Tag
Bảo vệ môi trường

Nhiệm vụ hàng đầu của các cấp Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới

Nông thôn mới 08/12/2020 09:19
aa
TTTĐ - Bảo vệ môi trường là một trong tiêu chí quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Chính vì vậy, Hội Nông dân Việt Nam luôn xác định công tác bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động trọng tâm của các cấp Hội và phong trào nông dân.
Xây dựng nông thôn mới tại các xã đặc biệt khó khăn phải sáng tạo, linh hoạt hơn Huyện Phú Xuyên: Nhiều kết quả tích cực trong xây dựng Nông thôn mới Thị xã Sơn Tây đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới Chương trình OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường: Đẩy mạnh ý thức tự giác của người dân

Phát huy vai trò nòng cốt của các cấp Hội Nông dân

Xây dựng Nông thôn mới là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, Hội Nông dân Việt Nam đã thể hiện vai trò trung tâm nòng cốt. Nông dân đã chủ động, tích cực tham gia với vai trò chủ thể xây dựng Nông thôn mới. Đồng thời, người nông dân đã phát huy đầy đủ, toàn diện nội lực và tiềm năng, sáng tạo của mình. Phong trào nông dân thi đua xây dựng Nông thôn mới lan rộng mạnh mẽ trên cả nước, đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện điều kiện sống của nông dân.

Bảo vệ môi trường là một trong tiêu chí quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Chính vì vậy, Hội Nông dân Việt Nam luôn xác định công tác bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động trọng tâm của các cấp Hội và phong trào nông dân. Các cấp Hội đã tích cực và chủ động tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, gắn công tác bảo vệ môi trường vào các chương trình công tác hằng năm của Hội và các phong trào nông dân thi đua yêu nước.

Nhiệm vụ hàng đầu của các cấp Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới
Bảo vệ môi trường là một trong tiêu chí quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, tình trạng thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng Nông thôn mới chưa đồng đều, còn khoảng cách khá lớn giữa các địa phương và vùng miền. Đến nay số xã đạt tiêu chí về môi trường theo Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới còn thấp.

Để khắc phục ô nhiễm môi trường và cải thiện cảnh quan, môi trường nông thôn góp phần đạt tiêu chí 17 về môi trường, thực hiện đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng Nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017 - 2020, Hội Nông dân Việt Nam đã tập trung nguồn lực để ưu tiên triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường. Cùng với đó, Hội xây dựng thí điểm các mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường tại các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng Nông thôn mới và phát triển bền vững đất nước.

Nhận thức rõ công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động là giải pháp quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, các cấp Hội đã tập trung đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hoạt động của các cấp Hội, hội viên, nông dân tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường ngày càng được chú trọng và nâng cao.

Hoạt động của Hội trong các phong trào thi đua luôn đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, được hội viên, nông dân tiếp thu, cảm nhận tốt, nhất là qua các cuộc hội thảo, tọa đàm, hội thi, hội diễn, hội chợ. Đặc biệt, các cấp Hội đã tổ chức cuộc thi “Nông dân tìm hiểu kiến thức pháp luật về nước sạch và bảo vệ môi trường cấp xã theo hình thức sân khấu hóa tại 6 tỉnh, thành (Quảng Nam, Đăk Lăk, Kon Tum, Trà Vinh, Bạc Liêu và Bình Phước).

Đồng thời, Hội Nông dân Việt Nam cũng chỉ đạo và hỗ trợ cho 14 tỉnh, thành Hội tổ chức thi nông dân tìm hiểu pháp luật về môi trường ở 3 cấp xã, huyện, tỉnh. Nội dung cuộc thi phong phú, nhiều tiểu phẩm hay, ý nghĩa mang tính tuyên truyền cao, có sự kết hợp với văn hóa và các loại hình dân ca của địa phương nên đã thu hút đông đảo người tham gia và cổ vũ.

Đây là một trong những hình thức tuyên truyền hiệu quả, tích cực, có sức lan tỏa rộng. Do vậy, trong những năm gần đây, Hội đã tập trung hỗ trợ, hướng dẫn và chỉ đạo các tỉnh, thành ngoài kinh phí của Trung ương còn huy động được thêm kinh phí của địa phương và xã hội để tổ chức hàng trăm cuộc thi về nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn.

Nhiệm vụ hàng đầu của các cấp Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới
Những năm qua, Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức hàng trăm cuộc thi về nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn (Ảnh minh họa)

Hội Nông dân Việt Nam cũng phối hợp với các nhà khoa học, các chuyên gia và 23 tỉnh, thành tổ chức 46 lớp tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông về nước sạch, bảo vệ môi trường trong xây dựng Nông thôn mới cho hơn 4.200 cán bộ và tuyên truyên viên cấp xã.

