Tag

Một chatbot được thiết kế nhằm tăng cường sức khỏe tinh thần cho giới trẻ tại trường

Công nghệ số 19/03/2021 09:19
aa
TTTĐ - Khi những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tiếp tục làm đảo lộn cuộc sống của thanh thiếu niên, một chatbot lần đầu tiên đã được tạo ra ở Úc để cung cấp cho các học sinh sự hỗ trợ về mặt tâm lý và nâng cao chất lượng cuộc sống, nhằm thúc đẩy phát triển sức khỏe tinh thần.
“Giữ chân” nhân tài bằng món quà sức khỏe Tăng cường quản lý công tác khám và cấp giấy khám sức khỏe Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân theo dõi lịch sử tiêm vắc xin phòng Covid-19 Giới trẻ trong dịch bệnh: Làm thế nào để căng buồm trong giông bão?

Tiến sĩ Christine Grove từ Khoa Giáo dục của Đại học Monash đã phát triển một chatbot được gọi là ‘Ash’, nhằm đối phó với tình trạng ngày càng có nhiều người trẻ đang phải vật lộn để đối phó với căng thẳng ở trường, cảm giác trầm cảm và lo âu, cũng như thiếu sự trợ giúp đầy đủ cho các vấn đề của họ.

Các chủ đề được chatbot đề cập bao gồm cả khía cạnh tích cực và tiêu cực của cuộc sống, bao gồm trường học, gia đình, bạn bè hoặc các mối quan hệ, tương lai, tôn giáo, sách, trò chơi, nghệ thuật, thể dục thể thao và âm nhạc.

Chatbot cũng có thể xử lý các cụm từ và cách nói phổ biến của giới trẻ, từ những câu chào thông thường như "xin chào" đến ngôn ngữ thô tục hơn và nó có thể phát hiện các cụm từ dài hơn như "Bạn khỏe không?" và "Bạn đến từ đâu?". Nó cũng có thể phản hồi các lệnh, chẳng hạn như với các câu "Đừng nhắn tin cho tôi" hoặc "Để tôi yên", ‘Ash’ sẽ ngừng gửi tin nhắn.

Quan trọng hơn, chatbot cũng phát hiện các từ ngữ có tính chất đáng báo động, chẳng hạn như “cắt”, “chết”, “đau” và cảnh báo các nguồn liên hệ hỗ trợ có liên quan hoặc hệ thống y tế nếu thanh niên có nguy cơ tự làm hại bản thân hoặc tự tử.

Các chủ đề khác như ma túy, rượu, tình dục và danh tính cá nhân những vấn đề quan trọng với giới trẻ trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển có thể được tích hợp vào chatbot trong tương lai. Công nghệ này đã bắt đầu được triển khai tại một số trường học trên toàn bang Victoria và có khả năng được triển khai trên toàn thế giới.

Tiến sĩ Grove cho biết, chatbot được tạo ra để cung cấp thông tin dựa trên các thu thập thực tiễn, cải thiện chất lượng cuộc sống, cung cấp kiến thức về sức khỏe tinh thần và các chiến lược đối phó tương ứng để giúp đỡ học sinh trong những thời điểm cần thiết và cho sự phát triển của các em.

Nguồn ảnh minh họa: Đại học Monash, Úc
Ảnh minh họa

“Có rất nhiều người trẻ phải trải qua những thử thách về sức khỏe tinh thần nói riêng và sức khỏe nói chung. Một số yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần các em bao gồm việc vật lộn để đối phó với căng thẳng ở trường, cảm giác trầm cảm và lo lắng và việc thiếu sự trợ giúp đúng đắn cho thanh thiếu niên” Tiến sĩ Grove nói.

“‘Ash’ là một robot trực tuyến có thể pha trò, tám chuyện về một ngày của bạn hoặc đưa ra những đề xuất bất cứ khi nào bạn cần hỗ trợ. Nếu một học sinh đang có một ngày tồi tệ ở trường hoặc không chắc chắn về cách đối phó với việc học, với bạn bè, ‘Ash’ sẽ cung cấp cho họ những gợi ý hoặc chiến lược hữu ích. Nó cũng có thể kết nối học sinh với một giáo viên hỗ trợ hoặc chuyên gia nếu họ cần thêm sự giúp đỡ."

Tiến sĩ Grove cho biết những người trẻ gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần có thể rời bỏ trường học hoặc cộng đồng do nghỉ học kéo dài, xa cách xã hội hoặc gặp bất lợi về tài chính.

“Khả năng đối phó tích cực và khả năng phục hồi nhanh sẽ hỗ trợ phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, cũng như xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt, tất cả đều nâng cao khả năng của một cá nhân để sống và đóng góp một cách có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày”, Tiến sĩ Grove nói.

“Tuy nhiên, cần có sự hỗ trợ trực tuyến nhanh chóng, liên tục, tương tác thường xuyên để đáp ứng và phù hợp với nhu cầu cụ thể của thanh niên”.

Chatbot là một ứng dụng công nghệ kỹ thuật số được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo, mô phỏng cuộc trò chuyện với người thật. Một đánh giá gần đây đã xác định 41 chatbot có thể được sử dụng để nâng cao sức khỏe tâm thần, hầu hết được triển khai ở Hoa Kỳ.

Chúng chủ yếu được sử dụng để trị liệu, đào tạo và sàng lọc, tập trung nhiều nhất vào chứng tự kỷ hoặc trầm cảm. Tuy nhiên, không có chatbot nào được sử dụng cho nhóm thanh niên trẻ và tập trung vào sức khỏe tâm thần.

