Tag

Nghệ nhân già thổi hồn vào đồ chơi con trẻ

Người Hà Nội 04/04/2023 13:36
aa
TTTĐ - Nặn tò he là một trong những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống lâu đời tại Việt Nam hiện vẫn đang tiếp tục được gìn giữ và phát triển. Ông Nguyễn Văn Đĩnh - một trong những nghệ nhân tại làng nghề truyền thống Xuân La đang tiếp tục là người giữ và truyền lửa cho nghề truyền thống nặn tò he đến những thế hệ sau này.
Người nghệ nhân tài ba "thổi hồn" vào những sản phẩm làng nghề Nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu - hành trình miệt mài khôi phục và lan tỏa giá trị con giống bột Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu Nghệ nhân gốm phù điêu Phạm Văn Tuyên với 10 bài men độc, lạ Những nghệ nhân lưu giữ nghề mây tre đan truyền thống

Ông Đĩnh sinh ra tại ngôi làng có truyền thống nặn tò he lâu đời Xuân La, huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Bố của ông cũng là một nghệ nhân nặn tò he trong làng. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ, ông đã được tiếp xúc với tò he. Tò he như người bạn tấm bé đã cùng ông lớn lên, cùng trải qua những thăng trầm của cuộc sống.

Nghệ nhân già thổi hồn vào đồ chơi con trẻ
Nghệ nhân Nguyễn Văn Đĩnh

Ông kể, ngày bé ông đã bị thu hút bởi những con tò he đầy màu sắc. Ông thường ngồi nhìn người ta nặn sau đó bắt đầu lấy bột gạo tập theo. “Năm 7 tuổi, khi nhìn thấy bức ảnh Lênin trên báo, tôi rất thích nên đã tập nặn theo. Từ bức ảnh đen trắng bé bằng bao diêm, tôi vừa làm vừa tưởng tượng, thế mà cũng giống được khoảng 80% đấy. Ai nhìn vào cũng nói ngay đây là chân dung của Lênin. Đó cũng lúc tôi biết mình sẽ chọn theo nghiệp này”, ông Đĩnh bồi hồi nhớ lại.

Nhớ về những ngày đầu làm nghề còn nhiều khó khăn, ông Đĩnh kể: “Ngày xưa cuộc sống vất vả, tôi đi làm lo cho mấy miệng ăn trong nhà nên cũng nhiều áp lực. Khó thì có khó thật nhưng tôi không thấy khổ vì được làm công việc mình yêu thích. 30 năm về trước, những ngày trong tuần, tôi ở nhà làm bột, cuối tuần lại đạp xe lên Hà Nội bán. Ngày đầu làm nghề vì thích nhưng để theo nghề đến hơn 50 năm thì cần cả sự kiên trì, bền bỉ”.

Nghệ nhân già thổi hồn vào đồ chơi con trẻ
Niềm vui của người nghệ nhân già là thổi hồn, truyền lửa nghề truyền thống nặn tò he đến lớp trẻ

Dù đã sắp bước sang tuổi 70 nhưng ông vẫn còn rất minh mẫn. Đôi tay người nghệ nhân khéo léo ấy đã nặn hàng ngàn hình thù tò he, thứ đồ chơi gần gũi với tuổi thơ trẻ em Việt Nam. Công việc không có nhiều đổi thay vì ngày nào, mùa nào cũng diễn ra như vậy nhưng đối với ông Đĩnh, mỗi sản phẩm tò he đều mang linh hồn riêng, được ông đặt vào đó rất nhiều tâm huyết.

Theo nghệ nhân già, bột dùng để nặn tò he hoàn toàn được lấy màu từ tự nhiên như cây trầu không, củ cà rốt. Nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo thế nên nếu không may trẻ em cho vào miệng thì cũng không có vấn đề gì về sức khỏe. Cũng bởi thế nên nhiều phụ huynh luôn lựa chọn tò he là món đồ chơi tuổi thơ của con mình, vừa rẻ, đẹp mà lại rất an toàn.

“Phụ huynh thấy tò he cũng thích lắm, mỗi lần đi qua đều mua làm quà cho con cháu trong gia đình. Đo đó, mỗi ngày đều đặn từ đầu giờ chiều đến tối, tôi cũng bán được khoảng 20 - 30 con tò he. Vào dịp cuối tuần, các gia đình đưa con lên phố chơi đông thì sẽ bán được nhiều hơn”, ông Đĩnh chia sẻ.

Nghệ nhân già thổi hồn vào đồ chơi con trẻ
Tò he với nhiều hình dáng ngộ nghĩnh

Không chỉ là nghệ nhân mà ông Đĩnh còn là người truyền bá, giao lưu và lan tỏa những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đến với bạn bè quốc tế khi họ đến tham quan hồ Gươm, phố cổ. Trải qua bao thăng trầm, cảnh vật phố phường đổi thay, ông Đĩnh vẫn hằng ngày ngồi đó, bên gốc đa già với sạp tò he màu sắc sinh động. Người nghệ nhân già bền bỉ gìn giữ một nghề truyền thống đang có nguy cơ dần mai một bởi những sản phẩm đồ chơi hiện đại. Ông lặng lẽ như một người ký sử bình dị mà cao quý giữa phố phường Hà Nội đông đúc.

Ông Đĩnh kể đã từng trải qua không biết bao kỉ niệm với sạp tò he này, từ những ngày khó khăn khi nơi bày bán không ổn định, đường sá xa xôi hay thời tiết mưa bão, gió lạnh… đến những thay đổi theo thời gian của phố phường. Tất cả là những kỷ niệm đẹp, điều hạnh phúc giản đơn và cả sự tự hào về nghề truyền thống của người nghệ nhân thổi hồn vào những cục bột.

Nghệ nhân già thổi hồn vào đồ chơi con trẻ
Đối với ông Đĩnh, nghề to he sẽ “không bao giờ mai một”

Gần 60 năm ròng rã “gánh con giống” đến khắp mọi nẻo đường Thủ đô, ông Đĩnh đang từng ngày làm giàu đẹp hơn văn hóa cổ truyền và lan tỏa cảm hứng đến nhiều thế hệ trẻ. Với ông Đĩnh, tò he không chỉ là nét văn hóa truyền thống mà còn là chất keo kết nối nhiều thế hệ trong gia đình. Có lẽ, đó cũng là điều khiến ông càng vững tin về chỗ đứng của nghề tò he trong văn hóa truyền thống nước nhà.

Trong thời hiện đại, công nghệ phát triển như vũ bão, văn hóa truyền thống vẫn len lỏi vào từng nếp nhà ngõ xóm, trân quý làm sao những người nghệ nhân giữ lửa và làm văn hóa truyền thống tỏa sáng như người nghệ nhân giữa lòng Hà Nội. Đối với ông Đĩnh, nghề to he sẽ “không bao giờ mai một”.

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xem thêm