Tag

Nhà báo và chuyện ứng xử trên mạng xã hội

Tiêu điểm 21/06/2021 12:00
aa
TTTĐ - Với sự phát triển của truyền thông xã hội và báo chí kỹ thuật số, tầm ảnh hưởng của người làm báo với lợi thế nắm bắt thông tin nhanh nhạy, truyền tải đến công chúng ngày càng lớn. Thế nhưng cùng với đó đã xuất hiện tình trạng một số nhà báo hoặc người mang danh nhà báo sử dụng mạng xã hội (MXH) với mục đích cá nhân, đưa ra những phát ngôn thiếu chuẩn mực, gây hoang mang dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của người làm báo nói chung.

Hình ảnh nhà báo trở nên méo mó bởi một số phát ngôn thiếu chuẩn mực

Những năm gần đây, mạng xã hội đã thực sự trở thành một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút sự tương tác, số người sử dụng, cũng như trở thành một nguồn tin quan trọng cho báo chí. Chính vì thế, nhiều nhà báo, phóng viên đã thể hiện sự chủ động trong việc sử dụng các trang mạng xã hội để phục vụ đắc lực cho công việc của mình, cập nhật tin tức nhanh chóng cũng như hiểu được suy nghĩ, tâm tư của độc giả nhiều hơn để làm tốt chức năng định hướng dư luận xã hội bằng những quan điểm đúng đắn, tích cực.

Tuy nhiên, ngược lại, cũng có một số nhà báo đưa ra quan điểm cá nhân tiêu cực, những phát ngôn thiếu chuẩn mực trên môi trường mạng khiến cho dư luận hoang mang. Đặc biệt, có những thông tin hướng dư luận xã hội theo chiều tiêu cực, nhìn cuộc sống xã hội đầy rẫy những bất công, từ đó trở nên thiếu niềm tin vào cuộc sống.

Nhiều nhà báo đã bị Bộ Thông tin và Truyền thông thu hồi thẻ bởi những phát ngôn mà họ đăng tải, chia sẻ trên Facebook.

Nhà báo và chuyện ứng xử trên mạng xã hội
Vì nhiều lý do, hình ảnh của các nhà báo trở nên méo mó bởi những phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội (Ảnh minh họa)

Có những vụ việc xảy ra đã lâu nhưng điển hình cho việc nhà báo đưa những thông tin phản cảm như hình ảnh một nhà báo bên nhiều cọc tiền lẻ, trên một ô tô chuẩn bị đi qua trạm thu phí BOT Cai Lậy đã tạo ra tác động và hệ lụy tiêu cực với những “like dạo” và comment (bình luận) từ người theo dõi trang cá nhân. Thậm chí, một số nhà báo trong dịp kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam còn “khoe” trên Facebook hình ảnh gặp gỡ đối tác với một chiếc bánh mì kẹp đầy tiền.

Có thể có nhiều mục đích khác nhau khi một số nhà báo lựa chọn những hình ảnh không thực sự mang tính tích cực để đưa lên mạng xã hội khiến nhiều người lo ngại về văn hóa ứng xử của một số nhà báo, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người làm báo nói chung.

Đặc biệt trong thời gian gần đây, có hiện tượng, người làm báo thể hiện quan điểm trên bài viết một đằng nhưng trên MXH họ lại bày tỏ góc nhìn, quan điểm theo cách khác. Cách làm báo được nhiều người ví von là “hai mặt” này khiến dư luận xã hội không khỏi hoang mang để xác định đâu là thông tin đúng – sai.

Thậm chí, đã có một số trang (fanpage), nhóm (group) được lập ra với mục đích để chia sẻ thông tin cũng đã bị một số nhà báo lạm dụng để công kích người không đáp ứng yêu cầu của họ, thậm chí lập nhóm để “vừa đánh, vừa xoa” nhằm mục đích trục lợi cá nhân. Khi được thỏa mãn yêu sách, họ sẵn sàng gỡ bài, xóa trạng thái, thậm chí quay ngoắt sang ca tụng người trước đó mà họ mạt sát nặng nề.

