Tag

Mô hình nông nghiệp dinh dưỡng hỗ trợ người dân Định Hóa từng bước thoát nghèo

Nông thôn mới 15/12/2021 14:00
aa
TTTĐ - Nhờ được hỗ trợ sinh kế thông qua chương trình “Không còn nạn đói”, nhiều hộ nghèo, cận nghèo của xã Linh Thông, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống và đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng cho người dân tỉnh Quảng Trị Giải pháp cải thiện dinh dưỡng cho bà con vùng nông thôn và miền núi Tập huấn sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng cho người dân tỉnh Cao Bằng Hỗ trợ người dân Nghệ An sản xuất và sử dụng lương thực dinh dưỡng Đảm bảo chế độ ăn dinh dưỡng cho người dân khu vực nông thôn và miền núi

Tạo sinh kế bền vững cho bà con

Xã Linh Thông là một trong 10 xã thuộc khu vực III đặc biệt khó khăn của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Các hoạt động sản xuất tại địa phương vẫn chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp truyền thống, phương thức và kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất và chất lượng các sản phẩm hạn chế dẫn tới tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm để phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Dù rất chịu khó làm lụng nhưng anh Lưu Viết Chương ở xã Linh Thông vẫn chưa thoát cảnh hộ nghèo. Nhà có 5 miệng ăn nhưng thu nhập chủ yếu dựa vào 4-5 sào ruộng cấy lúa và đi chặt cây rừng thuê lấy tiền công để trang trải chi phí cho gia đình.

Mô hình nông nghiệp dinh dưỡng hỗ trợ người dân Định Hóa từng bước thoát nghèo
Mô hình nuôi gà sinh sản tại xã Linh Thông, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế và dinh dưỡng trong bữa ăn gia đình

Chia sẻ về hoàn cảnh gia đình, anh Lưu Viết Chương cho biết: "Nhà có mấy sào ruộng, trồng lúa chỉ đủ cung cấp cho gia đình ăn hàng ngày. Toàn bộ tiền chi tiêu trong gia đình đều dựa vào việc đi chặt cây rừng thuê. Ngày nắng tôi còn đi làm được, chứ ngày mưa lại phải nghỉ làm. Tiền công mỗi buổ cũng chỉ được 150.000 - 200.000 đồng nên cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn, chưa thoát được nghèo".

Chính vì thế, đầu tháng 11/2021, khi được hỗ trợ 120 con gà từ dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng thuộc Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên triển khai thực hiện, anh Chương rất phấn khởi.

"Đang trong hoàn cảnh khó khăn lại được Nhà nước hỗ trợ gà giống, cám, thuốc cho gà... khiến gia đình tôi rất cảm động. Hiện đàn gà nhà tôi phát triển rất tốt, gà đẹp và khỏe mạnh.Tôi dự định sẽ nhân rộng đàn gà, vừa để phát triển kinh tế, vừa để cải thiện bữa ăn hàng ngày của gia đình nhờ vào nguồn trứng của đàn gà", anh Chương vui mừng nói.

Lãnh đạo UBND xã Linh Thông nhận định, việc triển khai mô hình đã tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, thay đổi cách nghĩ, cách làm, đồng thời nâng cao thu nhập cho gia đình.

Mô hình nông nghiệp dinh dưỡng hỗ trợ người dân Định Hóa từng bước thoát nghèo
Sau gần 1 tháng triển khai thực hiện cung ứng giống, thức ăn và thuốc thú y, đàn gà các hộ gia đình sinh trưởng và phát triển tốt

Chia sẻ về tính hiệu quả của mô hình, chị Hoàng Thị Tâm, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho biết: Trên địa bàn huyện Định Hóa, người dân nuôi gà rất nhiều nên mô hình có khả năng nhân rộng.

“Khi triển khai dự án, Chi cục Phát triển nông thôn đã phối hợp với xã Linh Thông lựa chọn, khảo sát kỹ, các hộ dân cũng có kinh nghiệm, giờ mình hướng dẫn theo đúng quy trình kỹ thuật cũng như cách thức sử dụng dinh dưỡng cho hợp lý, sản phẩm làm ra sẽ chất lượng và giá trị hơn", chị Tâm nhấn mạnh.

Tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình

Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy ở những xã vùng nghèo đặc biệt khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số là việc sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính chất "tự cung, tự cấp", chứ chưa trở thành hàng hóa để bán.

Chính vì thế, việc lựa chọn đối tượng cây trồng, vật nuôi để hỗ trợ cho các hộ dân nghèo không chỉ giúp họ biết cách thức chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp mà còn từng bước tham gia vào chuỗi và thị trường nông sản là rất cần thiết.

Chị Hoàng Thị Tâm, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho biết: Thực hiện Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 12/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025, được sự chỉ đạo giúp đỡ của Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn, Chi cục Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Dự án: Xây dựng mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tỉnh Thái Nguyên (Mô hình Chăn nuôi gà sinh sản) tại xã Linh Thông, huyện Định hóa, với quy mô 25 hộ tham gia, tổng số 3.000 con.

Mô hình nông nghiệp dinh dưỡng hỗ trợ người dân Định Hóa từng bước thoát nghèo
Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cấp cám hỗn hợp hỗ trợ các hộ tham gia Dự án “Xây dựng mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh tại tỉnh Thái Nguyên” - Mô hình chăn nuôi gà sinh sản

Theo đó, mỗi hộ được hỗ trợ 120 con gà mái giống Ri lai L1HB (Ri lai Hòa Bình). Đối tượng tham gia là các hộ có trẻ em dưới 5 tuổi; Hộ có bà mẹ mang thai; Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thiếu lương thực thực phẩm nhưng có điều kiện sản xuất (do cộng đồng bình chọn) thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực III Theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng kinh phí thực hiện 455 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 350 triệu đồng, Nhân dân đóng góp công, chuồng trại, máng ăn, uống 105 triệu đồng.

Trước khi triển khai, Chi cục Phát triển nông thôn đã phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND xã Linh Thông tiến hành khảo sát lựa chọn từng hộ gia đình, tập huấn kỹ thuật, tổ chức cho đại diện các hộ tham gia chương trình thăm quan học tập phát triển mô hình bền vững. Đồng thời, cung ứng giống gà, thức ăn hỗn hợp giai đoạn 1, hỗ trợ sát khuẩn chuồng trại, tiêm phòng vắc xin theo đúng định mức kỹ thuật. Huyện cũng cử cán bộ thú y thường xuyên theo dõi và hướng dẫn các hộ tham gia mô hình chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.

Đến nay, sau gần 1 tháng triển khai thực hiện cung ứng giống, thức ăn và thuốc thú y, đàn gà các hộ đạt tỷ lệ sống cao đạt trên 96%. Sinh trưởng và phát triển tốt, được các hộ dân phấn khởi ghi nhận.

Nhằm hỗ trợ sinh kế cho người dân ở các địa phương trên cả nước, giai đoạn tới, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp cùng ban, ngành để tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình nông nghiệp dinh dưỡng.

Đọc thêm

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Xem thêm