Tag

Nguyên nhân ban đầu gây ra vụ sụt lún tại “thủ phủ” khoáng sản Nghệ An

Môi trường 02/08/2022 12:58
aa
TTTĐ - Cơ quan chức năng đã tìm ra những nguyên nhân ban đầu dẫn đến tình trạng nứt nẻ nhà dân, giếng nước khô cạn xôn xao dư luận ở xã Châu Hồng (Quỳ Hợp, Nghệ An).
Hà Nội lên phương án ngừng sử dụng các giếng khai thác nước ngầm Thúc đẩy tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược để đưa Nghệ An trở thành tỉnh mạnh Nghệ An: Dự kiến mở rộng diện tích thành phố Vinh gấp đôi hiện nay

UBND huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) vừa có buổi làm việc với Liên đoàn Địa chất Bắc Trung bộ để xác định nguyên nhân gây nên thực trạng sụt lún, nứt nẻ, đứt gãy nhà cửa, giếng nước khô cạn của người dân các xã Châu Hồng, Châu Tiến và Liên Hiệp gây xôn xao dư luận thời gian qua.

Theo báo cáo, nguyên nhân đầu là do địa hình, địa mạo tại các xã này khá phức tạp dẫn đến chế độ thủy văn nước mặt và nước ngầm bị ảnh hưởng.

Tiếp đó là cấu trúc địa chất có nhiều hang động cát tơ, nhiều hang đá trầm tích bở rời hệ Đệ tứ, tạo nên lớp chứa nước không áp lực.

Cơ quan chức năng đã tìm ra những nguyên nhân ban đầu dẫn đến tình trạng nứt nẻ nhà dân, giếng nước khô cạn xôn xao dư luận ở xã Châu Hồng (Quỳ Hợp, Nghệ An).
Người dân bên các giếng nước bị khô cạn

Bên cạnh đó, thời tiết khí hậu biến đổi thất thường, việc khai thác khoáng sản đã tác động mạnh mẽ của tầng chứa nước áp lực trong đới cát, phá vỡ lớp lớp sét cách nước nên dẫn đến sụt lún đất, nứt nẻ nhà cửa đặc biệt là nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng nên khiến hàng trăm giếng khoan bị khô cạn nước.

Dù Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ đã tìm ra nguyên nhân gây sụt lún là do tụt nước ngầm, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến sụt nước ngầm vẫn chưa có báo cáo.

Lãnh đạo huyện Quỳ Hợp mong muốn Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ có kết quả cụ thể hơn, đơn vị nào gây ra sụt lún, giải pháp nào khắc phục, xử lý, qua đó khuyến cáo cho người dân hiểu rõ, đồng thời các sở, ngành định hướng cho địa phương giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế trong khu vực này.

Trước đó, trong suốt thời gian dài tại một số bản của xã Châu Hồng liên tiếp xuất hiện hiện tượng sụt lún đất đai, ruộng vườn, nhà cửa, giếng nước bị khô cạn. Nổi bật là vụ sụt đất dưới móng nhà ông Điền Minh T vào rạng sáng 27/5 gây xôn xao dư luận.

Thống kê ở thời điểm tháng 5/2022, trên địa bàn xã Châu Hồng có tới 299 giếng nước bị khô không có nước sinh hoạt, 24 hố sụt lún, 191 hộ gia đình bị lún nhà, nứt tường hư hỏng. Người dân nơi đây đặt nghi vấn là do đào khoét dưới lòng đất để khai thác quặng, bởi nơi đây được xem là “thủ phủ” của các mỏ quặng. Sau đó, nhiều người dân đã kéo vào hầm khai thác quặng để kiểm tra…

Đến ngày 29/5, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cùng lãnh đạo một số sở, ngành ở Nghệ An đã trực tiếp lên gặp người dân, kiểm tra hiện trường sụt lún, nứt nẻ đất, nhà ở, công trình, giếng nước khô cạn tại xã Châu Hồng và làm việc với huyện Quỳ Hợp. Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giao Sở TN&MT chủ trì thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Châu Hồng.

Xã Châu Hồng được xem là “thủ phủ” khoáng sản với 11 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, bao gồm 5 doanh nghiệp khai thác quặng, 7 doanh nghiệp khai thác đá. Người dân cho rằng, nguyên nhân tình trạng sụt lún, giếng cạn bất thường là do khai thác khoáng sản làm cạn kiệt nguồn nước ngầm.

Để làm rõ nguyên nhân các hố sụt lún, UBND huyện Quỳ Hợp đã thuê Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ về khảo sát, tìm giải pháp. UBND huyện Quỳ Hợp cũng đã thông báo đến một số doanh nghiệp, cá nhân đang hoạt động tại xã Châu Hồng yêu cầu tạm dừng bơm hút, khai thác nước ngầm cho đến khi có thông báo mới.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm