Tag

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam: Bức tranh đa màu sắc

Công nghệ số 08/08/2023 08:00
aa
TTTĐ - Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất có vị trí then chốt trong nền kinh tế, chiếm tỷ trọng khoảng 18% toàn ngành công nghiệp. Hiện nay, ngành này ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của nền kinh tế. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị của ngành công nghệ công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm…
Những "bông hồng số" của ngành công nghệ “make in Vietnam” VNPT Technology nhận chứng nhận Thương hiệu Quốc gia năm 2022 VNPT Technology nhận giải thưởng Make in Vietnam 2022 VNPT Technology mua lại bằng sáng chế của trường Điện - Điện tử Đoàn Thanh niên VNPT Technology: Nỗ lực sáng tạo phục vụ đề án chuyển đổi số của Chính phủ VNPT Technolgy đồng hành cùng Ngày hội Tuyển dụng Đại học Vin Uni

Nhiều cơ hội và không ít thách thức

Ngành Công nghiệp điện tử của Việt Nam hình thành chậm nhưng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm, trung bình những năm gần đây và dự báo tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trên 20% cho những năm tiếp theo. Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất có vị trí then chốt trong nền kinh tế chiếm tỷ trọng khoảng 18% toàn ngành công nghiệp và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của nền kinh tế.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam: Bức tranh đa màu sắc
Lab R&D, dây chuyền sản xuất Mesh wifi 6 của VNPT

Tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế đang nghiêng về các doanh nghiệp FDI, vai trò của các doanh nghiệp trong nước còn khá khiêm tốn. Kể cả các doanh nghiệp FDI lẫn doanh nghiệp trong nước, đóng góp thực sự của giá trị trong nước gia tăng giá trị sản phẩm còn rất thấp. Phần lớn các doanh nghiệp tham gia ở các công đoạn gia công lắp ráp, sản xuất tích hợp sản phẩm, vốn có tỷ trọng giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị công nghiệp điện tử, chủ yếu đóng góp giá trị nhân công trong quá trình sản xuất.

Các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào các công đoạn gia công lắp ráp, hầu như triển khai hoặc nếu có thì cũng rất hạn chế dừng lại ở một số công đoạn sử dụng nhân công bậc thấp của hoạt động nghiên cứu phát triển.

Bên cạnh sản xuất các thiết bị điện tử tập trung chủ yếu ở 4 lĩnh vực: Thiết bị máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử dân dụng và các thiết bị gia dụng, hiện cũng có các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp linh phụ kiện phục vụ sản xuất công nghiệp điện tử. Tuy nhiên, các đơn vị này mới chỉ đáp ứng được các phụ kiện giá trị gia tăng thấp, cung cấp các chi tiết, bán thành phẩm phục vụ gia công lắp ráp như các sản phẩm nhựa, thủy tinh, dây cáp, bao bì…

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam: Bức tranh đa màu sắc

Một vài doanh nghiệp trong nước như VNPT và Viettel có đầu tư xây dựng đội ngũ và triển khai hoạt động nghiên cứu phát triển, thiết kế và phát triển sản phẩm đồng thời triển khai nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử, tuy nhiên quy mô chưa đủ lớn để có thể vươn ra cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Để mở rộng quy mô, tạo sức cạnh tranh trên thị trường, bên cạnh việc nghiên cứu thiết kế làm chủ công nghệ tạo lợi thế khác biệt của sản phẩm, các doanh nghiệp cần đầu tư và xây dựng đội ngũ nghiên cứu phát triển chuyên sâu và quy mô sản xuất đủ để đảm nhận các đơn hàng sản phẩm của đối tác thương mại quy mô quốc tế, trở thành các nhà sản xuất ODM/OEM.

Song song với việc đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển thiết kế sản phẩm, chúng ta cũng cần xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nghiệp sản xuất các linh kiện điện tử nhằm tạo hệ sinh thái và chuỗi cung ứng sản xuất công nghệ tử đầy đủ; Giảm bớt lệ thuộc vào nhập khẩu linh kiện như hiện nay. Khi đó, chúng ta sẽ nâng cao được niềm tin, giảm thiểu rủi ro trong triển khai các đơn đặt hàng của khách hàng trong nước cũng như khách hàng quốc tế.

Giải pháp gia tăng giá trị ngành công nghệ công nghiệp điện tử Việt Nam

Người Việt Nam được đánh giá là thông minh, chăm chỉ. Bên cạnh đó, hiện đang có rất nhiều người Việt, chuyên gia Việt Nam làm việc trong các hãng công nghệ hàng đầu cũng như trong các đại học nổi tiếng, có uy tín trong lĩnh vực khoa học công nghệ quốc tế. Tuy nhiên ở trong nước, từ các doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp Việt Nam, phần lớn đang làm ở những công đoạn có giá trị gia tăng rất thấp; Rất hiếm nhân lực có đủ năng lực tham gia và đảm nhận được các công đoạn mang lại gia trị gia tăng cao.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam: Bức tranh đa màu sắc

Có thể thấy, chúng ta đang rất thiếu đội ngũ kỹ sư có thể xây dựng concept sản phẩm, xây dựng kiến trúc sản phẩm, đến thiết kế sản phẩm. Chủ yếu kỹ sư trong nước vẫn đang làm việc ở các công đoạn có giá trị gia tăng thấp, vai trò đối với sản phẩm còn khiêm tốn.

Để có thể đóng góp giá trị cao và có vai trò trong việc thiết kế, phát triển và sản xuất sản phẩm công nghiệp điện tử, chúng ta cần có đầu tư thích đáng cho các hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, từ các đại học và các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ, đến các doanh nghiệp kỹ thuật, công nghệ trong các lĩnh vực liên quan.

Trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể xây dựng được đội ngũ nghiên cứu phát triển đủ mạnh cả về năng lực lẫn quy mô, tạo ra được các phát minh sáng chế công nghệ, góp phần phát triển nên công nghiệp công nghệ điện tử có giá trị gia tăng cao.

Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, phần lớn nhân lực nghiên cứu phát triển trong nước tập trung ở các trường đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ với khoảng 25 nghìn trên tổng số 150 nghìn cán bộ nghiên cứu, kỹ sư, nhà khoa học làm trong các doanh nghiệp kỹ thuật công nghệ (báo cáo Kết quả điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2020 của Trung tâm Thông tin và Thống kê KHCN). Nếu đem so sánh với số lượng kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp hàng năm của các trường đại học về kỹ thuật, công nghệ chuyên ngành liên quan thì con số này rất khiêm tốn.

Hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành đang tích cực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ bán dẫn trong nước với mong muốn xây dựng và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, thiết kế vi mạch tích hợp; Tập trung xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển, xây dựng những doanh nghiệp thiết kế vi mạch tích hợp.

Song song với đó, chúng ta cũng cần thu hút đầu tư và phát triển nhiều hơn nữa các doanh nghiệp thiết kế phát triển các thiết bị điện tử bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, phát triển các doanh nghiệp này thành các nhà ODM/OEM trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ điện tử.

Đây sẽ là các trung tâm thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về thiết kế vi mạch bán dẫn, thiết kế điện tử, phát triển phần mềm hệ thống, phần mềm nhúng cho các vi mạch, bộ vi xử lý, SoC… Chỉ khi đó, chúng ta mới xây dựng được hệ sinh thái thiết kế, phát triển các vi mạch bán dẫn, thiết kế phát triển và sản xuất các thiết bị điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam: Bức tranh đa màu sắc

Để làm điều đó, đòi hỏi các bên liên quan cần xây dựng, xác định mục tiêu dài hạn, xây dựng và kiên định triển khai các chiến lược tương ứng, theo đó chúng ta có thể có được các IC Design House trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, cũng như các ODM/OEM trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ điện tử; Trở thành một trong những trung tâm toàn cầu trong lĩnh vực trong tương lai gần.

Từ đó, lĩnh vực này góp phần vào công cuộc phát triển đất nước đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

VNPT nỗ lực phát triển công nghệ công nghiệp điện tử

Kinh nghiệm cho thấy, thế giới càng toàn cầu hóa, thì vấn đề độc lập, tự chủ đối với mỗi quốc gia, dân tộc càng nổi lên như một mệnh đề cấp thiết. Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, bảo vệ độc lập tự chủ của quốc gia, dân tộc lại càng bức thiết, quan trọng và vô cùng phức tạp, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam: Bức tranh đa màu sắc

Độc lập tự chủ ngày nay còn bao gồm cả độc lập tự chủ trên không gian mạng mà ở đó, ranh giới vật lý bị xóa nhòa, ở đó sự tự chủ về công nghệ, về các sản phẩm chi phối và quyết định sự độc lập tự chủ của mỗi quốc gia, dân tộc.

VNPT với bề dầy lịch sử nghiên cứu phát triển và sản xuất các thiết bị trong lĩnh vực viễn thông như: Nhà máy thiết bị bưu điện phát triển từ năm 1954 tiếp tục phát triển trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ trong những năm vừa qua, Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện thành lập và phát triển từ năm 1966; Đến những năm đầu của thời kỳ đổi mới là việc liên doanh với các hãng sản xuất thiết bị viễn thông như Alcatel CIT, Siemens, LG, NEC, Fujitsui… mang lại nhiều thành quả, đóng góp vào nền sản xuất của đất nước.

