Nghe nhạc Trịnh Công Sơn, Hà Nội “lặng” một ngày gió se lạnh….
Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu
Bài liên quan
Tranh cãi nổi lên sau khi Khánh Ly công bố bút tích Trịnh Công Sơn
Ngô Quang Vinh: "Tôi tin rằng, nhiều người thấy câu chuyện tình yêu của chính mình trong "Xuân xưa"
Nghệ sĩ trẻ tự sự trong hòa nhạc “Từ Trịnh: Những lời gió mới”
Đó là cách ra đời bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” bất hủ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nỗi nhớ, sự tha thiết của một người nghệ sĩ sống tại thủ đô một tháng. Hà Nội xưa và nay luôn là những nguồn cảm hứng bất tận cho tình yêu và nghệ thuật, người Hà Nội thanh tao, đất và trời Hà Nội trầm mặc, thiêng liêng lại nhiều nét “quyến rũ”.
Người ta thường bị hấp dẫn bởi những điều đơn giản dễ gọi tên nhưng khó diễn tả cảm xúc, “cây cơm nguội vàng”, “cây bàng lá đỏ”, “phố xưa nhà cổ”, “mái ngói thâm nâu” - Những nét đặc trưng cho Thủ đô mà người đến sẽ ghi dấu ấn mãi khi rời.
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Hồng Nhung |
Hà Nội của Trịnh Công Sơn đã được tô điểm phong phú bằng những khoảnh khắc giao mùa như “bầy chim nhỏ vỗ cánh mặt trời” - Đó là những chú chim sâm cầm bay đi tránh rét mà nhạc sĩ gặp ở Hồ Tây trong chuyến công tác nọ.
Nhân một ngày Hà Nội thêm lạnh, lòng người bỗng chững lại giữa không khí tấp nập, xô bồ, nơi nhiều tòa nhà cao tầng san sát, phố xá nhộp nhịp, chen chúc. Người ta hoài niệm về một Hà Nội thu xưa cũ, cổ kính với những kí ức khó phai về hương cốm ấy, về cánh chim trời hay về người thương ấy.
Nghe “Nhớ mùa thu Hà Nội”, nghe ca sĩ Hồng Nhung hát – ca sĩ được đánh giá là thể hiện thành công nhất bài hát và đã để lại cảm xúc đậm trong lòng khán giả.
Nhắm mắt lại, nghe nhạc Trịnh và nghe vị thu Hà Nội ngấm vào ngũ giác…
“Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, nhớ đến một người ... Để nhớ mọi người.”