Tag

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

Nghệ thuật 17/04/2025 12:24
aa
TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Kết nối, phát huy giá trị, thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển Hà Nội tổ chức hội thảo về Trung tâm công nghiệp văn hoá

Thu hút và phát triển du lịch

Theo dự thảo Nghị quyết, khu phát triển thương mại và văn hóa được thành lập tại các địa điểm có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa, khu du lịch hoặc điểm du lịch được Nhà nước và quốc tế công nhận.

Mục tiêu chính là thu hút và phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, bảo tồn các ngành nghề truyền thống, đồng thời cải thiện đời sống người dân.

Khách du lịch trải nghiệm không gian văn hóa làng cổ Đường Lâm
Khách du lịch trải nghiệm không gian văn hóa làng cổ Đường Lâm

Điểm nổi bật của mô hình này là nguyên tắc tự nguyện, tự quản và đảm bảo sự đồng thuận của đa số cư dân trên địa bàn, với các tiêu chuẩn về văn hóa kinh doanh, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định hiện hành.

Theo dự thảo Quy chế mẫu, khu phát triển thương mại và văn hóa được tổ chức với ba cấp. Đầu tiên là Hội nghị cộng đồng - cơ quan quyết định cao nhất, bao gồm đại diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và dân cư cùng đại diện Ủy ban Nhân dân cấp cơ sở, Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở. Hội nghị này được tổ chức thường niên hoặc bất thường để quyết định các vấn đề quan trọng của khu vực.

Tiếp đến là Hội đồng quản lý - cơ quan điều hành, có ít nhất 9 thành viên với nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng quản lý đại diện cho khu phát triển thương mại và văn hóa trong các mối quan hệ, tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ cảnh quan, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, và quản lý các khoản thu chi. Cuối cùng là đơn vị quản lý vận hành, có thể là chính Hội đồng quản lý hoặc một đơn vị chuyên nghiệp được thuê để thực hiện công tác quản lý, vận hành hằng ngày.

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

Khu phát triển thương mại và văn hóa thực hiện nhiều hoạt động đa dạng như tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật; phát triển hệ thống cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại gắn với đặc điểm văn hóa địa phương; quảng bá, giới thiệu các hoạt động du lịch; thực hiện các hoạt động tạo cảnh quan, vệ sinh đường phố, bảo vệ môi trường; tổ chức giao thông và giữ gìn an ninh trật tự.

Để có kinh phí hoạt động, khu phát triển thương mại và văn hóa được phép thu các khoản từ bán vé tham quan, biểu diễn nghệ thuật; từ hoạt động trông giữ phương tiện và dịch vụ khác; từ khoản đóng góp của cư dân, tổ chức, doanh nghiệp; từ các khoản chi của Nhà nước theo quy định; và từ các nguồn hợp pháp khác.

Quan trọng là các khoản thu này phải theo nguyên tắc không nhằm mục tiêu lợi nhuận, chỉ để bảo đảm chi trả cho các hoạt động của khu vực, đồng thời đảm bảo công bằng cho các đối tượng như gia đình chính sách, người có công, người khuyết tật và hộ kinh doanh nhỏ.

Phát huy thế mạnh riêng của chủ thể sáng tạo

Hào hứng với dự thảo Nghị quyết này, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) nhấn mạnh: "Dự thảo phát triển công nghiệp văn hoá từng khu, cho chủ động từng làng, từng phố là điều rất hay, thực sự như Tổng Bí thư Tô Lâm nói là vừa chạy vừa xếp hàng.

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (bên phải) cùng các sản phẩm sáng tạo
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (bên phải) cùng các sản phẩm sáng tạo

Nếu được chủ động theo khu vực nhỏ vậy, triển khai sẽ nhanh, người bản địa cũng hiểu và làm chủ được thế mạnh riêng của mình. Chẳng hạn, tại mỗi địa phương, mỗi làng nghề, mỗi nghệ nhân sẽ biết rõ lợi thế của bản thân để đi sâu vào ngành nghề mình am hiểu và thạo nhất".