Gần một nửa số sinh viên tham gia vào cuộc nghiên cứu cho biết họ thường xuyên bị căng thẳng, chủ yếu là khi đi học. Vì những người tham gia chủ yếu sử dụng Facebook, Instagram, Reddit và Snapchat, cũng như các trang web tin tức, họ rất hoan nghênh việc sử dụng chatbot như một công cụ thông tin trực tuyến quan trọng khác.

Chatbot kết nối sinh viên với các nguồn lực được đề xuất trên mạng, chẳng hạn như Reachout - một trang web cung cấp các cơ chế phòng vệ thích hợp và Smiling Mind - một ứng dụng cung cấp các bài tập thư giãn và chánh niệm. ‘Ash’ cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp 24/7 kết nối học sinh với đường dây trợ giúp dành cho trẻ em.

Mặc dù ‘Ash’ cung cấp một nguồn tài nguyên quan trọng cho sinh viên để cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần của họ, Tiến sĩ Grove cho biết chatbot được thiết kế để sử dụng tốt nhất với sự hợp tác của các nhà tâm lý học và bác sĩ được đào tạo tại các trường học và trong cộng đồng.

Tiến sĩ Grove chia sẻ: “Việc thanh thiếu niên tham gia thường xuyên vào thế giới ảo và thời gian chờ dài để được hỗ trợ an sinh tại trường học cho thấy cơ hội để cung cấp một cầu nối có khả năng kết nối sinh viên với các nhân viên trường học.

“Công nghệ này đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong cộng đồng của chúng tôi để bảo vệ và phát triển sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên, đặc biệt là khi thế giới phục hồi sau đại dịch Covid-19 khắc nghiệt”.

Lần đầu tiên mô hình bào thai người được tạo nên từ tế bào da Lần đầu tiên mô hình bào thai người được tạo nên từ tế bào da
Giới trẻ sáng tạo kích cầu “giải cứu” nông sản từ vùng dịch Giới trẻ sáng tạo kích cầu “giải cứu” nông sản từ vùng dịch
Giới trẻ “phát sốt” với Giới trẻ “phát sốt” với "siêu nhân" Nguyễn Ngọc Mạnh
Rút bài học từ đại dịch Covid-19, liệu có nên điều chỉnh cách tổ chức lớp học cho học sinh lớp 12? Rút bài học từ đại dịch Covid-19, liệu có nên điều chỉnh cách tổ chức lớp học cho học sinh lớp 12?
Đại học Monash vừa đưa ra những nghiên cứu mới về vai trò của protein và cholesterol Đại học Monash vừa đưa ra những nghiên cứu mới về vai trò của protein và cholesterol

Đọc thêm

Lộ trình tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID Công nghệ số

Lộ trình tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 322/KH-UBND về triển khai thí điểm thực hiện Sổ sức khoẻ điện tử trên địa bàn thành phố phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.
Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân Công nghệ số

Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân

TTTĐ - Đà Nẵng vừa trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành khung năng lực công dân số, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển thành phố thông minh.
Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam Công nghệ số

Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang tiếp tục hành trình phát triển kỹ thuật số và cả hai nước cùng tiến tới các mục tiêu số hóa, chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao từ Estonia đánh dấu cơ hội quan trọng để khám phá các điểm tương đồng giữa hai hệ sinh thái công nghệ.
Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính Nhịp sống phương Nam

Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính

TTTĐ - Năm 2024, tỉnh Tây Ninh tập trung thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tỉnh đẩy mạnh thực hiện 176 nhiệm vụ của Chương trình cải cách hành chính Nhà nước (giai đoạn 2021 - 2030) được Thủ tướng Chính phủ giao.
iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền Công nghệ số

iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền

TTTĐ - Sau 4 tháng vận hành chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đang phát huy hiệu quả là kênh tương tác số giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Ứng dụng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới sự minh bạch và hiệu quả.
Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản Lao động - Việc làm

Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản

TTTĐ - Trong hai ngày 29 - 30/10, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Tổng hợp, Đại học Kyushu và Tổ chức hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài tại Nhật Bản tổ chức“Hội thảo khoa học đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản”.
iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số Công nghệ số

iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số

TTTĐ - Việc ra mắt nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đã đánh dấu bước tiên phong của Hà Nội trong tiến trình chuyển đổi số mà người dân đóng vai trò trung tâm; từ đó tạo phong cách làm việc mới, xây dựng thành phố xanh, thông minh, hiện đại
Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures Công nghệ số

Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures

TTTĐ - Với tổng tài sản 150 triệu USD, Quỹ VinVentures đầu tư trọng điểm vào các startup công nghệ có tính đột phá cao với mong muốn thúc đẩy, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần kiến tạo các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam và khu vực.
Đà Nẵng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030 Công nghệ số

Đà Nẵng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030

TTTĐ - Với tầm nhìn trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực, đưa kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030, TP Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo quốc gia về Chính phủ số - Lãnh đạo chuyển đổi số tiêu biểu năm 2024.
Kết quả tích cực, vẫn cần dốc sức Công nghệ số

Kết quả tích cực, vẫn cần dốc sức

TTTĐ - Sau 6 tháng thí điểm, hai mục tiêu đầu tiên của “số hóa” hạ tầng giao thông tĩnh của thành phố Hà Nội là tìm kiếm điểm đỗ và thu phí giữ xe không dùng tiền mặt đã có những kết quả tích cực, đáng mừng. Bên cạnh đó, các báo cáo chỉ ra rằng, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện, khắc phục...
Xem thêm