Chia sẻ về vấn đề này, nhà báo Phùng Huy Thịnh, nguyên Trưởng ban Hànộimới cuối tuần nhận định, về những phát ngôn “sốc” trên mạng xã hội cần phân biệt 2 dạng. “Tôi biết có những nhà báo thế hệ của tôi, khi đi làm việc rất năng nổ, nhiệt huyết. Khi về hưu, họ vẫn tiếp tục viết những bài góp ý với chính quyền và một số cá nhân khác trên mạng xã hội một cách thẳng thắn. Họ đăng tải bài viết với tâm thế của người có trách nhiệm xã hội.

Bên cạnh đó, có một số người nhân danh nhà báo nói những điều sứt mẻ, gây sự, đôi khi dung tục thì tôi không tin đó là nhà báo chân chính. Bởi với những nhà báo có tâm khi đăng bài viết góp ý trên mạng xã hội hay cộng đồng nào đó thì phải nói có chừng mực, có chứng cứ, thuyết phục và đáng tin cậy, như thế mới tạo được tác động xã hội”.

Nhà báo Huy Thịnh kể, có nhiều nhà báo nắm được rất nhiều thông tin, thậm chí thông tin nhân sự của cơ quan nào đó được dư luận rất quan tâm. Sau khi ngồi nhậu ngà ngà say, cộng thêm lời kích bác, anh ta lên mạng đăng tải thông tin. Trong những lúc như vậy, họ đưa thông tin quá lời, thậm chí sai lệch, sau đó phải cải chính và gỡ bài. Đó là sự cố rất đáng tiếc. Đôi khi ngộ nhận về vị trí, tầm vóc của mình, một số nhà báo đưa ra những nhận định, thông tin không sát thực tế, gây hậu quả to lớn cho cộng đồng mạng đã tiếp nhận thông tin từ họ.

Phát ngôn trên mạng xã hội cũng cần “uốn lưỡi” nhiều lần

Xét một cách công bằng, nhà báo cũng là một công dân nhưng là một “công dân đặc biệt”. Với nhà báo, vai trò của họ lớn vì họ là những người có uy tín, một quan điểm của họ nêu ra gây tác động đến cả cộng đồng xã hội. Bởi vậy, mỗi nhà báo khi nói ra điều gì cần cân nhắc thật kỹ. Thể hiện quan điểm vừa là thể hiện kiến thức, vừa thể hiện văn hóa của mỗi người.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Hòa - Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, khi đã là nhà báo thì cần hết sức thận trọng khi phát ngôn trên mạng xã hội. Dù đấy chỉ là trang cá nhân nhưng độc giả biết mình là nhà báo thì họ vẫn đánh giá đó là quan điểm của một nhà báo, chứ không phải là của một người dân bình thường. Bởi vì nhà báo là người của công chúng. Họ là một chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, tức là một người làm chính trị. Vì vậy, mọi lời nói, bài viết của họ cần phải chuẩn mực.

Nhà báo và chuyện ứng xử trên mạng xã hội

Nhà báo phải sử dụng MXH để tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng và “chính thống hóa” thông tin; ngăn chặn, giảm thiểu tác hại của thông tin sai lệch nảy sinh và định hướng thông tin trên MXH (Ảnh minh họa)

Với những vấn đề chưa hiểu rõ thì không nên vội vàng tham gia vào bình luận, chia sẻ quan điểm. Nếu đã hiểu rõ vấn đề thì với vai trò của mình, họ hoàn toàn có thể bộc lộ quan điểm trên báo.

Bàn về nguyên nhân dẫn đến những phát ngôn “hớ hênh”, thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội của một số nhà báo, Tiến sĩ Quang Hòa nhận định, một trong số nguyên nhân sâu xa là do họ chưa hiểu rõ vai trò, trách nhiệm vẻ vang và nặng nề của người làm báo nên dẫn đến những phát ngôn “tự nhiên” quá đà và coi đó chỉ như phát ngôn mang tính cá nhân.

