chương trình đã khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đoàn kết, tương thân tương ái để vượt qua thiên tai, hoạn nạn.
Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu Văn hóa

Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu

TTTĐ - Người mẫu Huyền Linh nhận lời mời làm đại sứ nhí cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu diễn ra tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024 Văn hóa

Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024

TTTĐ - Chuyên gia trang điểm John Kim khai trương cửa hàng thời trang váy cưới JohnKim Hana Bridal tại Hà Nội sau nhiều năm tâm huyết ấp ủ. Đồng thời, anh cũng tiết lộ xu hướng trang phục mùa thu đông năm nay để các cô dâu lựa chọn trong ngày trọng đại của cuộc đời.
Trở thành Idol Social khó hay dễ? Giải trí

Trở thành Idol Social khó hay dễ?

TTTĐ - Đây là một trong những câu hỏi đặt ra thu hút nhiều sự quan tâm trong buổi lễ ra mắt khoá đào tạo “Nhân hiệu thực chiến - Idol Social”, được tổ chức tại TP HCM mới đây.
NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão Điện ảnh - Âm nhạc

NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão

TTTĐ - NSƯT Hoàng Tùng - Quán quân Sao Mai 2003 giới thiệu tới người yêu nhạc tác phẩm mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già”. Ca khúc ra mắt đúng dịp Trung thu - Tết của tình thân và cũng là lời tri ân bố mẹ già, người dân quê hương Quảng Ninh đang nỗ lực khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 vừa qua.
Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ Văn học - Nghệ thuật

Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức 6 chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ Văn hóa

Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Trong những ngày qua, chứng kiến những đau thương, mất mát của đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hànộimới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ”. Với chủ đề “Việt Nam kiên cường”, sự kiện sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 17/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội).
“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai Văn hóa

“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai

TTTĐ - Từ thứ Bảy (14/9), trên kênh VTV3, chương trình “An toàn cho con” bắt đầu phát sóng chùm phim đặc biệt gồm 10 tập về chủ đề phòng, chống thiên tai.
Xem thêm