Tag

Nhà ở công nhân: Cần thêm giải pháp đột phá

Xã hội 01/05/2023 08:00
aa
TTTĐ - Hiện nay, thiết chế nhà ở cho công nhân còn hạn chế khiến đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu tối thiểu về nhà ở cho công nhân lao động, rất cần sự vào cuộc đồng bộ, hiệu quả của chính quyền các cấp và doanh nghiệp.
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng kinh phí hỗ trợ tiền thuê trọ, xây dựng nhà ở công nhân Chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà cho công nhân Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân Xây nhà ở xã hội là để người nghèo được sở hữu nhà

Chưa đạt mục tiêu đề ra

Tại Hà Nội, những năm qua, việc ưu tiên phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thành phố đặt ra. Mới đây nhất, ngày 16/3/2023, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 25-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Một dãy nhà trọ cho công nhân ở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội)
Một dãy nhà trọ cho công nhân ở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội)

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy xác định 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết 06, trong đó có nhiều nội dụng cụ thể, mới, gắn với thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Hà Nội sẽ tập trung phát triển các khu nhà ở xã hội tập trung; Tiếp tục rà soát các quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; Đa dạng hóa các nguồn lực phát triển nhà ở xã hội; Ưu tiên phát triển nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người lao động và các thiết chế khác trong khu công nghiệp…

Không chỉ Hà Nội, cùng với sự tham gia tích cực, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, nhất là vai trò của các địa phương, doanh nghiệp, đến nay công tác phát triển nhà ở xã hội đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, với số lượng nhà ở công nhân hoàn thành khoảng 2,7 triệu m2 như hiện nay mới đáp ứng hơn 340 nghìn người lao động là chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện có 60% số công nhân lao động đang phải thuê tại các khu nhà trọ do người dân tự đầu tư xây dựng. Vẫn còn nhiều khu trọ thiếu tiện ích, không bảo đảm an ninh, an toàn với giá thành thuê nhà khoảng 1,5 - 4 triệu đồng/tháng, chiếm tới 25 - 30% thu nhập của công nhân, người lao động… khiến cuộc sống sinh hoạt của họ càng eo hẹp, khó khăn hơn.

Chị Dương Thanh Nga (quê ở Tuyên Quang, công nhân khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) cho biết, gia đình chị với 4 người đã sinh sống nhiều năm tại căn phòng trọ 17m2 tại thôn Bầu (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội). Hai vợ chồng đều làm công nhân, tổng thu nhập hàng tháng khoảng 15 triệu đồng. Vì vậy, với mức giá nhà ở cao như hiện nay những gia đình công nhân như chị khó có thể tiếp cận.

Còn nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách

Theo TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia nhận định, việc đầu tư, phát triển thị trường nhà ở xã hội đang gặp vô số khó khăn, thách thức. Đó là vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục; Quy hoạch và quỹ đất "vừa thiếu, vừa thừa", giải phóng mặt bằng rất khó khăn; Nguồn vốn chưa bền vững; Lợi nhuận từ các dự án nhà ở xã hội chưa thu hút nhà đầu tư. Mặt khác, vướng mắc về trình tự, thủ tục mua, thuê nhà ở xã hội; Hoạt động thanh kiểm tra phức tạp…

Nhà ở công nhân: Cần thêm giải pháp đột phá
Công nhân mong muốn có những điều kiện tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày

Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa đạt mục tiêu như mong muốn là do cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân còn một số nội dung chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện kịp thời, như: Đối tượng tham gia, thụ hưởng, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, quản lý mua bán.

Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước còn khó khăn, chưa bố trí được nguồn vốn ưu đãi cho vay phát triển nhà ở xã hội; Chưa có cơ chế huy động các nguồn lực hợp tác công tư một cách hiệu quả, hệ thống.

Nhiều địa phương, nhất là người đứng đầu, chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp; Chưa đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, nhất là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm…

Cần coi nhà cho công nhân thuê là hạ tầng thiết yếu khu công nghiệp

Nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân lao động, mới đây, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có công văn về việc phản biện xã hội dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gửi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trường.

Nhà ở công nhân: Cần thêm giải pháp đột phá
Một dự án nhà ở xã hội cho công nhân tại Mê Linh, Hà Nội

Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi nhiều quy định, trong đó đề xuất quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để xây dựng nhà lưu trú cho công nhân làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất thuê.

Cụ thể, theo phân tích của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Khoản 9 Điều 194 Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp quy định: “UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xác định nhu cầu xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất để tích hợp vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, nông thôn. Không bố trí khu vực nhà ở của người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất”.

So với quy định tại Luật Đất đai hiện hành, quy định trên thiếu rõ ràng khi sử dụng cụm từ “xác định nhu cầu xây dựng”. Mặt khác, quy định “không bố trí khu vực nhà ở của người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất” là chưa giải quyết được những khó khăn vướng mắc trong quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để xây dựng nhà ở công nhân tại khu công nghiệp; Chưa phù hợp, tương thích với nội dung sửa dổi trong Luật Nhà ở về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải quyết nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.

Do vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu giữ lại quy định hiện hành và sửa đổi theo hướng bố trí quỹ đất phát triển nhà cho công nhân thuê ngay trong khu công nghiệp, tương thích với hướng sửa đổi của Luật Nhà ở (sửa đổi), coi nhà lưu trú cho công nhân thuê là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp.

Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã đề nghị Chính phủ xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân; Đồng thời bố trí một phần vốn ngân sách nhà nước cho chương trình phát triển nhà ở cho công nhân, chăm lo hơn nữa cho người lao động. Đây là nhu cầu cấp thiết cần được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị.

Ngày 3/4/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 388/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”.

Đề án đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Đề án này được kì vọng sẽ giúp đối tượng công nhân, người lao động có thu nhập thấp đến gần hơn với ước mơ có nhà ở, yên tâm lao động.

Đọc thêm

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất Xã hội

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Xem thêm