Đến giai đoạn hội nhập toàn cầu, VNPT đã chủ động chuyển dịch, điều chỉnh hợp tác với các nhà sản xuất trong các liên doanh, chuyển từ các đối tác hợp tác trong các liên doanh thành các đối tác kinh doanh phát triển thị trường.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam: Bức tranh đa màu sắc

Bằng cách đó, VNPT đã xây dựng và triển khai chiến lược kế thừa thành quả của thời kỳ liên doanh, hợp tác với các hãng công nghệ nguồn, xây dựng đội ngũ làm chủ công nghệ thiết kế và sản xuất sản phẩm lược nghiên cứu phát triển và sản xuất các sản phẩm đáp ứng sự phát triển của thị trường.

Hàng chục triệu sản phẩm thiết bị điện tử cho hộ gia đình đã được các kỹ sư của VNPT nghiên cứu, thiết kế và được sản xuất tại nhà máy của VNPT cung cấp ra thị trường trong nước thay thế hoàn toàn các sản phẩm nhập khẩu đồng thời cung cấp đến các thị trường khu vực, từng bước đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế.

Song song với đó, VNPT cũng triển khai hợp tác trong vai trò là nhà sản xuất ODM/OEM với các đối tác quốc tế để thiết kế và sản xuất, tham gia vào cộng đồng các nhà sản xuất ODM/OEM trong khu vực cung cấp hàng chục triệu thiết bị đến các thị trường quốc tế những năm gần đây.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam: Bức tranh đa màu sắc

Bằng việc triển khai đồng thời các bước đi chiến lược đó, VNPT tự tin xây dựng trở thành một nhà sản xuất thiết bị điện tử, một ODM/OEM tin cậy của các đối tác thương mại quốc tế, là đối tác tin tưởng của các hãng công nghệ nguồn, các nhà sản xuất lớn.

Bên cạnh đầu tư phát triển lĩnh vực sản xuất công nghiệp công nghệ điện tử, VNPT hiện đang tích cực hợp tác cùng các trường đại học trong nước và nước ngoài cũng như trung tâm đổi mới sáng tạo của các nước phát triển để xây dựng và phát triển đội ngũ kỹ sư; Từng bước hình thành và tham gia vào lĩnh vực công nghệ bán dẫn góp phần xây dựng VNPT thành tập đoàn công nghệ hàng đầu khu vực thực hiện chiến lược phát triển đến năm năm 2030.

Trần Hữu Quyền - Chủ tịch VNPT Technology

Đọc thêm

Chuyển đổi số: “Chìa khóa” để nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp Công nghệ số

Chuyển đổi số: “Chìa khóa” để nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp

TTTĐ - Chuyển đổi số hiện nay không chỉ tạo cơ hội kết nối mạng lưới, thu gọn khoảng cách giữa các bộ phận trong tổ chức, nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp mà còn giúp tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Lộ trình tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID Công nghệ số

Lộ trình tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 322/KH-UBND về triển khai thí điểm thực hiện Sổ sức khoẻ điện tử trên địa bàn thành phố phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.
Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân Công nghệ số

Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân

TTTĐ - Đà Nẵng vừa trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành khung năng lực công dân số, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển thành phố thông minh.
Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam Công nghệ số

Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang tiếp tục hành trình phát triển kỹ thuật số và cả hai nước cùng tiến tới các mục tiêu số hóa, chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao từ Estonia đánh dấu cơ hội quan trọng để khám phá các điểm tương đồng giữa hai hệ sinh thái công nghệ.
Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính Nhịp sống phương Nam

Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính

TTTĐ - Năm 2024, tỉnh Tây Ninh tập trung thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tỉnh đẩy mạnh thực hiện 176 nhiệm vụ của Chương trình cải cách hành chính Nhà nước (giai đoạn 2021 - 2030) được Thủ tướng Chính phủ giao.
iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền Công nghệ số

iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền

TTTĐ - Sau 4 tháng vận hành chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đang phát huy hiệu quả là kênh tương tác số giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Ứng dụng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới sự minh bạch và hiệu quả.
Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản Lao động - Việc làm

Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản

TTTĐ - Trong hai ngày 29 - 30/10, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Tổng hợp, Đại học Kyushu và Tổ chức hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài tại Nhật Bản tổ chức“Hội thảo khoa học đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản”.
iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số Công nghệ số

iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số

TTTĐ - Việc ra mắt nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đã đánh dấu bước tiên phong của Hà Nội trong tiến trình chuyển đổi số mà người dân đóng vai trò trung tâm; từ đó tạo phong cách làm việc mới, xây dựng thành phố xanh, thông minh, hiện đại
Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures Công nghệ số

Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures

TTTĐ - Với tổng tài sản 150 triệu USD, Quỹ VinVentures đầu tư trọng điểm vào các startup công nghệ có tính đột phá cao với mong muốn thúc đẩy, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần kiến tạo các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam và khu vực.
Đà Nẵng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030 Công nghệ số

Đà Nẵng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030

TTTĐ - Với tầm nhìn trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực, đưa kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030, TP Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo quốc gia về Chính phủ số - Lãnh đạo chuyển đổi số tiêu biểu năm 2024.
Xem thêm