Tag

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng kinh phí hỗ trợ tiền thuê trọ, xây dựng nhà ở công nhân

BHXH & Đời sống 07/01/2022 15:47
aa
TTTĐ - Sáng 7/1/2022, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đại biểu Quốc hội: Vụ Tịnh thất Bồng Lai rất đau lòng, cần ngăn chặn những trường hợp tương tự
ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) thảo luận tại Quốc hội
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) thảo luận tại Quốc hội

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết, các ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, làm ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, việc Quốc hội ban hành nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là rất kịp thời và cần thiết.

Gói tài khóa tiền tệ nhằm mục đích kích thích và tạo sự đột phá, giúp nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, tránh suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn cũng như không để lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế của thế giới.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng góp ý nhiều vấn đề xoay quanh nội dung này. Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng, mục tiêu cốt yếu của chương trình là chấp nhận bội chi, chấp nhận đi vay để sau một thời gian nhất định sẽ thu được chi phí lớn hơn. “Vấn đề hiệu quả thực tế chương trình phải đạt được là trả lời câu hỏi: Với mức chi lớn, chúng ta sẽ thu lại kết quả gì? Với mục tiêu như vậy, chương trình cần quy định rõ hiệu quả nguồn lực, hiệu quả đầu ra. Tuy nhiên, đối chiếu với nội dung nghị quyết, vấn đề này chưa được cụ thể hóa. Nếu không có cam kết về kết quả đạt được thì khó có thước đo chính xác để đánh giá hiệu quả”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh.

Đại biểu Mai cũng kiến nghị cần bổ sung căn cứ nguyên tắc, tiêu chí cụ thể để phân bổ đầu tư nguồn lực tương ứng với từng gói chính sách. Về danh mục dự án, đại biểu đề nghị tập trung vào 2 lĩnh vực cụ thể, gồm những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nhất do đại dịch và những ngành nghề có ý nghĩa thúc đẩy tăng trưởng quan trọng nhất. “Chúng ta chấp nhận rủi ro nhưng cũng cần có những bước đi thực sự vững chắc, cốt lõi chúng ta cần đạt được là hiệu quả thực chất”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) phát biểu thảo luận từ điểm cầu Nhà Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) phát biểu thảo luận

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) nêu 5 vấn đề cụ thể về thị trường lao động, trong đó tình trạng mất việc, giảm, giãn việc làm trong 4 đợt dịch vừa qua đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới người lao động. Chỉ tính riêng quý III/2021, cả nước có hơn 28 triệu người lao động phải hứng chịu tác động tiêu cực của đại dịch. Trong đó, hơn 4,7 triệu người bị mất việc làm, hơn 14 triệu người phải tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất kinh doanh, hơn 10 triệu người phải giảm, giãn giờ làm việc.

Đại biểu cũng nhận định, thị trường lao động bị đẩy vào trạng thái cả cung lao động và cầu lao động bị thu hẹp; Xuất hiện những nhóm lao động bị tổn thương; tính bền vững của quan hệ lao động đang có nguy cơ bị xâm phạm và qua đại dịch đã bộc lộ những hạn chế trong quản lý thị trường lao động thời công nghệ.

Do đó, theo đại biểu, đất nước đang trở lại trạng thái bình thường mới, để hồi phục và phát triển, một trong những vấn đề quan trọng nhất chính là vấn đề lao động. “Nghị quyết này cần tăng gói kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà trọ và đề nghị áp dụng cả với lao động chính thức, lao động khu vực phi chính thức. Hiện nay, dự thảo đã dành khoảng 6.600 tỷ đồng cho chính sách này và chỉ dành cho người lao động chính thức là chưa phù hợp”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị.

Đại biểu Thủy cũng cho rằng, cần dành khoản kinh phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền thuê nhà trọ để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân, đồng thời dành khoản kinh phí phù hợp để hỗ trợ tiền xét nghiệm, đi lại, hỗ trợ tư vấn việc làm khi người lao động quay trở lại làm việc.

Đọc thêm

Hà Nội công bố 50 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH BHXH & Đời sống

Hà Nội công bố 50 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH

TTTĐ - BHXH Hà Nội vừa công bố danh sách 50 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố.
Mục tiêu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95% BHXH & Đời sống

Mục tiêu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95%

TTTĐ - Công tác bảo hiểm y tế (BHYT) của Bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm đã góp phần quan trọng trong bảo đảm an sinh xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề ra.
Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi nghỉ việc BHXH & Đời sống

Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi nghỉ việc

TTTĐ - Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm do người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân để hưởng các chế độ theo quy định.
Đảm bảo tốt quyền lợi cho người dân chịu ảnh hưởng bão số 3 BHXH & Đời sống

Đảm bảo tốt quyền lợi cho người dân chịu ảnh hưởng bão số 3

TTTĐ - Trong những ngày xảy ra thiên tai, Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội đã khắc phục khó khăn, đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT).
Khám bệnh tại bệnh viện tư nhân có được thanh toán BHYT? BHXH & Đời sống

Khám bệnh tại bệnh viện tư nhân có được thanh toán BHYT?

TTTĐ - Người dân đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân sẽ được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh theo giá quy định của Thông tư 22/2023/TT-BYT.
Đề xuất sửa đổi khái niệm, nội dung giám định BHYT Xã hội

Đề xuất sửa đổi khái niệm, nội dung giám định BHYT

TTTĐ - Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của người tham gia BHYT và khắc phục những bất cập, vướng mắc của quy định hiện hành, BHXH Việt Nam đã đề xuất sửa đổi, bổ sung khái niệm, nội dung giám định BHYT. Đây là vấn đề mang tính cấp bách, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn.
BHXH Hà Nội sẻ chia với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, lũ BHXH & Đời sống

BHXH Hà Nội sẻ chia với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

TTTĐ - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội Nguyễn Công Định đại diện tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trao số tiền 127.950.000 đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ tới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội.
Đảm bảo quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT trong tình hình bão lũ BHXH & Đời sống

Đảm bảo quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT trong tình hình bão lũ

TTTĐ - Trong tình hình bão lũ diễn ra phức tạp, BHXH các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng vẫn linh hoạt triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người dân.
Yên Bái kêu gọi ủng hộ người dân vùng thiệt hại do bão, lũ Xã hội

Yên Bái kêu gọi ủng hộ người dân vùng thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Trước tình hình thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái đã kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, Nhân dân các dân tộc chung tay vì đồng bào vùng bị thiệt hại.
BHXH Việt Nam cùng chung tay chia sẻ với đồng bào vùng bão, lũ BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam cùng chung tay chia sẻ với đồng bào vùng bão, lũ

Với tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam; hưởng ứng lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sáng 10/9, tại Hà Nội, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh phát động toàn Ngành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra.
Xem thêm