Hai là do nền tảng văn hóa. Ví như, một nhà báo khi đăng ảnh đại diện trên mạng xã hội không phải là khuôn mặt mình hay một biểu tượng đẹp mà đăng hình ảnh phản cảm thì cũng khiến hình ảnh của người làm báo xấu xí theo. Những nhà nghiên cứu đã tổng kết rằng, chỉ cần theo dõi những bài viết, bình luận trên mạng xã hội trong một thời gian cũng có thể đánh giá được văn hóa, đạo đức, quan điểm sống của một người ra sao. Vì vậy, nhà báo không nên đăng tải những hình ảnh phản cảm, kể cả những lời nói suồng sã hay những hình ảnh trang phục không chỉnh tề…

Đồng ý rằng, nhà báo cũng là công dân. Họ có quyền tự do phát ngôn trên trang cá nhân. Thế nhưng, họ cần hiểu rằng, với nhà báo, tư cách công dân và tư cách nhà báo không tách rời nhau, tức là trách nhiệm công dân và trách nhiệm nhà báo không tách rời nhau.

Họ không phải là một cư dân mạng bình thường mà còn phải gánh thêm trách nhiệm nghề nghiệp và cao hơn nữa là trách nhiệm xã hội. Nhà báo phải sử dụng MXH để tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng và “chính thống hóa” thông tin; ngăn chặn, giảm thiểu tác hại của thông tin sai lệch nảy sinh và định hướng thông tin trên MXH, nhất là với những nhà báo có được nhiều sự theo dõi từ cộng đồng mạng.

Để sử dụng MXH đúng, hiệu quả, nhà báo phải xem rằng, mọi thông tin họ đăng tải không chỉ với tư cách cá nhân mà còn mang trách nhiệm của người làm báo với vai trò cung cấp, định hướng thông tin một cách khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật. Nhà báo đưa thông tin, bày tỏ quan điểm trên MXH phải cẩn trọng, nghiêm túc, chuẩn mực giống như quá trình tác nghiệp báo chí hay viết một tác phẩm báo chí. Bởi lẽ, có những vấn đề, pháp luật không cấm nhưng đạo đức nghề báo thì không cho phép.

Như lời nhà báo Huy Thịnh chia sẻ: “Với tư cách nhà báo, không chỉ trong đời sống hàng ngày hay trong tờ báo của mình mà cả trên mạng xã hội, chúng ta cũng cần giữ bộ mặt “đẹp” trong từng hình ảnh, phát ngôn. Phát ngôn trên mạng xã hội không thể tùy tiện mà cũng phải “uốn lưỡi” nhiều lần như khi viết bài đăng tải trên báo”.

Rõ ràng, trong thời đại số và xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0, quyền thông tin, tự do thông tin là không thể ngăn cấm. Tuy nhiên với tư cách nhà báo, với vai trò, chức năng, nhiệm vụ xã hội và đặc thù nghề nghiệp của mình, nhà báo càng cần phải giữ gìn đạo đức, vững vàng quan điểm trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin và tham gia thông tin.

Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức hữu quan cần có quy định chặt chẽ, có biện pháp chế tài nghiêm khắc, mạnh mẽ để ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, đồng thời cảnh tỉnh một số "nhà báo hai mặt" bất chấp quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp đang lợi dụng mạng xã hội để làm vấy bẩn nghề báo, gây nhiễu loại xã hội, phá hoại đất nước. Hơn tất cả, mỗi nhà báo cần không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm với xã hội, giữ vững đạo đức nghề nghiệp, đấu tranh với người có hành vi sai trái, thể hiện đúng vai trò trách nhiệm của mình trên mạng xã hội. Có như vậy, báo chí cách mạng Việt Nam mới có thể hội nhập và phát huy hết vai trò là “chiến sĩ trên mặt trận thông tin”.

