Tag

Nguy cơ học sinh bị “bỏ rơi” trên lớp

Giáo dục 03/10/2018 10:35
aa
TTTĐ - Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đang nhận được nhiều tranh cãi. Đa số các thầy cô cho rằng, những quy định này khiến học sinh có nguy cơ bị “bỏ rơi” trên lớp.

Nguy cơ học sinh bị “bỏ rơi” trên lớp

Ảnh minh họa: Thái Nguyên

Bài liên quan

Giáo viên sẽ bị phạt 10 triệu đồng nếu ép học sinh đi học thêm

Mọi lỗi của giáo viên đều phạt tiền

Theo Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố, mọi lỗi sai của giáo viên đều bị xử phạt hành chính bằng tiền. Cụ thể, các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục và xúc phạm người học đều bị phạt hành chính ở những mức độ khác nhau. Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục. Phạt từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục, đi kèm với nộp phạt người vi phạm phải xin lỗi công khai.Cá biệt, Dự thảo quy định sẽ phạt cá nhân nếu xúc phạm tới nhân phẩm học sinh, ngoài việc công khai xin lỗi thì giáo viên cũng sẽ bị đình chỉ dạy từ một đến sáu tháng.

Đối với việc dạy thêm, Dự thảo Nghị định xử phạt đã đề xuất nhiều mức phạt hành chính ở mức cao. Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người dạy thêm không đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đối với hành vi tổ chức dạy thêm theo các lớp học chính khóa. Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng đối với hành vi tổ chức dạy thêm không đúng địa điểm đã được cấp phép; tổ chức dạy thêm không đúng đối tượng, không đúng nội dung đã được cấp phép… Đặc biệt, phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi giấy phép đã hết hạn; phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng đối với hành vi ép buộc học sinh học thêm. Phạt từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép…

Còn nhiều tranh cãi

Ngay sau khi Dự thảo được công bố, nhiều giáo viên đã bày tỏ bức xúc vì cho rằng, nếu không thận trọng khi lên lớp, giáo viên sẽ trở thành tội phạm. “Sao Dự thảo không đưa ra hình thức xử phạt phụ huynh hay học sinh xúc phạm nhân phẩm và danh dự của giáo viên? Nếu không, khi giáo viên vi phạm thì cả là xã hội lại nhòm ngó như thể giáo viên là tội phạm. Vấn đề là tại sao các cháu phải học thêm, sao Bộ không tìm hiểu hay cố tình không hiểu. Kiến thức nặng, học nhiều môn, thi nhiều môn, cơ chế thay đổi đến chóng mặt hỏi sao các cháu không có nhu cầu học để đáp ứng được cơ chế thi cử của giáo dục. Ép buộc các cháu học thêm là một chuyện, tuy nhiên các cháu có nhu cầu thì không được học thêm hay sao…”, một giáo viên nêu ý kiến.

Một giáo viên khác lại nêu quan điểm, việc phạt tiền vì xúc phạm nhân phẩm học sinh thì sẽ là cách người ta dần bỏ rơi học sinh, mà sự bỏ rơi đó bắt đầu từ giáo viên - những người hàng ngày trực tiếp dìu dắt, dạy dỗ. Thầy mà mắng chửi học sinh thì thầy lấy gì nuôi thân, nuôi gia đình. Trò được đưa lên một vị trí cao hơn giáo viên thì việc gì giáo viên phải nghiêm khắc để trở thành sai phạm?

Trên những diễn đàn giáo dục, đa số các ý kiến đều có chung quan điểm, nghề giáo không có những quy định này cũng khổ lắm rồi. “Trên đe dưới búa”, học sinh học kém, học sinh hư cũng bị đánh giá vào thi đua, thành tích, bây giờ không được quát mắng học sinh thì sẽ dạy như thế nào?

Chưa phù hợp với thực tiễn

Có thể nói, đưa ra các quy định xử phạt kinh tế là cách để đạt hiệu quả răn đe, làm cho người bị phạt bị “đánh” vào túi tiền. Đây cũng là cách làm thiết thực trong bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên, giáo dục là lĩnh vực đặc thù, rất khó áp dụng. Không phải vì luật không nghiêm mà giáo dục đôi khi có những mặt mà luật không thể vận dụng rõ ràng được.

