Tag

Người trẻ đang có nhiều "yêu cầu" hơn khi đi làm

Nhịp sống trẻ 03/04/2023 14:00
aa
TTTĐ - Có nhiều ý kiến cho rằng giới trẻ hiện đại đang là thế hệ “ảo tưởng” và đòi hỏi quá cao khi đi làm. Dù vậy, khi ranh giới giữa tiêu chuẩn truyền thống và phong cách hiện đại rất mong manh, nhà tuyển dụng và "nguồn nhân lực trẻ" rất dễ xảy ra những hiểu lầm khó tháo gỡ…
Dấu ấn chuyển đổi số của tuổi trẻ Thủ đô Bạn trẻ Nam Từ Liêm sôi nổi tranh biện Xu hướng lựa chọn “nơi đi chốn về” của giới doanh nhân trẻ thành đạt

Nhiều kỳ vọng khi đi làm

Sau khi du học trở về, Lê Thanh Hà (sinh năm 1999, sống tại quận Ba Đình, Hà Nội) chọn làm việc cho một start-up với khối lượng công việc khá nhiều và yêu cầu tính linh hoạt, đa nhiệm cao. Là một gen Z, Thanh Hà cho rằng không quá khó hiểu khi thế hệ của cô luôn đặt ra tiêu chuẩn cao về môi trường làm việc khi họ có tư duy “sống cho bản thân”.

“Lớn lên trong thời kỳ mạng xã hội bùng nổ, nhiều bạn trẻ hiện đại kiếm được thu nhập từ nhiều công việc mới, gắn liền với Internet như food reviewer, người sáng tạo nội dung số - điều mà các thế hệ trước chưa hề có. Cơ hội nhiều cộng với chưa quá áp lực về mặt tài chính, gia đình nằm trong số lý do nhiều bạn trẻ không ngại “nhảy việc” liên tục hoặc làm nhiều việc một lúc”, Thanh Hà nói.

Dù có những lợi thế điển hình của người trẻ, cô gái 24 tuổi không phủ nhận nhược điểm lớn nhất của Gen Z là “cả thèm chóng chán”, cái tôi cao trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Điều này dẫn đến văn hóa “thích thì nghỉ’, “đi làm không vì tiền nhưng ít tiền chưa chắc đã làm” khiến nhiều công ty đau đầu khi làm việc cùng họ.

Người trẻ đang có nhiều "yêu cầu" hơn khi đi làm
Người trẻ hiện đại đang đi làm với nhiều hơn những sự kỳ vọng

Bản thân Thanh Hà không tìm kiếm môi trường làm việc quá lý tưởng, miễn sao nơi đó “đủ chuyên nghiệp, ai làm việc nấy và đạt hiệu quả cao”. Theo cô, những người trẻ cùng thế hệ với mình thường hướng tới giá trị thực như tiền bạc, lợi ích khi đánh giá việc làm.

“Công việc hiện tại cho mình thời gian làm việc linh hoạt, không phải đến văn phòng nhưng đòi hỏi chịu trách nhiệm ở nhiều vị trí khác nhau. Dù bản thân khá cảm tính và cái tôi cao, mình xác định giờ là thời điểm học hỏi, trau dồi chứ chưa đặt nặng chuyện thu nhập. Vậy nên, khi phải "ôm" nhiều đầu việc không nằm trong chuyên môn, mình không thấy ngại nhưng vẫn nhấn mạnh mức lương cần tương xứng với công sức”, Thanh Hà nói.

Với Thanh Hà, cô sẽ chọn rời đi và thay đổi công việc khi thấy mình đã học hỏi được hết ở môi trường cũ hoặc khi nhận được những lời đề nghị với mức đãi ngộ tốt hơn, xứng đáng với năng lực tại thời điểm đó.

Thế hệ Z được nhận diện là có nhiều kỳ vọng khi đi làm. Theo một khảo sát mới đây từ một nền tảng tìm kiếm công việc, mức lương trung bình mà Gen Z mong muốn cho công việc chính thức đầu tiên sau khi ra trường là 8,4 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, 88% sinh viên khá giỏi đặt mục tiêu trở thành quản lý trong vòng 2 năm.

Ngoài ra, giới trẻ hiện đại cũng mong muốn mở rộng mối quan hệ, trải nghiệm thú vị, đa dạng, cân bằng công việc - cuộc sống. Tuy vậy, theo khảo sát, không ít người trong số họ đã ra trường và đi làm trong vòng 1 - 2 năm qua có dấu hiệu “vỡ mộng” khi kỳ vọng của họ chênh lệch lớn so với thực tế và năng lực của bản thân.

Quyền lợi chính đáng

“Quyền lợi tốt, chốn công sở thân thiện, sếp biết bảo vệ, công nhận nhân viên là những điều bình thường và chính đáng bất cứ ai chứ không chỉ Gen Z chúng mình mong muốn khi đi làm”, Thảo Anh (23 tuổi, nhân viên truyền thông sự kiện) cho biết.