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát lấy ví dụ từ bản thân anh cũng như ngôi làng Đường Lâm của mình. Làng cổ Đường Lâm phát triển du lịch dựa trên những yếu tố văn hóa đặc trưng của làng. Đó là nhà cổ, đá ong, là nếp sinh hoạt gắn với đồng ruộng xứ Đoài, là chum tương, là giếng nước tường rêu với khung cảnh đậm chất làng mạc.

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

Còn như anh, những tác phẩm sáng tạo của anh cũng mang phong cách rất... Nguyễn Tấn Phát. Những con ốc sên lấp lánh ánh vàng, những con trâu, con rồng hay cả những con "Thạch ong gấm xà 2025" đều ẩn hiện trong đó màu sắc của đá ong, của vàng son, của tinh thần miền mây trắng.

Chính những điều độc đáo đó đã tạo nên sự khác biệt để thu hút du khách, khiến mỗi sản phẩm văn hóa, sản phẩm du lịch đều khiến họ nâng niu, thích thú.

Tuy nhiên, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cũng cho rằng cần bám sát với thực tế, nhân tố thực hiện cần phải là người có tài có tâm, tu duy hợp thời đại, tránh để tình trạng hạn chế về năng lực mà làm sai làm ẩu, lúc đi sửa sẽ rất khó khăn.

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát lấy ví dụ như là một ngôi nhà cổ, đã phá đi xây mới rồi thì sẽ không lấy lại được giá trị nữa.

Bên cạnh đó, là người từng tham gia nhiều các hoạt động phát triển văn hóa, du lịch, sáng tạo tại Hà Nội như Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội, Hội chợ du lịch quà tặng Hà Nội... anh cho rằng các chương trình đều rất hay bởi tạo được môi trường để cộng đồng sáng tạo giao lưu, giới thiệu được sản phẩm, mang đến không gian thưởng thức nghệ thuật cho người dân và du khách.

Dù vậy, theo anh đây vẫn là những sự kiện có tính thường niên, chỉ diễn ra tại những thời điểm nhất định. Do đó, khu phát triển thương mại và văn hóa cũng như trung tâm công nghiệp văn hóa khi được hình thành sẽ là một không gian thường xuyên và liên tục cho cộng đồng sáng tạo làm nghề và phát triển kinh tế từ nghề.

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

Ở Đường Lâm nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cũng có thí điểm hoạt động "Đêm làng cổ" cũng như các hoạt động trải nghiệm tại Phát Studio. Đây cũng là một hình thức tự chủ khu vực, khi chính quyền tạo điều kiện cho cá nhân và Hợp tác xã xây dựng.

Theo nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc, cần nhiều cơ chế, giao quyền cụ thể hơn nữa để chương trình bền chặt, mới phát triển. "Bản thân nhiều năm qua tôi và Hợp tác xã đã phát huy được rất nhiều giá trị của Đường Lâm, Sơn Tây và còn rất nhiều điều muốn làm nhưng thiếu cơ chế, vướng mắc, đề án vẫn treo không có hướng giải quyết, mặc dù được ủng hộ", anh cho biết.

Bởi vậy, "Hy vọng với dự thảo mới của thành phố sẽ cởi nút thắt cho những chương trình của chúng tôi được đi vào thực tế để phát huy hết giá trị văn hoá, di sản", nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát bày tỏ.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông Nghệ thuật

Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông

TTTĐ - Ngày 28/4, tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và giao lưu với các lão thành tham gia kháng chiến.
Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất” Nghệ thuật

Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Con đường thống nhất” tại di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67.
Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An Nghệ thuật

Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An

TTTĐ - Tháp Chăm Bằng An tại phường Điện An, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) vừa được tỉnh Quảng Nam quan tâm đâu tư, tu bổ.
Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước Văn hóa

Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật “Yên Bái - Bản hùng ca hòa cùng non sông thống nhất” đã diễn ra vào tối 27/4 tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Sự kiện góp phần bồi đắp lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, từ đó, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tiếp tục vững bước trên chặng đường tương lai phía trước.
Xem thêm