Tag
Giải pháp nào để phòng tâm lý học đường hoạt động hiệu quả?

Kỳ 4: PGS.TS Trần Thành Nam: "Cần “xốc” lại Phòng Tư vấn học đường trong trường học"

Muôn mặt cuộc sống 03/09/2023 07:00
aa
TTTĐ - PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, trước sự gia tăng những vấn đề về sức khỏe tâm thần (SKTT) của thanh thiếu niên Việt Nam, rất cần “xốc” lại hoạt động của các phòng tư vấn học đường vốn đã "tê liệt" từ nhiều năm nay.
Ban hành tờ rơi truyền thông về tư vấn tâm lý học đường Hành trình xây dựng "Ngôi trường hạnh phúc" “Gỡ khó” hoạt động tư vấn tâm lý, công tác xã hội trường học

“Tổ tư vấn học đường hiện nay mang tính… hình thức”

- PV: Thưa ông, là một chuyên gia nhiều năm nghiên cứu về SKTT và tham gia nhiều dự án về SKTT của thanh thiếu niên, ông đánh giá như thế nào về các Phòng Tư vấn học đường (TVHĐ) trong trường học hiện nay?

- PGS.TS Trần Thành Nam: Qua nghiên cứu và quan sát, tôi nhận thấy, tất cả các trường hiện nay đều có Phòng TVHĐ theo Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT nhưng vấn đề hoạt động theo đúng chức năng, cơ sở vật chất để đảm bảo quy trình của phòng tâm lý thì chưa đầy đủ.

Thứ nhất, đối với cấp tiểu học, dường như, đó chỉ là không gian nghỉ ngơi của giáo viên sau giờ giảng. Còn với cấp THCS, THPT thì công tác truyền thông chưa tốt, thậm chí không đảm bảo yêu cầu của phòng tâm lý: Không gian quá mở, không độc lập để các em có thể tự tin chia sẻ khúc mắc, cảm xúc của mình.

Thứ hai, đó là sự kỳ thị của chính giáo viên, học sinh. Gọi là phòng tâm lý nhưng trong con mắt của học sinh, phải lên phòng tâm lý đó đồng nghĩa với em đó bị kỷ luật hoặc đầu óc có... vấn đề. Sự kỳ thị như vậy khiếnphòng tâm lý mở ra nhưng không hoạt động, hoặc hoạt động không hiệu quả.

- PV: Điều kiện “cần” và “đủ” của của một Phòng TVHĐ phải như thế nào, thưa ông?

- PGS.TS Trần Thành Nam: Có nhiều tài liệu hướng dẫn về việc thiết lập và vận hành một phòng tư vấn tâm lý trong trường nhưng điều đó chưa đủ để “cầm tay chỉ việc” cho giáo viên.

Để triển khai được thì phòng TVHĐ phải có trong kế hoạch tài chính của các trường học nhưng hiện nay, đa số trường học không có. Tổ TVHĐ có cả hiệu trưởng, hiệu phó nhưng lập ra chỉ là hình thức chứ không có kế hoạch tài chính để đảm bảo phòng “chạy” được.

Tiếp đến, Phòng TVHĐ phải có không gian thoải mái để học sinh có thể chia sẻ nhưng đa số tại nhiều trường hiện nay, cơ sở vật chất của phòng không đảm bảo. Việc thiết kế phải đảm bảo được không gian tiếp phụ huynh, không gian cho học sinh, cho nhóm phù hợp.

Bên cạnh đó, cần phải có hàng loạt trắc nghiệm để sàng lọc, giúp thầy cô có thể phát hiện vấn đề định lượng, toàn diện để xem học sinh có nguy cơ có vấn đề tâm lý hay không.

Trên thực tế, các Phòng TVHĐ trong trường học hiện nay thường không có không gian chuyên biệt. Cơ sở vật chất, kế hoạch đều không có. Thông tư 31 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thì hay nhưng hoạt động của các phòng này ở trường thì mang tính “hình thức”, việc bổ sung năng lực cho cán bộ phòng TVHĐ còn chưa đạt chuẩn.

Cần “xốc” lại Phòng Tư vấn học đường trong trường học
PGS.TS Trần Thành Nam

- PV: Vậy ông nhìn nhận như thế nào về những giáo viên – người đang phải đóng vai trò “kép”: Vừa dạy chuyên môn, vừa tư vấn tâm lý cho học sinh ở các Phòng TVHĐ trong trường học hiện nay?