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch HĐQT trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch HĐQT trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, đối với các nhà trường thì yếu tố giáo dục phải đưa lên đầu tiên. Việc xử phạt mục đích là để người ta thấy hành vi của mình sai từ đó điều chỉnh. Tuy nhiên, việc xử phạt cần quy định mức độ nào thì xử lý trong cơ sở giáo dục, mức nào mới đưa lên xử lý hành chính hay xử lý thành hình phạt. Dự thảo phải rõ ràng chứ không phải tất cả mọi cái đều xử phạt, biến nhà trường thành cảnh sát hết thì nhà trường đâu còn gọi nhà trường…

“Vấn đề xử phạt nhiều hay ít tôi không bàn đến nhưng phải đưa về những khung của pháp luật để chúng ta xử lý hoặc nếu xử phạt mà nặng hơn nhưng để tốt hơn thì cũng nên làm. Các cơ quan nhà nước xử lý chứ không phải nhà trường. Phải trả lại cho nhà trường chức năng giáo dục. Kể cả thanh tra giáo dục đi làm rồi phạt là không đúng, không khách quan. Vấn đề dạy thêm, học thêm cần phải chấm dứt thì quy định cũng phải rõ ràng. Phải chấm dứt việc dạy thêm trong nhà trường còn việc muốn dạy thêm cho những học sinh yếu kém thì nhà trường phải đứng ra tổ chức. Cái nào được thu phí, cái nào phải chi từ ngân sách và không cho giáo viên được dạy thêm trong bất cứ lý do nào. Giáo viên muốn dạy thêm thì ra những trung tâm được đăng ký và phải đóng thuế cho nhà nước để được dạy”, tiến sĩ Lâm nêu quan điểm.

Thầy Đặng Danh Hướng, giáo viên trường THPT Hoàng Văn Thụ, chia sẻ: “Từ thực tiễn công tác dạy học ở trường THPT trong nhiều năm qua, tôi thấy việc ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam. Tuy nhiên, phải ban hành Nghị định này như thế nào để phù hợp với thực tiễn ở các cơ sở giáo dục? Dự thảo Nghị định đang tạo ra tranh luận sôi nổi trong đội ngũ giáo viên và dư luận của xã hội. Bởi lẽ, theo Dự thảo, tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt 10-20 triệu đồng. Nếu giáo viên xúc phạm danh dự của học sinh có thể nộp phạt. Trong trường hợp ngược lại học sinh xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo phạt tiền từ 10-20 triệu đồng, học sinh lấy đâu tiền để nộp phạt. Hơn nữa trong độ tuổi chưa trưởng thành, suy nghĩ và hành động của các em chưa chín chắn việc xúc phạm danh dự nhà giáo ở một số bộ phận học sinh không thể tránh khỏi”.

“Theo quan điểm của tôi, nếu vi phạm quá mức như hiện nay thì đưa sang cơ quan pháp luật xử lý là hợp lý. Ngoài ra, tôi thấy Dự thảo trao quyền xử phạt cho thanh tra Sở, thanh tra viên giáo dục... điều này lại càng tăng thêm tiêu cực trong giáo dục. Bởi thực tế trong những năm qua, đội ngũ này làm việc chưa thật hiệu quả. Vi phạm của những người đứng đầu các cơ sở giáo dục đều được đội ngũ thanh tra Sở phát hiện nhưng có biểu hiện bưng bít. Chỉ khi có tố giác của giáo viên và báo chí vào cuộc thì sự thật mới được phơi bày. Do vậy, nhiều quy định trong Dự thảo này tôi thấy chưa phù hợp với tình hình thực tiễn”, thầy Hướng nói thêm.

Đọc thêm

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh Giáo dục

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh

TTTĐ - Sáng nay (18/9), tại Nhà Thiếu nhi quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh), Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp cùng Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh và ILA Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai cuộc thi Tài năng Anh ngữ - SPEAK UP 2024.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Xem thêm