Tag

Người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19 phải làm gì để được miễn, giảm lãi vay ngân hàng?

Xã hội 15/03/2020 15:29
aa
TTTĐ - Từ ngày 13/3, Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực cho phép ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi hoặc giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng là người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Vậy người dân, doanh nghiệp phải làm gì để được miễn lãi, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ?

Người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19 phải làm gì để được miễn, giảm lãi vay ngân hàng?

Từ ngày 13/3, doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi bệnh dịch Covid-19 sẽ được miễn, giảm lãi vay ngân hàng. Ảnh minh họa.

Trước những diễn biến phức tạp của bệnh dịch Covid-19, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được nhiều văn bản kiến nghị từ của các hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trực thuộc hiệp hội, đơn cử hiệp hội các ngành: vận tải, da giày, sắn, cà phê, dệt may, giáo dục ngoài công lập, hiệp hội doanh nghiệp trẻ…

Tính đến thời điểm này, ước tính số dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 không thể trả đúng hạn là 926.000 tỷ đồng (chiếm 11% tổng dư nợ nền kinh tế). Số này sẽ được điều chỉnh bởi Thông tư.

Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 13/3 là hành lang pháp lý quan trọng để các ngân hàng thương mại triển khai các chính sách tín dụng, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, thời gian áp dụng Thông tư này là từ 23/1/2020, cộng thêm 3 tháng nữa sau khi Việt Nam công bố hết dịch. Các chính sách quan trọng của Thông tư là miễn lãi, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Hiện quy mô của chương trình hỗ trợ này đã lên đến 285.000 tỷ đồng và số tiền này không phải là tiền từ ngân sách Nhà nước, đây là vốn tiền của các ngân hàng thương mại huy động, thu xếp được để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã xem xét, cơ cấu lại hơn 21.700 tỷ đồng cho các doanh nghiệp khó khăn. Miễn giảm lãi vay cho hơn 8.000 khách hàng và đang xem xét giảm lãi vay cho 34.500 khách hàng với tổng dư nợ là trên 85.000 tỷ đồng.

Thông tư 01/2020/TT-NHNN cũng quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ nhằm trục lợi, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.

Luật sư Nguyễn Xuân Sang trao đổi về Thông tư 01/01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ người dân và doanh nghiệp giảm thiểu khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra
Luật sư Nguyễn Xuân Sang trao đổi về Thông tư 01/01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ người dân và doanh nghiệp giảm thiểu khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra

Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô về những quy định trong Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Luật sư Nguyễn Xuân Sang (Đoàn Luật sư TP Hà Nội, chuyên gia pháp lý ngân hàng) cho biết: Việt Nam ghi nhận việc lây truyền dịch Covid-19 lần đầu tiên vào ngày 23/1/2020. Đến chiều 14/3 số ca nhiễm Covid-19 ở nước ta là 53 người.

Trước diễn biến của dịch bệnh, Chính phủ và các cơ quan chức năng của Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ để ngăn việc lây truyền dịch và điều trị những người mắc bệnh có hiệu quả, tuy nhiên tình hình diễn biến của dịch Covid-19 ngày càng phức tạp đặc biệt sự gia tăng các ca nhiễm bệnh trên thế giới.

Những ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành trong hoạt động kinh tế tại Việt Nam là rõ ràng, nhanh và trực tiếp, đặc biệt các ngành dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí, vận tải hành khách...

Thời điểm ban hành thông tư 01/2020/TT-NHNN là ngày 13/2/2020 nhưng thời điểm áp dụng đối với các khoản nợ được hỗ trợ là từ ngày 23/1/2020 cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã rất kịp thời có biện pháp điều chỉnh nhằm hỗ trợ nền kinh tế khi chưa đến 2 tháng đã ban hành thông tư và tính thời điểm áp dụng hỗ trợ từ ngay thời điểm ghi nhận việc lan truyền dịch tại Việt Nam. Việc kéo dài thời gian hỗ trợ đến hết 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch cũng là điều thiết thực và hiệu quả đối với chính sách hỗ trợ.

