Tag

Người nhiều phiếu tín nhiệm thấp cần soi lại việc thực hiện nhiệm vụ

Tiêu điểm 26/10/2023 11:11
aa
TTTĐ - Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, những người có nhiều phiếu tín nhiệm và tín nhiệm thấp cần soi lại quá trình thực hiện nhiệm vụ để hoạt động tốt hơn, tạo được lòng tin với cử tri, Nhân dân...
Không có tác động nào ảnh hưởng đến kết quả lấy phiếu tín nhiệm Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh lãnh đạo Công tác lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành chặt chẽ, khách quan

Công khai, minh bạch và dân chủ

Chiều 25/10, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua dự thảo Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người đang giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Nghị quyết nêu rõ, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bảo đảm nghiêm túc, đúng nội dung, quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, việc lấy phiếu tín nhiệm đã được tiến hành một cách chặt chẽ, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và nghiêm túc theo đúng nội dung quy trình, thủ tục được quy định tại Nghị quyết 96/2023/QH 15 của Quốc hội.

Nêu rõ công tác thuộc chương trình lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đã hoàn thành, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là kết quả của cả một quá trình chuẩn bị khẩn trương nhưng thận trọng nghiêm túc và trách nhiệm cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan và những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Người nhiều phiếu tín nhiệm thấp cần soi lại việc thực hiện nhiệm vụ
Toàn cảnh kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

"Quốc hội đã thống nhất cao thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết.

Theo kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là 2 người có số phiếu tín nhiệm cao cao nhất.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang có 448/481 phiếu tín nhiệm cao, chiếm 93,14%; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có 437/480 phiếu tín nhiệm cao, chiếm 91,04% số phiếu hợp lệ.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn là người dẫn đầu về số phiếu tín nhiệm thấp với 72/479, chiếm 15,03%; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đứng tiếp theo với 71/480 phiếu, chiếm 14,79%; tiếp theo là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng với 62/481, chiếm 12,89%.

Cơ sở để cán bộ nhận thấy rõ trách nhiệm

Các đại biểu Quốc hội khẳng định kết quả lấy phiếu tín nhiệm phản ánh sự công tâm, trách nhiệm, khách quan của mỗi đại biểu trong đánh giá và bỏ phiếu.

Đồng thời, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng đây sẽ là động lực, xung lực cho những người được lấy phiếu tín nhiệm quyết tâm thực hiện nhiệm vụ.

Người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp cũng cần soi lại việc thực hiện nhiệm vụ
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp

Theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), những người nhận được tín nhiệm cao của các đại biểu là nhờ những việc làm cụ thể của họ đã thể hiện được sự quyết tâm cao.

Trong khi đó, đối với những người có nhiều phiếu tín nhiệm và tín nhiệm thấp cũng cần phải soi lại quá trình thực hiện nhiệm vụ và chính bản thân mình cũng như các vấn đề liên quan để điều chỉnh hành vi, hoạt động tốt hơn, tạo được lòng tin với cử tri, Nhân dân...

Còn theo đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn Tây Ninh), kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã thể hiện sự khách quan, thẳng thắn của các đại biểu Quốc hội với các lãnh đạo. Nhìn vào kết quả, những ngành, lĩnh vực nhạy cảm mà dư luận quan tâm đều cho thấy số phiếu tín nhiệm cao ở mức thấp và số tín nhiệm thấp có tỷ lệ cao hơn.

"Kết quả này phản ánh đúng thực tế, bởi đây là những lĩnh vực khó nên có nhiều vấn đề phải xử lý, việc giải quyết cần thời gian dài với nhiều giải pháp, đòi hỏi cao hơn cho các vị Bộ trưởng", đại biểu Thúy chia sẻ.

Theo đại biểu, kết quả lấy phiếu tín nhiệm là cơ hội giúp các cán bộ nhìn nhận lại việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và lĩnh vực mình phụ trách còn những tồn tại, hạn chế gì để tiếp tục cố gắng, nỗ lực trong thời gian tới.

