Tag

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Văn học 18/09/2023 16:13
aa
TTTĐ - Bài thơ Ngẫu nhiên buổi ấy… của Hoàng Nguyễn chỉ với 16 câu thơ lục bát nhưng gói ghém nhiều vỉa tầng ngữ nghĩa khi đề cập chủ đề về tình yêu con người trước thiên nhiên đang vần vũ chuyển mùa.
Suy ngẫm từ bài thơ "Có thể thế chăng"? Sao thu muộn về? Trào dâng tình bạn, tình đời Ngát mãi hương quê Hạnh phúc gắn với dòng sông Sức sống từ những cây cầu

Ngẫu nhiên buổi ấy...

Tặng MÂY

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Ngồi bên bình cúc họa mi

Cánh hoa muốt trắng, nói gì cùng em?

Chiều nay anh đứng bên thềm

Quơ tay gom sợi nắng vàng lung linh

Tan rồi bao trận mưa tuôn

Đường đi ngập nước, nỗi buồn giăng theo

MÂY ơi kỹ giấu mặt trời

Để chim im hót, để người bâng khuâng

Tình cờ được gặp nàng VÂN

Bất ngờ MÂY lại ở gần bên ta?!

Quá ngọ, trời hửng xua mưa

Tiếng lòng xao xuyến nhịp thơ ân tình

Chia tay lòng dạ đinh ninh

Nhân duyên Trời đã gắn mình với ta

Về đêm, nghe tiếng trong mơ:

Hình như ta đã mong chờ từ lâu?!

Tháng 9/2023

Hoàng Nguyễn

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Xét về khía cạnh triết học, tác giả bài thơ này đề cập khá nhiều phạm trù: Không gian - thời gian, đó là cuộc gặp gỡ tình cờ trong một quán cà phê có treo một tấm tranh cô gái “ngồi bên bình cúc họa mi / Cánh hoa trắng muốt nói gì cùng em” vào buổi trưa khi “Quá ngọ, trời hửng xua mưa”; Là phạm trù hữu hình và vô hình, khi suốt tuần rồi, mưa cứ sụt sùi khiến “đường đi ngập nước, nỗi buồn giăng theo”; “Để chim im hót, để người bâng khuâng”; Là phạm trù “thực - hư”, khi mưa ngừng rơi “Ngoài trời bỗng hết cơn mưa / Trong lòng rộn rã nhịp thơ ân tình”; Là phạm trù “ngẫu nhiên - tất nhiên”: “Tình cờ được gặp nàng VÂN/ Bất ngờ MÂY lại ở gần bên ta”.

Đây là câu thơ dí dỏm có phần như đối chữ đồng nghĩa, vì VÂN cũng là MÂY, “em” ngồi cạnh ta hiện hữu, mà thật bất ngờ, để trước đó “anh” đã buông lời trách móc “mây ơi giấu kỹ mặt trời”, khiến đường ngập nước, lòng “anh” buồn sầu! Nhưng xét cho cùng thì, tất cả những nội dung trong các phạm trù nêu trên, tác giả dẫn dụ người đọc quy về một điều căn cốt “Nhân duyên trời đã gắn mình với ta”.

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Có “duyên” sẽ có “phúc”; mặc dù đó là chặng đường gian truân, gập ghềnh tìm kiếm suốt tháng năm. Tôi đã tra kỹ nhiều loại từ điển và đều thấy chung một nội hàm của hai từ “nhân duyên”: Nhân duyên giữa người với người được xem là tiền đề của những mối quan hệ thân thiết sau này. Không có nhân duyên thì không thể gặp được những người tri kỷ, tri âm trước vui buồn nhân thế, trước những trắc trở của cuộc sống riêng tư và sự nghiệp từng ấp ủ...

Bởi vậy, người xưa đã có câu ngạn ngữ: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”, ý nói rằng, những người có duyên với nhau, thì dẫu có cách xa ngàn dặm vẫn sẽ gặp được nhau; và sự thường xuyên gặp nhau làm cho cái “duyên” ấy càng đậm đà hương sắc. Bởi vậy, sau lần gặp gỡ tình cờ, “anh” trong bài thơ này đêm nằm bỗng nghe thấy tiếng trong mơ: “Hình như ta đã mong chờ từ lâu”, mong được gặp một người mà ta vốn tưởng tượng về hình hài, về lời ăn tiếng nói, về phong cách hồn nhiên, lịch thiệp, đặc biệt về nội tâm dễ đồng cảm với ta...