Trả lời câu hỏi của PV về đối tượng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, Luật sư Sang cho biết: Theo khoản 1, điều 2 thông tư 01/2020/TT-NHNN, đối tượng áp dụng là: Tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng chính sách), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo khoản 2, điều 2, thông tư 39/2016/TT-NHNN: Tổ chức tín dụng cho vay là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng thương mại; Ngân hàng hợp tác xã; Tổ chức tín dụng phi ngân hàng; Tổ chức tài chính vi mô; Quỹ tín dụng nhân dân; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Như vậy có thể hiểu các đối tượng sẽ thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 là rất rộng, bao gồm tất cả các tổ chức kể trên (ngoại trừ ngân hàng chính sách).

Về đối tượng được áp dụng chính sách hỗ trợ theo thông tư 01/2020/TT-NHNN. Theo khoản 2, điều 2 thông tư 01/2020/TT-NHNN, đối tượng áp dụng là: Khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ khách hàng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).

Theo khoản 3, điều 2 thông tư 39/2016/TT-NHNN, khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân, bao gồm: Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.

Như vậy có thể hiểu đối tượng được hưởng sự hỗ trợ từ chính sách của thông tư 01/2020/TT-NHNN là các pháp nhân, cá nhân đang có các khoản vay tại các tổ chức tín dụng kể trên.

Trả lời câu hỏi về điều kiện đối với việc miễn, giảm lãi, phí, Luật sư Sang cho biết: Thông tư 01/2020/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 13/3/2020 nhưng điều kiện khoản nợ được xem xét miễn, giảm lãi, phí là các khoản nợ có nghĩa vụ trả nợ gốc và hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 và khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và hoặc lãi đúng hạn theo hợp đồng, thỏa thuận đã kí do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Thông tư 01/2020/TT-NHNN không quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ đối với Khách hàng của tổ chức tín dụng khi đề nghị miễn, giảm lãi, phí mà quy định tổ chức tín dụng có trách nhiệm ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của thông tư để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống của tổ chức tín dụng.

Do đó để được miễn, giảm lãi, phí theo quy định của thông tư 01/2020/TT-NHNN, các doanh nghiệp nói riêng cũng như các khách hàng của tổ chức tín dụng nói chung có thể thực hiện các việc: Tự xác định mình có thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của thông tư theo như phân tích về đối tượng áp dụng như trên hay không, xác định khoản nợ của mình có nằm trong điều theo quy định của thông tư hay không?

Tiến hành thu thập các tài liệu, chứng từ nội bộ như báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hóa đơn, chứng từ thu chi, hợp đồng tín dụng, hợp đồng mua bán hàng hóa, báo cáo đánh giá về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp… để chứng minh khoản nợ của mình nằm trong diện điều chỉnh của thông tư và doanh thu, thu nhập của mình có bị giảm sút do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Doanh nghiệp làm đơn đề nghị xem xét hỗ trợ miễn, giảm lãi, phí kèm theo các tài liệu, chứng từ đã thu thập được để nộp cho tổ chức tín dụng nơi mình có khoản nợ và thực hiện các bước theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng dựa trên quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.

Về quy trình thực hiện giữa tổ chức tín dụng với khách hàng: Thông thường, các tổ chức tín dụng đều đã có và đang sử dụng bộ quy định nội bộ về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, trong đó có các quy định, quy trình về từng nghiệp vụ bao gồm cả nghiệp vụ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí. Tuy nhiên Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định và hướng dân các điều kiện đặc thù phát sinh liên quan đến ảnh hưởng của dịch Covid-19 và sự điều tiết của Chính phủ nên tại điều 7, Thông tư 01/2020/TT-NHNN, ngân hàng Nhà nước đã quy định và hướng dẫn tổ chức tín dụng xây dựng bộ quy định nội bộ để thực hiện theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN.

Theo đó các tổ chức tín dụng có thể xây dựng bộ quy định, quy trình mới này dựa trên các bộ quy định, quy trình các tổ chức tín dụng đang có sẵn và điều chỉnh các điều kiện cho phù hợp với Thông tư 01/2020/TT-NHNN và ban hành để tiến hành giao dịch hỗ trợ cho khách hàng trong thời gian ngắn khoảng từ 7 đến 10 ngày là có thể đưa vào hoạt động.

Đọc thêm

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Xem thêm