Đồng thời, Hội cũng kết hợp với nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường tổ chức 256 lớp tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường nông thôn cho hơn 25.000 cán bộ, hội viên nông dân. Từ đó, Hội hình thành được mạng lưới với 4.200 tuyên truyền viên cấp xã; Đội ngũ cán bộ Hội có đủ kiến thức và năng lực để tuyên truyền vận động và triển khai thực hiện các hoạt động về bảo vệ môi trường nông thôn đang sinh hoạt tại hàng trăm câu lạc bộ trên cả nước...

Xây dựng nhiều mô hình tiêu biểu

Nhận thấy rõ vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng Nông thôn mới, những năm qua, các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp xây dựng các mô hình dịch vụ quản lý rác thải, chất thải trong sinh hoạt và trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhiều nơi đã thành lập tổ, đội, hợp tác xã, tổ hợp tác làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và chôn lấp rác, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn và môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Cùng với đó, cơ sở Hội Nông dân ở khu vực nông thôn đã xây dựng các mô hình dịch vụ quản lý chất thải trong sinh hoạt và trong sản xuất. Nhiều nơi đã xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện của địa phương, đáp ứng nhu cầu của người dân, đem lại hiệu quả cao như: Mô hình tổ tự quản vệ sinh môi trường, đưa việc thu gom và xử lý rác thải thành nề nếp.

Nhiệm vụ hàng đầu của các cấp Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới
Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp xây dựng các mô hình dịch vụ quản lý rác thải, chất thải trong sinh hoạt

Cơ sở và chi Hội Nông dân đã vận động hội viên, người dân thành lập các chi, tổ tự quản thu gom rác thải sinh hoạt tại khu dân cư và trên đồng ruộng. Mô hình “Xử lý nước thải làng nghề” nổi bật như các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình. Mô hình “Hầm khí sinh học liên hoàn”, “Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi” góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế ô nhiễm nguồn nước, cung cấp nhiên liệu phục vụ sinh hoạt như Vĩnh Phúc, Thái Bình, Bắc Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ…

Ngoài ra, các cấp Hội Nông dân còn hướng dẫn các địa phương xây dựng các mô hình vệ sinh và cấp nước sạch nông thôn; Mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường; Mô hình bảo tồn thiên nhiên cấp cơ sở; Mô hình cộng đồng dân cư tự quản...

Mô hình được các cấp của Hội Nông dân Việt Nam xây dựng tại cộng đồng dân cư là một sản phẩm cụ thể, tồn tại trong không gian và thời gian nhất định. Mọi người dân sinh sống trong cộng đồng dân cư ở nông thôn có thể nhìn thấy, cảm nhận, đo được kết quả, nhận xét và đánh giá hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thông qua các mô hình hoạt động, Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng Nông thôn mới và phát triển bền vững đất nước.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ Nông thôn mới

Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ

TTTĐ - Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao, kết quả xã đạt chuẩn Nông thôn mới ở một số vùng vẫn còn chênh lệch lớn...
Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây Nông thôn mới

Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

TTTĐ - Hàng loạt dự án hạ tầng đang được triển khai quyết liệt hứa hẹn sẽ làm thay đổi diện mạo của thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Đây được cho là ưu tiên của thị xã nhằm thúc đẩy phát triển địa phương theo hướng đô thị, hiện đại, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế.
Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi Nông thôn mới

Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3616/UBND-KTN về tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới Nông thôn mới

Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới

TTTĐ - Sáng 31/10, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên), Bộ Công thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chỉ đạo tổ chức triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao Nông thôn mới

Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao

TTTĐ - Tỉnh Bình Thuận đang tập trung triển khai Kết luận số 977 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hướng tới phát triển ngành thanh long bền vững, có giá trị cao.
Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ

TTTĐ - Xác định rõ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, do đó, thời gian qua chính quyền và Nhân dân xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt, đồng thời phấn đấu về đích xã Nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.
Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản Nông thôn mới

Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản

TTTĐ - Những năm qua, các mô hình nuôi bò sinh sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai ở nhiều địa phương đã giúp nhiều hộ dân tận dụng được tài nguyên sẵn có, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra định hướng phát triển kinh tế bền vững.
Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao Nông thôn mới

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao

TTTĐ - Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, thời gian qua, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, mô hình ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người dân.
Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5596/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Xem thêm