Những nhà báo trẻ xông pha “trận tuyến” chống dịch Nhà báo trẻ và những nỗ lực không mệt mỏi Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm đối tượng tấn công các nền tảng kỹ thuật của Báo điện tử VOV

Đọc thêm

Tổng Bí thư: Không tinh gọn bộ máy không phát triển được Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư: Không tinh gọn bộ máy không phát triển được

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh từ Đại hội XII, nghị quyết của Trung ương đã đánh giá bộ máy Nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, phải sắp xếp, phải tinh gọn.
“Hiệu lệnh” phòng, chống lãng phí - Khi ý Đảng đã hợp với lòng dân Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Hiệu lệnh” phòng, chống lãng phí - Khi ý Đảng đã hợp với lòng dân

TTTĐ - Trong bài viết “Chống lãng phí”, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở phát triển hoặc trục lợi Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở phát triển hoặc trục lợi

Ngày 30-10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm như một thông điệp mạnh mẽ, mang tính thức tỉnh sâu sắc, khuyến khích mọi người xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội. Từ đó, kêu gọi cả hệ thống chính trị và từng người dân cần có ý thức tránh xa lãng phí, không chỉ vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân, gia đình, xã hội mà còn vì trách nhiệm với thế hệ tương lai.
Bài 5: Hóa giải tham nhũng, tiêu cực, lãng phí bằng điểm tựa "hồn cốt" dân tộc Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bài 5: Hóa giải tham nhũng, tiêu cực, lãng phí bằng điểm tựa "hồn cốt" dân tộc

TTTĐ - Sức mạnh của dân tộc Việt Nam trước hết được thể hiện ở sức mạnh của văn hóa, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sự thống nhất về lý trí và tình cảm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không có thế lực nào, dù mạnh đến đâu cũng không thể khuất phục. Trong bối cảnh ngày nay, văn hóa lại càng có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển đất nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống tham, nhũng tiêu cực. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc... văn hóa còn thì dân tộc còn”.
Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm

TTTĐ - Như đã nói, tham nhũng, tiêu cực là vấn nạn đặc biệt nguy hiểm, không chỉ làm tha hóa những người có chức, có quyền, mà còn là trở lực lớn đối với khát vọng hùng cường của dân tộc, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Do đó, công cuộc phòng, chống “giặc nội xâm” do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo là xu thế không thể đảo ngược, dù có gian nan, cam go, lâu dài và khó khăn đến mấy cũng phải làm, mà đã làm là phải chiến thắng.
Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân

TTTĐ - Khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi, nhiều người đặt vấn đề, thậm chí là nghi vấn là cuộc chống chiến chống tham nhũng sẽ nhạt dần khi vắng bóng người khởi xướng. Nhưng không, người kế nhiệm và giữ lửa tiếp theo - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục làm quyết liệt, triệt để, làm sao chiến thắng được “giặc nội xâm”.
Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng

TTTĐ - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ được quan tâm thực hiện từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, từng bước thực hiện việc chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, góp phần đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn cán bộ trẻ cho Đảng và hệ thống chính trị.
Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực

TTTĐ - Dẫu biết rằng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực là lâu dài, cam go, phức tạp; nhưng khi cả hệ thống chính trị đã “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, cùng thống nhất một ý chí, một quyết tâm để làm trong sạch bộ máy Đảng và chính quyền thì chắc chắn sẽ hiệu triệu được lòng dân và những cán bộ kiên trung trong cuộc chiến đấu này.
Bài 3: Ươm mầm "hạt giống đỏ" Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài 3: Ươm mầm "hạt giống đỏ"

TTTĐ - Công tác tạo đảng viên trẻ có tri thức, giàu khát vọng cống hiến, đảm bảo tính kế thừa, xuyên suốt cho nhân lực của Đảng luôn được TP xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong mỗi nhiệm kỳ.
Xem thêm