- PGS.TS Trần Thành Nam: Tôi chỉ lấy ví dụ, khi học sinh gặp các vấn đề đơn giản như khó khăn về học tập, yêu đương, khúc mắc ở tuổi vị thành niên thì có thể khuyên giải nhưng chuyện phức tạp hơn như bố mẹ mâu thuẫn, khủng hoảng từ gia đình thì việc tư vấn đòi hỏi phải có chuyên môn.

Tôi từng thấy, ở nhiều trường, người phụ trách đoàn thanh niên thì phụ trách tư vấn tâm lý. trào. Giáo viên phụ trách phòng TVHĐ thì chỉ được tham gia một vài khóa tập huấn ngắn hạn. Phải hiểu rằng, với các môn khác, khi tập huấn những mô đun, có gợi ý, sau đó họ có thể tự nghiên cứu được. Ngành tâm lý thì khác, liên quan đến kỹ năng, nhân cách của con người thì một vài khóa ngắn hạn không giải quyết được gì. Chưa kể, các khóa tập huấn bị cắt ngắn lại, chất lượng, giảng viên được cấp phép cũng là điều đáng bàn khi mà chính bản thân họ chưa tư vấn ca nào…

Chúng tôi chứng kiến nhiều ca tham vấn, tư vấn của thầy cô, đó là sự chỉ trích, dạy dỗ và có khi còn khoét sâu thêm cả những tổn thương của các em, vì họ vẫn sử dụng “vai” giáo viên dạy các em, chứ không phải là tư vấn. Phải hiểu rằng, tư vấn phải là nâng đỡ, hiểu và thấu cảm được đằng sau hành của các em là gì.

Ở nước ngoài, để đảm nhiệm vai trò tư vấn tâm lý trong trường học, các chuyên viên phải trải qua 6 năm đào tạo. Ngoài ra, họ phải được thực hành tối thiểu 300 giờ dưới sự giám sát của người thầy có chứng chỉ hành nghề về mặt tâm lý.

- PV: TS có thể cho biết, người được đào tạo để đáp ứng được vai trò chuyên trách Phòng TVHĐ cần kỹ năng gì?

- PGS.TS Trần Thành Nam: Trước hết, họ phải có kiến thức về sự phát triển bình thường của một đứa trẻ, có kiến thức rất sâu về tâm bệnh học ở từng lứa tuổi mầm non, tiểu học, các các cấp khác ra sao…

Việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm chỉ là một phần nên họ phải có cách thức đánh giá, kỹ năng quan sát để chuẩn đoán được; Tiếp đến là khả năng phòng ngừa bằng các kế hoạch, chương trình giáo dục kỹ năng sống quy mô cấp toàn trường, chương trình can thiệp phòng ngừa nhóm; Có năng lực phối hợp với các tổ chức để chuyển tuyến, quản lý ca, ca nào đến bậc nào thì cần giáo dục đặc biệt, ca nào thì bác sĩ tâm thần, ca nào thì cần bác sĩ tâm lý lâm sàng.

Cuối cùng, họ phải có thời gian làm việc dưới sự giám sát của chuyên gia bởi những vấn đề liên quan đến nhân cách, tâm lý con người thì không được phép sai. Ví dụ: Học sinh đang có ý tưởng tự sát, trầm cảm mà tư vấn sai quy trình thì cực kỳ nguy hiểm.

Sắp tới, trong trường học, có thể bố trí vị trí chuyên trách tư vấn tâm lý nhưng tôi vẫn nhấn mạnh rằng, Sở GD&ĐT vẫn có phải nhóm đặc trách, điều phối các chuyên gia giám sát thường xuyên. Hãy nên để một chuyên gia phụ trách 1 cụm trường.

Rất cần vị trí chuyên trách tại Phòng TVHĐ

- PV: Hiện ngành tâm lý đang trở thành một ngành “hot”, nhiều trường đã mở thêm ngành này và điểm tuyển sinh đầu vào cũng rất cao. Theo ông, chất lượng đào tạo ngành Tâm lý học đường ở các trường đại học đã đáp ứng được theo yêu cầu chưa?