Cá nhân Thảo Anh nhận định việc về thế hệ lớn tuổi hơn phàn nàn lớp sau “yếu năng lực nhưng lười chịu khổ, đòi lương cao” là câu chuyện 8X, 9X cũng gặp phải, không phải đến Gen Z mới xuất hiện.

Người trẻ đang có nhiều "yêu cầu" hơn khi đi làm
Theo Thảo Anh, giới trẻ sẽ làm việc hết công suất nếu nhận được những quyền lợi chính đáng

Thảo Anh cho rằng có nhiều người trẻ hiện đại đang có điều kiện cuộc sống tốt, nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn và không còn mang nặng tư tưởng cống hiến, làm việc bạt mạng. Điều này khác với lớp anh chị đi trước, khi mục tiêu đôi khi chỉ dừng ở chỗ có công ăn việc làm. Nhưng việc người trẻ ngại chịu cực khổ hay không còn tùy thuộc vào giá trị công việc mang lại cho họ.

“Khi còn non kinh nghiệm, mình từng chọn 6 tháng làm thực tập ở một công ty nước ngoài với mức hỗ trợ chỉ 1 triệu đồng/tháng. Đổi lại, mình tích lũy được nhiều điều quý giá, chung nhóm với những đồng nghiệp có chung “sóng não” từ tính cách đến tư duy.

Còn bây giờ, mình muốn gắn bó với một công việc trong vòng 2 - 3 năm nên chắc chắn mình sẽ đặt ra tiêu chuẩn nhất định như sếp phải có năng lực dẫn dắt, mức lương tối thiểu công ty có thể trả, môi trường làm việc không độc hại”, Thảo Anh nói.

Theo cô gái 23 tuổi, có nhiều Gen Z năng động, sớm có thu nhập ở mức khá ngay từ khi còn đi học và cũng có những bạn còn chưa va vấp nhưng đã đòi hỏi cao trong khi khả năng giới hạn, tự thu hẹp cơ hội.

“Với mình, mỗi người nên có kế hoạch phát triển bản thân trong giai đoạn đi làm nhất định để xác định mình đang cần gì, thiếu gì và những thứ công ty đem lại có phù hợp không. Song song, Gen Z cũng cần học cách xử lý lịch sự khi từ chối công việc để tránh mất thời gian của bên khác”, Thảo Anh chia sẻ.

Tương tự, khi ứng tuyển việc làm, Trọng Đại (25 tuổi, sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng mong muốn được làm việc trong một môi trường win-win (cùng phát triển, cùng có lợi) bởi theo anh, ý tưởng “bào mòn nhân viên” đã cũ và qua từ rất lâu.

“Mình mong sếp có tâm, có tầm, tâm lý và có thể học hỏi được nhiều. Môi trường cởi mở, lắng nghe ý kiến của nhân viên, theo kịp với quốc tế và thích nghi kịp thời chứ không giữ khư khư tư duy cũ. Mình thích làm việc với đồng nghiệp cùng trang lứa vì sợ khoảng cách thế hệ nếu trong phòng ban toàn cô chú, anh chị lớn tuổi”, Trọng Đại nói.

Người trẻ đang có nhiều "yêu cầu" hơn khi đi làm
Trọng Đại mong muốn được làm việc trong một môi trường win-win (cùng phát triển, cùng có lợi) bởi theo anh, ý tưởng “bào mòn nhân viên” đã cũ và qua từ rất lâu

Theo Đại, những điều trên không phải đòi hỏi quá đáng. Bởi lẽ, Gen Z có lợi thế là trẻ, tiếp thu nhanh và dễ thích nghi. Họ không đợi đến lúc đi làm mới học mà trang bị rất nhiều kỹ năng rồi mới tham gia thị trường lao động. Sự lựa chọn nghề nghiệp của Gen Z cũng khác, nhiều người như Đại bắt đầu đi làm sớm hơn để khi ra trường có thể đạt được vị trí mình muốn. Điều đó cũng nâng mức cạnh tranh và áp lực lên tầm cao mới.

“Điểm chung của Gen Z là có sự bứt phá, sáng tạo và phá vỡ các tiêu chuẩn truyền thống nên đôi khi có thể làm khó người tuyển dụng. Ngược lại, thế hệ mình cũng có phần nông nổi, thích gì làm đó, không có lề lối, không thích gò bó, suy nghĩ chưa sâu sát, thiếu kinh nghiệm do tuổi đời còn trẻ.

Tuy nhiên, mình thấy môi trường tốt để phát triển năng lực là rất cần thiết. Nhiều công ty đưa ra đãi ngộ kém, mức lương nghèo nàn rồi bắt nhân viên trẻ phải làm việc hết mình, cống hiến thì không công bằng”, Đại nói.

