Tag

Người phụ nữ giữ lửa nghề làm đèn Trung thu

Xã hội 17/09/2020 07:00
aa
TTTĐ - “Người phải lòng ông tiến sĩ giấy” - đó là tên gọi thân thiết mọi người dành cho bà Nguyễn Thị Tuyến, người duy nhất còn giữ nghề làm đèn Trung thu truyền thống ở làng Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Vui nhộn đêm rước đèn Trung thu tại Diamond Lotus Riverside Đèn ông sao khổng lồ xuất hiện trong Lễ Trung thu “Apax Land – Vùng đất thần tiên”
Bà Tuyến cặm cụi vót những nan tre làm khung cho đèn lồng
Bà Tuyến cặm cụi vót những nan tre làm khung cho đèn lồng

Nặng lòng với nghề truyền thống “lấy công làm lãi”

Đến nhà của nữ nghệ nhân duy nhất của làng Hậu Ái vào những ngày tháng Tám, trong nhà bà ngổn ngang những nan tre còn đang vót dở, những khung đèn ông sao năm cánh, đèn chim công, đèn cá chép, đèn tôm, đèn thỏ đang chờ được dán giấy.

Cũng chỉ vì tiếc cái nghề 3 đời của cha ông, người nghệ nhân ấy vẫn một mình cặm cụi mài rũa những thanh tre từ sáng tới tối đêm.
Cũng chỉ vì tiếc cái nghề 3 đời của cha ông, người nghệ nhân ấy vẫn một mình cặm cụi mài rũa những thanh tre từ sáng tới đêm

Nhớ về những ngày xa xưa, bà Tuyến bồi hồi: “Vân Canh vốn nổi tiếng là làng nghề làm đèn Trung thu. Mỗi năm, cứ đến tháng Bảy, tháng Tám Âm lịch là cả làng lại làm ngày làm đêm, mang đèn đi khắp các phiên chợ trong vùng bán. Tuy nhiên, đó chỉ còn là chuyện của ngày xưa, giờ đây chẳng còn ai “đắm đuối” với cái nghề làm đèn Trung thu truyền thống “lấy công làm lãi” này nữa. Đồ chơi công nghiệp, màu sắc sặc sỡ đang lấn hết sân của đồ truyền thống rồi, người làm nghề dần dần cũng bỏ đi hết”.

Người phụ nữ giữ lửa nghề làm đèn Trung thu

Những mẫu đèn đủ loại, bằng khen, giấy chứng nhận được bà Tuyến lưu giữ đến tận bây giờ

Trước đây, bà Tuyến làm đèn cũng vì muốn lưu giữ nghề vốn là cái hồn của Trung thu làng Hậu Ái nên chỉ làm vừa đủ để ngắm trong nhà, cho các con cháu chơi rồi cúng tế mỗi ngày rằm tháng Tám như truyền thống.

Như một mối lương duyên không hẹn trước, tiếng lành đồn xa, tay nghề của bà được nhiều người biết đến. Năm 1997, các cán bộ của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tìm đến nhà bà Tuyến, đặt mua những đèn Trung thu truyền thống để trưng bày. Bà Tuyến còn được mời làm “giáo viên” dạy các em nhỏ trong nhiều trường mầm non cách làm đèn Trung thu. Cũng từ đấy, bà thực sự quay trở lại và gắn bó hơn nữa với nghề làm đèn ông sao.

Người phụ nữ giữ lửa nghề làm đèn Trung thu

Những chiếc đèn ông sao 5 cánh sẵn khung, chỉ chờ được bà mang đến cho các em nhỏ tự tay trải nghiệm dán giấy, tô màu

Những ông tiến sĩ giấy được bố mẹ mua cho con đặt ở bàn học mỗi dịp Trung thu như gửi gắm tình thương và sự hy vọng. Đó cũng là ý nghĩa tượng trưng cho dân tộc Việt Nam xưa nay dùng con chữ mà đánh giặc.

Chắt chiu cái tâm, cái tình trong từng chiếc đèn truyền thống

Bà Tuyến tâm sự: “Làm đèn là để 3 đời cha ông không xót xa về những chiếc đèn họ từng trân quý nay lại bị lãng quên, cũng là để con cháu có đồ chơi rằm tháng Tám, biết và nhớ về nguồn cội”.

Cũng bởi thế mà bà luôn thận trọng trong từng chi tiết nhỏ của chiếc đèn mình làm ra để chúng không bị mất đi nét truyền thống, mà cũng không quá “cũ kĩ”. Những chiếc đèn được đóng khung cố định bằng tre, nứa mà bà tự lặn lội chục cây số đi mua về. Hồ dán tự nấu, giấy tự cắt, khung đèn, bà cũng tự uốn mà thành.

“Làm đồ chơi cho trẻ nhỏ thì lúc nào cũng phải cẩn thận, khó nhất là vót thanh tre sao cho mịn, nhẵn để các cháu cầm vào không bị đứt tay. Một chiếc đèn cần khoảng mười thanh như thế, có khi ngồi vót cả một ngày chỉ vừa đủ chục chiếc.”
Làm đồ chơi cho trẻ nhỏ thì lúc nào cũng phải cẩn thận, khó nhất là vót thanh tre sao cho mịn, nhẵn để các cháu cầm vào không bị đứt tay. Một chiếc đèn cần khoảng mười thanh như thế, có khi ngồi vót cả một ngày chỉ vừa đủ chục chiếc
Người phụ nữ giữ lửa nghề làm đèn Trung thu

Hạnh phúc với nghề nhưng bà Tuyến cũng không thôi trăn trở khi nghĩ về tương lai của nó

Hằng ngày, người phụ nữ hơn 50 tuổi ấy vẫn một mình cặm cụi làm đèn Trung thu, chở đèn đi gần 30 cây số đến bảo tàng, trường học để dạy các cháu nhỏ dán giấy, làm đèn ông sao... mang lại niềm vui, cho chúng biết về một tinh hoa văn hóa dân tộc.

Bà Tuyến cho biết: “Tất cả những hình dáng của đèn ông sao, đèn tôm, cua, cá,.. hay đèn ông tiến sĩ giấy đều giữ nguyên từ đời trước, không khác chút nào. Cái khác duy nhất là bây giờ có giấy màu đẹp hơn trước rồi, cho vào thay giấy bạc màu trước kia, các cháu nhỏ nhìn cũng bắt mắt hơn”.
Bà Tuyến cho biết: “Tất cả những hình dáng của đèn ông sao, đèn tôm, cua, cá... hay đèn ông tiến sĩ giấy đều giữ nguyên từ đời trước, không khác chút nào. Cái khác duy nhất là bây giờ có giấy màu đẹp hơn thay giấy bạc màu trước kia, các cháu nhỏ nhìn cũng bắt mắt hơn”
Người phụ nữ giữ lửa nghề làm đèn Trung thu
Những chiếc đèn ông sao bắt mắt

“Cũng đã làm bà nội, bà ngoại nhưng tôi chẳng biết truyền lại nghề này cho ai. Các con, các cháu lớn cả rồi có công việc riêng, cũng không thể theo nghề của mẹ vì chẳng đủ sống, có chăng chỉ giúp được buổi tối cuối tuần. Tôi chẳng trách được chúng vì nghề này chỉ làm mùa vụ, sao đảm bảo cuộc sống bây giờ. Thôi thì cố gắng làm được chừng nào hay chừng ấy, để con trẻ có những đồ chơi không độc hại, mà lại cảm nhận được tình thương của người lớn”.

Đọc thêm

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Xem thêm