Tương tự, đại biểu Trương Xuân Cử (đoàn Hà Nội) cho rằng, qua việc lấy phiếu tín nhiệm lần này sẽ tạo động lực, đòn bẩy để các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nhìn lại những gì mình đã làm được và chưa làm được để tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

"Điều gì đã làm tốt thì cố gắng làm tốt hơn, đã gương mẫu thì gương mẫu hơn. Từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy nâng cao hiệu quả phục vụ Nhân dân của cả bộ máy cũng như từng vị trí cán bộ với mục tiêu chung vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước", đại biểu đoàn Hà Nội chia sẻ.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở phát triển hoặc trục lợi Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở phát triển hoặc trục lợi

Ngày 30-10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm Tiêu điểm

Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm như một thông điệp mạnh mẽ, mang tính thức tỉnh sâu sắc, khuyến khích mọi người xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội. Từ đó, kêu gọi cả hệ thống chính trị và từng người dân cần có ý thức tránh xa lãng phí, không chỉ vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân, gia đình, xã hội mà còn vì trách nhiệm với thế hệ tương lai.
Bài 5: Hóa giải tham nhũng bằng điểm tựa “hồn cốt” dân tộc Tiêu điểm

Bài 5: Hóa giải tham nhũng bằng điểm tựa “hồn cốt” dân tộc

TTTĐ - Sức mạnh của dân tộc Việt Nam trước hết được thể hiện ở sức mạnh của văn hóa, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sự thống nhất về lý trí và tình cảm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không có thế lực nào, dù mạnh đến đâu cũng không thể khuất phục. Trong bối cảnh ngày nay, văn hóa lại càng có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển đất nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống tham, nhũng tiêu cực. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc... văn hóa còn thì dân tộc còn”.
Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm Tiêu điểm

Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm

TTTĐ - Như đã nói, tham nhũng, tiêu cực là vấn nạn đặc biệt nguy hiểm, không chỉ làm tha hóa những người có chức, có quyền, mà còn là trở lực lớn đối với khát vọng hùng cường của dân tộc, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Do đó, công cuộc phòng, chống “giặc nội xâm” do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo là xu thế không thể đảo ngược, dù có gian nan, cam go, lâu dài và khó khăn đến mấy cũng phải làm, mà đã làm là phải chiến thắng.
Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân Tiêu điểm

Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân

TTTĐ - Khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi, nhiều người đặt vấn đề, thậm chí là nghi vấn là cuộc chống chiến chống tham nhũng sẽ nhạt dần khi vắng bóng người khởi xướng. Nhưng không, người kế nhiệm và giữ lửa tiếp theo - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục làm quyết liệt, triệt để, làm sao chiến thắng được “giặc nội xâm”.
Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng Tiêu điểm

Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng

TTTĐ - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ được quan tâm thực hiện từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, từng bước thực hiện việc chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, góp phần đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn cán bộ trẻ cho Đảng và hệ thống chính trị.
Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực Tiêu điểm

Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực

TTTĐ - Dẫu biết rằng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực là lâu dài, cam go, phức tạp; nhưng khi cả hệ thống chính trị đã “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, cùng thống nhất một ý chí, một quyết tâm để làm trong sạch bộ máy Đảng và chính quyền thì chắc chắn sẽ hiệu triệu được lòng dân và những cán bộ kiên trung trong cuộc chiến đấu này.
Bài 3: Ươm mầm "hạt giống đỏ" Tiêu điểm

Bài 3: Ươm mầm "hạt giống đỏ"

TTTĐ - Công tác tạo đảng viên trẻ có tri thức, giàu khát vọng cống hiến, đảm bảo tính kế thừa, xuyên suốt cho nhân lực của Đảng luôn được TP xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong mỗi nhiệm kỳ.
Bài 2: Chưa được như kỳ vọng Tiêu điểm

Bài 2: Chưa được như kỳ vọng

TTTĐ - Chúng ta đã có nhiều chính sách thu hút nhân tài, nhưng hiệu quả chưa cao, mới chỉ tập trung vào thu hút, đãi ngộ, chưa quan tâm đúng mức đến trọng dụng…
Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tiêu điểm

Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm.
Xem thêm