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Bao điều mong ấy, đã hiện hữu trong một buổi trưa thu khi cơn mưa kéo dài nhiều ngày đã dứt, trời bắt đầu quang mây, lòng người náo nức, đường phố đông vui, những tủi sầu lùi về phía sau...

Viết đến đây, tôi liên tưởng đến cuộc gặp bất ngờ giữa Thúy Kiều trong buổi du xuân với Kim Trọng tại một khuôn viên thanh nhã “Dưới cầu nước chảy trong veo / Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”. Cuộc gặp giữa đôi trai tài gái sắc ấy, tạo nên “tiếng sét ái tình” là lẽ đương nhiên; để sau đó về đêm, chàng Kim “chập chờn cơn tỉnh, cơn mê” với bóng hình Kiều...

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Còn “anh” trong bài thơ này, thì sau cuộc gặp ngẫu nhiên trưa ấy, khi trở về nhà “vui đứng bên thềm / Quơ tay gom sợi nắng vàng lung linh”, lòng tràn ngập một niềm tin xác quyết: “Nhân duyên trời đã gắn mình với ta”!

Một chân trời mới được mở ra, với bao hy vọng, giúp “anh” thêm động lực sống, hướng tới những “mùa vui” nối tiếp. Đây là giá trị nhân văn, là nét đẹp của bài thơ này, thể hiện qua 16 dòng lục bát bình dị, mà hàm chứa ý tứ sâu xa.

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Đọc thêm

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chương trình do Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì, Đường sách thành phố thực hiện từ ngày 25 - 31/10 nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh" Văn học

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách Văn học

Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách

TTTĐ - Sbooks đã mang tới Hội sách Frankfurt 2024 các tác phẩm do chính những tác giả Việt thực hiện với mục tiêu “Lan tỏa trí tuệ”, mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới.
Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Văn học

Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh

TTTĐ - Bài thơ "Hạnh phúc tháng Mười" của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh là tác phẩm đầy xúc động, gợi lên những giá trị sâu sắc về tình yêu gia đình, sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm.
Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ Văn học

Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ

TTTĐ - Sáng 17/10, triển lãm “Hồi ngôn” đã chính thức được khai mạc tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chương trình vẽ ước mơ của các bạn học sinh bị khiếm thính và họa sĩ không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng Văn hóa

Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng

TTTĐ - Kỉ niệm 110 năm Ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí "Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh" của tác giả Văn Tùng và truyện tranh "Lý Tự Trọng" của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.
Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2 Nhịp sống phương Nam

Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2

TTTĐ - TTTĐ - Tối ngày 15/10, "Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2" do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã chính thức khép lại và thành công tốt đẹp sau 15 ngày thi đua, tranh tài sôi nổi của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Họa sĩ Nguyên Pastel với dấu ấn dịu dàng trong dòng tranh phấn Việt Văn hóa

Họa sĩ Nguyên Pastel với dấu ấn dịu dàng trong dòng tranh phấn Việt

TTTĐ - Triển lãm "Ngộ 2024" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa kết thúc, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp họa sĩ trẻ Nguyên Pastel (Nguyễn Anh Nguyên) giới thiệu tới công chúng dòng tranh phấn dịu dàng.
Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt Văn học

Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt

TTTĐ - “Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ” - câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt sẽ giúp độc giả hiểu hơn về thành tựu văn hóa nổi bật của nền văn minh nhân loại.
Hành trình đầy cảm xúc của "Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu" Văn học

Hành trình đầy cảm xúc của "Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu"

TTTĐ - “Cuốn sách này được viết dành tặng Minh Khuê, cô con gái nhỏ là nguồn cảm hứng vô tận của tôi trên hành trình sống và làm mẹ đầy hạnh ngộ!”. Đó là những lời tâm huyết và chân thành từ trái tim nhà văn, nhà báo Hồ Thị Hải Âu - mẹ của cô gái xuất sắc nhận được học bổng hơn 8 tỷ đồng của Đại học Harvard.
Xem thêm