- PGS.TS Trần Thành Nam: Thực tế, hiện nay các trường đại học nhìn thấy Tâm lý học là ngành hút người học nên đã cung cấp các chương trình liên quan đến TLHĐ. Trước đây, chỉ một số chương trình truyền thống như Tâm lý học lâm sàng được dạy sau đại học ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhưng nay thì Đại học Văn Lang, Đại học Hoa Sen, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và một số trường khác cũng đào tạo. Đối với hệ cử nhân ngành Tham vấn học đường, hiện nay, chỉ có Trường Đại học Các Khoa học giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) được phép thử nghiệm đào tạo. Mỗi khóa, trường tuyển sinh 80 sinh viên và mới đào tạo được 3 khóa. Còn lại, tất cả các trường khác chỉ đào tạo ngành tâm lý học nói chung.

Tuy vậy, không thể lấy một người tâm lý học nói chung để đi chữa bệnh tâm lý. Thậm chí, hiện còn có nhiều người tham gia các khóa ngắn hạn, xong tự xưng là COACH, đi giảng dạy, trị liệu cho người khác; Có cử nhân tốt nghiệp ngành công tác xã hội cũng hành nghề trị liệu tâm lý học đường.

Các trường hiện đua nhau mở ngành Tâm lý học cho có vẻ… thời thượng nhưng thực sự có kiểm soát được chất lượng đào tạo, “đầu ra” như thế nào thì rất đáng bàn. Tỷ lệ việc làm đôi khi không phản ánh chất lượng đầu ra mà chỉ phản ánh nhu cầu nhiều.

Ở nước ngoài, yêu cầu hành nghề trị liệu tâm lý vô cùng khắt khe, họ bắt buộc phải học chuyên ngành phù hợp. Tôi vẫn nhấn mạnh, nhà tâm lý học đường thì phải được đào tạo chuyên sâu và làm công việc tư vấn tâm lý học đường.

Cần “xốc” lại Phòng Tư vấn học đường trong trường học
Chuyên viên tâm lý tại Phòng TVHĐ trao đổi với học sinh tại trường THPT Đinh Tiên Hoàng

- PV: Vị trí tư vấn tâm lý học đường trong trường học hiện chủ yếu do giáo viên kiêm nhiệm và họ hoàn toàn không được đào tạo về chuyên môn. Theo ông, để hoạt động hiệu quả, vị trí này cần được “chính thức hóa” như thế nào trong các trường học?

- PGS.TS Trần Thành Nam: Hiện tại, ở Việt Nam, nhà tâm lý học chưa có trong danh mục ngành nghề chính thức. Vừa rồi, Quốc hội thảo luận về Luật Khám chữa bệnh, nếu được thông qua thì sẽ có hẳn 1 chương về SKTT, gọi tên chính xác là Nhà tâm lý học và được biên chế. Đó là một bước tiến mới.

Hiện nay, 43 bệnh viện tâm thần trên cả nước đều có Khoa Tâm lý và nhận cử nhân Tâm lý học. Tuy vậy, có thực tế là bác sĩ khoa tâm thần thường không ghi nhận việc điều trị tâm lý nhiều lắm nên nhiều thạc sĩ ngành này làm việc tại bệnh viện đều chỉ được đảm nhận việc trắc nghiệm tâm lý. Họ thậm chí không được hỏi chuyện, quan sát người bệnh để chuẩn đoán. Mức lương của họ tương đương lương kỹ thuật viên, không xứng đáng với chi phí và thời gian được đào tạo.

Do đó, thời gian tới, với điểm mới của Luật Khám chữa bệnh, coi thăm khám về mặt tâm lý cũng được bảo hiểm chi trả như các nước khác thì lúc đó mới có một vị trí cho nhà tâm lý học và tạo áp lực cho các trường đại học phải đào tạo ra những người đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn để hành nghề.

Thêm nữa, khi có một vị trí việc làm, thì các trường cũng sẽ có “mã định danh” cho người làm công việc tư vấn tâm lý cho học sinh tại các Phòng TLHĐ. Trước những vấn đề về SKTT của học sinh, rất cần phải “xốc lại” các tổ tư vấn tâm lý trong trường học, tránh căn bệnh “hình thức”, làm và báo cáo chỉ để “cho có”.

- PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

(Còn nữa)

Đọc thêm

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Xem thêm