Ngoài ra, Đại cho rằng nếu muốn quyền lợi win-win, nhân viên trẻ cũng phải thể hiện sự tôn trọng công ty trong suốt quá trình làm việc cho đến khi thực sự muốn rời đi

“Mình không chọn rời đi nếu có đề nghị tốt hơn. Bởi khi đã xác định thử việc, mình đã muốn gắn bó với công ty đó. Mình chấp nhận mức lương chưa đáp ứng kỳ vọng nhưng sẽ mang lại giá trị nào đó mình muốn đạt được”, Đại chia sẻ.

Đọc thêm

Khen thưởng thanh niên tình nguyện, trao quà tới người dân khó khăn Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Khen thưởng thanh niên tình nguyện, trao quà tới người dân khó khăn

TTTĐ - Chiều 7/11, Quận đoàn – Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam quận Tây Hồ, Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024 và trao quà tặng các hộ gia đình chịu thiệt hại sau cơn bão số 3 (Yagi) trên địa bàn quận.
Răn đe, phòng ngừa tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật giao thông Nhịp sống trẻ

Răn đe, phòng ngừa tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật giao thông

TTTĐ - Trước tình trạng thanh thiếu niên vi phạm an toàn giao thông gia tăng, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã triển khai nhiều tổ công tác tuần tra kiểm soát trên khắp các tuyến đường xuyên tâm, hướng từ các huyện ngoại thành vào trung tâm Hà Nội.
Luật Thủ đô: Động lực thu hút nhân tài Nhịp sống trẻ

Luật Thủ đô: Động lực thu hút nhân tài

TTTĐ - Luật Thủ đô 2024 tập trung vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững, hiện đại hóa Thủ đô và đặc biệt là tạo ra các cơ chế ưu việt nhằm thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Những quy định trong Luật Thủ đô 2024 sẽ giúp Hà Nội khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và đổi mới sáng tạo của cả nước.
Bài 3: Xử lý dứt điểm tình trạng đua xe tại Hà Nội Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Bài 3: Xử lý dứt điểm tình trạng đua xe tại Hà Nội

TTTĐ - Vụ việc các nhóm thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, gây rối trật tự công cộng, gây tai nạn chết người, khiến dư luận bức xúc, lo ngại. Nhiều người dân, chuyên gia tội phạm học và luật sư...đề nghị tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông cần phải được xử lý nghiêm để răn đe, phòng ngừa các vụ việc tương tự xảy ra.
Thanh niên tình nguyện hỗ trợ thi công đường bộ cao tốc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên tình nguyện hỗ trợ thi công đường bộ cao tốc

TTTĐ - Ngày 7/11, Trung ương Đoàn tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai “Đợt thi đua tình nguyện tham gia hỗ trợ hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”. Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương chủ trì hội nghị.
Cầu nối sáng tạo, đưa bạn trẻ đến gần với nghệ thuật chèo Camera 360 trẻ

Cầu nối sáng tạo, đưa bạn trẻ đến gần với nghệ thuật chèo

TTTĐ - Với thông điệp "Chèo nảy nhịp xưa, nay hòa sắc mới", dự án “Chèo nảy, chèo nay” hướng đến việc khơi dậy sự "bật nảy" của một nét văn hóa truyền thống nay hòa cùng hơi thở mới của thời đại. Hoạt động được kỳ vọng là cầu nối sáng tạo đưa bạn trẻ đến gần hơn với nghệ thuật chèo.
Những dấu ấn mạnh mẽ trở thành thương hiệu của sinh viên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Những dấu ấn mạnh mẽ trở thành thương hiệu của sinh viên Thủ đô

TTTĐ - Theo Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng, năm học 2023 - 2024, nhiều hoạt động trong công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh niên khối trường học đã để lại dấu ấn mạnh mẽ và trở thành thương hiệu của sinh viên, học sinh Thủ đô.
Tôn vinh nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tôn vinh nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Các thầy, cô giáo được tuyên dương "Nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu" năm 2024 đều có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, hướng dẫn học sinh, sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, tác giả các bài báo, tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế. Họ cũng là những cán bộ đoàn nhiệt huyết, sáng tạo trong phong trào thanh niên.
Thanh niên Thủ đô xung kích lan toả và phát triển văn hoá Tôi yêu Hà Nội

Thanh niên Thủ đô xung kích lan toả và phát triển văn hoá

TTTĐ - Hình ảnh Hà Nội trở thành điểm đến “An toàn - Thân thiện” được thanh niên Thủ đô tham gia giới thiệu, quảng bá rộng rãi và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Bài 2: Vì sao nạn đua xe lộng hành? Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Bài 2: Vì sao nạn đua xe lộng hành?

TTTĐ - Trước tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách đánh võng…, các cơ quan chức năng TP Hà Nội đã vào cuộc điều tra, truy tố, xét xử nhiều đối tượng với mức án nghiêm khắc. Tuy nhiên do nhiều gia đình nuông chiều, không giám sát quản lý con em nên tình trạng “quái xế” gây náo loạn đường phố vẫn tiếp tục xảy ra.
Xem thêm