Tag

Lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học nói gì về ngưỡng đầu vào ngành sư phạm?

Giáo dục 30/07/2022 14:51
aa
TTTĐ - Để trở thành thầy giáo, cô giáo tương lai, cần phải có những chuẩn mực nhất định, những cơ sở ban đầu, cho nên ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho ngành sư phạm là điều cần thiết.
Giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn” qua hoạt động đền ơn đáp nghĩa Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chúc mừng thí sinh lớn tuổi nhất là thương binh đỗ tốt nghiệp THPT HOCMAI tư vấn miễn phí chọn tổ hợp môn cho học sinh lớp 9 lên 10

Đó là ý kiến của GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ngành sư phạm năm 2022.

Là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ

Ngày 29/7, Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học và ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng năm 2022.

Cụ thể, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành Sư phạm trình độ đại học là 19 điểm; Các ngành Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật: 18 điểm; Ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng là: 17 điểm.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên năm nay ổn định năm trước.

GS. TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội bày tỏ quan điểm: Việc đảm bảo chất lượng sư phạm hàng năm chúng ta xác định là điều kiện cần. Tức là phải có khả năng tối thiểu để quy định đầu vào. Về sau, các trường trên cơ sở nền tảng này có thể lấy các điểm chuẩn cao hơn nhiều so với điểm sàn đã đặt ra.

Lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học nói gì về ngưỡng đầu vào ngành sư phạm?
Ảnh minh họa

Thí sinh lưu ý đây là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ. Ví dụ, ngưỡng điểm sàn năm ngoái đặt ra là 19 điểm trong khi đó ngành tiếng Anh của trường đã lấy 28 điểm hoặc Toán tiếng Anh lấy 27,7 điểm. Điều đó phụ thuộc vào các trường.

Trong quá trình điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh cần bảo đảm về ngưỡng và đảm bảo những điều kiện khác, ví dụ như hạnh kiểm. Hồ sơ phải đầy đủ, phải đúng. Mặt khác, các em nên tham khảo các điểm xét tuyển, trúng tuyển của các trường khác nhau trong những năm gần đây.

Điểm sàn năm nay và sàn năm ngoái tương đương nhau và kết quả thi tốt nghiệp THPT vừa rồi có sự dung sai không quá lớn cho nên các em cần lưu ý những điểm đó để đăng ký. Mỗi một trường hay mỗi ngành trong từng trường cũng có điểm chuẩn khác nhau nên các em phải lưu ý để có thể đạt được nguyện vọng của mình.

TS Nguyễn Trung Triều - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang nhận định: Hội đồng đã phân tích rất kỹ trên tất cả các góc độ, vừa khoa học vừa thực tiễn để xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nhóm ngành đào tạo giáo viên. Quyết định chọn phương án ổn định như năm ngoái là rất phù hợp, đối với cả trường đại học và cao đẳng, vừa đảm bảo nguồn tuyển của các trường, vừa đáp ứng yêu cầu chất lượng.

TS Nguyễn Trung Triều nhấn mạnh: “Khối ngành đào tạo giáo viên những năm rồi rất được quan tâm và thống kê số liệu cho thấy những chuyển biến tích cực. Hiện nay, tình trạng thiếu giáo viên ở khắp cả nước và dự báo vài năm tới, đặc biệt đến 2026-2027 thiếu rất nhiều. Đó là cơ sở để thí sinh lựa chọn ngành sư phạm và các trường khối sư phạm cũng rộng cửa để đón các bạn có nguyện vọng và đáp ứng yêu cầu đầu vào”.

Điểm chuẩn có thể tương đương hoặc cao hơn năm ngoái

Theo PGS. TS Lê Hoằng Bá Huyền - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức, ngưỡng đảm bảo chất lượng là một trong những yếu tố, điều kiện có thể ảnh hưởng đến chất lượng sinh viên sau này, giúp lựa chọn những sinh viên phù hợp. Sau đó, cùng với quá trình đào tạo của nhà trường, sự cố gắng của người học sẽ quyết định chất lượng đào tạo giáo viên.

