Tag

Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi): Nhiều đề xuất thiếu thực tế và không khả thi

Xã hội 13/05/2020 21:51
aa
TTTĐ - Những ý kiến trái chiều liên quan đến đề xuất bắt buộc phương tiện phải bật đèn 24/24 giờ khi tham gia giao thông một lần nữa khiến người dân phải đặt ra câu hỏi: Bao giờ Luật Giao thông mới gắn với thực tế đời sống?

Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi): Nhiều đề xuất thiếu thực tế và không khả thi

Đề xuất mới quy định phương tiện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn cả ban ngày vấp phải sự phản ứng gay gắt của dư luận, bởi thiếu khả thi (Ảnh minh họa)

Bài liên quan

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất được quy định mức phí sử dụng đường bộ tối đa

Hà Nội: Xử lý dứt điểm các bất cập tại Trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài

Ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng

Mỗi lần sửa đổi lại nhiều tranh cãi

Ra đời từ năm 2008, đến nay, Luật Giao thông đường bộ đã trải qua 12 năm có hiệu lực thi hành. Trong khoảng thời gian đó, văn bản luật này liên tục có sự thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Nhiều quy định ra đời nhận được sự nhất trí, ủng hộ của người dân nhưng cũng không ít đề xuất, kiến nghị, quy định tạo nên ý kiến trái chiều trong xã hội.

Cụ thể, nhiều đề xuất bị cho là thiếu thực tế và không khả thi hoặc nhiều quy định được đơn vị soạn thảo luật hóa từ các văn bản dưới luật. Điển hình nhất gần đây là quy định bắt buộc phải bật đèn 24/24 giờ đối với mô tô, xe máy khi tham gia giao thông.

Theo lý giải của Bộ Giao thông Vận tải, đây là cách làm được nhiều nước phát triển ở Châu Âu áp dụng từ lâu nhằm tăng tính nhận diện phương tiện, giúp tránh nguy cơ va chạm, tai nạn giao thông.

Ông Trần Hữu Minh (Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, thành viên ban soạn thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi) ủng hộ với đề xuất phương tiện phải bật đèn 24/24 giờ khi tham gia giao thông. Ông Minh cho rằng xe máy là phương tiện dễ bị tổn thương, rất nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan tới xe máy là do các phương tiện khác không nhìn thấy xe máy (kể cả vào ban ngày), bởi vậy cần nâng cao khả năng nhận diện với xe máy. Việc bật đèn khi tham gia giao thông sẽ nâng cao khả năng nhận diện xe.

Ở một chiều hướng khác, Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ (nguyên tổ trưởng xử lý vi phạm, Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội) lại cho rằng quy định trên không cần thiết.

“Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, ít sương mù nên việc quy định bật đèn cả ngày là vô lý, rất khó để lực lượng Cảnh sát Giao thông xử lý vi phạm. Xe máy bật đèn cả ngày thì thành rừng đèn giữa thành phố, việc nhận diện không hiệu quả. Quy định này chỉ phù hợp với các nước Châu Âu khi ánh sáng ban ngày không đủ, sương mù nhiều và xe máy ít nên cần bật đèn, ở Việt Nam thì không cần thiết”, Thượng tá Quỹ cho biết.

Chị Nguyễn Thu Hoàn (23 tuổi, ở Hà Nội) cho rằng: “Việc bật đèn 24/24 giờ khi tham gia giao thông chỉ nên khuyến khích, không nên bắt buộc. Mùa hè ở Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm. Việc tất cả các phương tiện bật đèn gây cảm giác nóng bức hơn. Tại các ngã tư xảy ra kẹt xe, các xe lúc nào cũng rọi đèn vào nhau thì rất chói mắt.

Quy định này mang tính chất tham khảo từ các nước và việc đưa điều này vào dự thảo cũng mang tính chất xây dựng với mong muốn mang lại sự an toàn cho xã hội. Tuy vậy, áp dụng quy định này vào một đất nước nhiều xe máy, ít sương mù như Việt Nam là không hợp lý”.

Tiến sĩ Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường cho rằng đề xuất bắt buộc bật đèn khi tham gia giao thông nhìn sơ qua có thể thấy không hợp lý nhưng nếu phân tích kỹ sẽ thấy đây là vấn đề nên áp dụng. Việc bật đèn sẽ tạo phản xạ cho người tham gia giao thông nhận biết có tín hiệu đèn phía trước, lâu dài sẽ thành phản xạ có điều kiện, khi thấy có ánh đèn người tham gia giao thông sẽ chủ động giảm tốc độ, cho xe tránh, giúp giảm đáng kể tai nạn giao thông.

Theo tiến sĩ Thuận, đèn chiếu sáng cũ trước đây khi chiếu sáng sản sinh ra nhiệt lớn thì có thể gây ảnh hưởng tới môi trường nếu nhiều đèn cùng bật một lúc. Tuy nhiên hiện nay các phương tiện đã được thay thế bằng đèn LED, hiệu quả chiếu sáng tốt, ít tốn nhiên liệu và không sản sinh nhiệt nhiều do đó không có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường.

Quy định phải gắn với thực tiễn đời sống

Với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực giao thông vận tải nước ta trong những năm gần đây, Luật Giao thông đường bộ đã dần bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, thậm chí là lạc hậu và lỗi thời so với thực tiễn đời sống xã hội. Chính vì vậy, Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) là văn bản luật đang được chờ đợi với mong muốn cập nhật hơn và phù hợp với đời sống thực tiễn hơn.

Trước đây đã có tiền lệ quy định giao thông đặt ra rồi để đó, không thể đi vào đời sống vì vô vàn những bất cập phát sinh. Trong đó phải kể đến Thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26/10/2015 quy định tất cả các ô tô 4 chỗ phải trang bị phương tiện chữa cháy. Sau 5 năm, Bộ Công an đã chính thức dỡ bỏ quy định này mà thay vào đó là quy định khác thực tế hơn.

Trở lại Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đang gây tranh cãi khi quy định xe máy phải bật đèn 24/24 giờ, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy (nguyên Giám đốc NXB Giao thông Vận tải) cho rằng không nên quy định cứng nhắc thời gian mà phải tùy theo thời tiết từng khu vực, từng tuyến đường.

Theo ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, với quy định thiếu chặt chẽ và để giờ cụ thể như trên sẽ rất khó thực hiện, đặc biệt ở nước ta. Cái quan trọng nhất là cần quy định xe phải có đèn nhận diện mà đèn phải sử dụng được. Còn việc sử dụng khi nào và như thế nào cần nới rộng ra chứ không nên bó buộc.

“Đây cũng chỉ mới dự thảo nên chúng tôi xin tiếp thu các ý kiến chuyên gia, người dân đóng góp cho dự luật để chỉnh lý cho phù hợp với quy định của Việt Nam. Quan điểm của chúng tôi không cứng nhắc, việc nội luật hóa các quy định chung của quốc tế phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam”, ông Nguyễn Văn Thạch nói.

Tại khoản 3, Điều 27 Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), quy tắc sử dụng đèn của phương tiện cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông quy định: Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau.

Đọc thêm

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất Xã hội

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Xem thêm