“Ngưỡng đảm bảo chất lượng khối đào tạo giáo viên năm 2022 vừa được xác định, theo tôi là phù hợp. Ngưỡng này đã được cân nhắc, tính toán rất kỹ trên rất nhiều phương diện khác nhau, trong đó có quá trình tuyển sinh các năm trước, thực tế kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, phổ điểm từng tổ hợp, tình hình tuyển sinh của các cơ sở đào tạo. Ngưỡng này đã phù hợp với các yếu tố nói trên, đáp ứng yêu cầu chất lượng đầu vào, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời đủ để các trường có dư địa tuyển sinh”, PGS. TS Lê Hoằng Bá Huyền nói.

Với Trường Đại học Hồng Đức, những năm gần đây, điểm chuẩn vào trường phổ điểm từ 22, nên ngưỡng 19 điểm.

Thí sinh cần lưu ý, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là mức tối thiểu, tuỳ theo chỉ tiêu, uy tín thương hiệu từng trường, tuỳ nhu cầu và thực tế đăng ký nguyện vọng của các em, các trường sẽ xác định được mức điểm chuẩn. PGS. TS Lê Hoằng Bá Huyền cho hay, trường Đại học Hồng Đức trực thuộc địa phương nên những năm gần đây, đặc biệt từ khi triển khai Nghị định 116 đã được tỉnh Thanh Hoá rất quan tâm và đặt hàng, giao nhiệm vụ cho nhà trường trong đào tạo giáo viên.

Vì vậy, nguồn tuyển sinh của nhà trường trong những năm qua đã rất tốt. Sinh viên năm thứ nhất đã được lấy chế độ. Điểm chuẩn của trường năm 2020, đặc biệt là năm 2021 khá cao, từ 22 điểm trở lên tùy theo từng ngành.

Theo lãnh đạo trường Đại học Hồng Đức, với một số ngành, trong đó có ngành giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, ở các địa phương nhu cầu giáo viên rất cao. Sinh viên tốt nghiệp có việc làm, được các địa phương tuyển dụng rất nhiều. Theo đó, thí sinh đăng ký ghi danh theo học các ngành giáo dục mầm non, tiểu học nhiều hơn. Tôi cho đây là tín hiệu tốt, các ngành đào tạo này cũng có thể lựa chọn những sinh viên có chất lượng tốt hơn.

Năm nay, phổ điểm chuẩn của Trường Đại học Hồng Đức có thể rơi vào từ 22 đến 27-28 điểm, tuỳ từng ngành. Đây chỉ là dự báo còn thực tế phụ thuộc vào rất nhiều biến số, phụ thuộc sự lựa chọn của các em. Về chỉ tiêu, năm vừa rồi là 1.128. Năm 2022, nhà trường đang chờ Ủy ban Nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ chính thức. Trường đề xuất lên tỉnh đúng bằng số chỉ tiêu mà Bộ đã giao cho trường là 1.156.

“Đây là thời điểm rất quan trọng, thí sinh và phụ huynh cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Các em lựa chọn sao cho phù hợp với sở thích, năng lực của mình. Tư vấn định hướng của cơ sở giáo dục đại học cũng như xã hội rất cần thiết, để thông tin tới thí sinh, phụ huynh được đầy đủ, chính xác nhất”, PGS. TS Lê Hoằng Bá Huyền tư vấn.

Đọc thêm

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ Giáo dục

“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ

TTTĐ - Không chỉ là hoạt động trải nghiệm thú vị giúp học sinh và các vị khách quốc tế hiểu hơn về Tết Trung thu, chương trình trải nghiệm văn hóa “Trung thu yêu thương” còn lan tỏa sự ấm áp của nghĩa đồng bào, lòng nhân ái, sẻ chia với đồng bào vùng lũ.
Xem thêm