Tag
"PHẬT SỐNG" GYALWA DOLKHAMPA CHIA SẼ VỀ PHƯƠNG PHÁP TU TẬP VÀ CÁCH ĐỂ THÂN TÂM AN LẠC

Kỳ 15: Chiều con quá sẽ khiến chúng mất khả năng cảm nhận được hạnh phúc

Xã hội 12/12/2020 19:00
aa
TTTĐ - Theo Ngài Gyalwa Dokhampa, thỉnh thoảng nói không và từ chối đáp ứng các đòi hỏi là cách tốt nhất mà cha mẹ thể hiện tình yêu thương với con cái.
Cha mẹ thỉnh thoảng nên nói không và từ chối đòi hỏi của con cái
Cha mẹ thỉnh thoảng nên nói không và từ chối đòi hỏi của con cái
Nhật Bản: Vấn nạn cha mẹ bạo hành con cái gia tăng “Hot mom” Minh Trang chia sẻ kỹ năng đọc sách cùng con Xúc động tình cảm của con cái với cha mẹ được thể hiện bằng âm nhạc

- PV: Từ phần chia sẻ của Ngài, chúng tôi thấy khá giống với câu nói: “Chúng ta hi sinh sức khỏe để theo đuổi việc tích lũy của cải, để rồi sau đó tiêu tốn toàn bộ gia tài của mình để tìm cách lấy lại sức khỏe”, “Chúng ta sống như mình sẽ không bao giờ chết và chết như chưa từng sống”. Tôi có một câu hỏi mong Ngài giải đáp. Là cha mẹ, ai cũng quan tâm tới tương lai con cái. Tôi có đọc một bài báo nói rằng thế hệ trẻ ngày nay được ưu đãi rất nhiều. Các bậc cha mẹ làm việc cật lực để có cuộc sống tốt hơn, thành công hơn về vật chất. Có thể do sự áy náy không dành đủ thời gian quan tâm con cái nên cha mẹ thường đền bù bằng cách bao bọc con bởi các tiện nghi vật chất. Trẻ em bị quen với điều này cho đến khi chúng trưởng thành. Với ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây, nhiều người trẻ tuổi rất khó khăn để tìm việc làm. Họ cũng là những người thuộc thế hệ mà đã quen sống với các điều kiện tiện nghi tốt do bố mẹ cung cấp cho từ bé. Tôi lo lắng cho tương lai các con của mình khi xã hội ngày càng ít cơ hội việc làm và có rất nhiều sự cạnh tranh từ những người có đầy đủ bằng cấp và kỹ năng. Tôi mong Ngài cho một lời khuyên.

- Ngài Gyalwa Dokhampa: Cảm ơn bà vì câu hỏi. Tôi muốn nhấn mạnh rằng không dễ để đưa ra một câu trả lời khi chúng ta đều ghi nhận một thực tế là mối liên kết, tình yêu và sự hi sinh mà người mẹ dành cho con rất sâu nặng. Người mẹ nào cũng mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho con. Tôi không thấy mình đủ quyền hạn để đưa ra ý kiến gì về việc này. Nếu có con chắc tôi cũng sẽ mong muốn những gì tốt nhất cho con mình. Có một câu chuyện về một vị vua rất yêu quý và tự hào về đứa con trai đẹp đẽ của mình. Một ngày, quan Tể tướng nói với nhà vua: “Đứa trẻ đẹp nhất trong vương quốc không phải con trai Ngài”. Khi Đức vua và đoàn tùy tùng đi để gặp mặt đứa trẻ này, họ thấy một bé trai rất xấu xí, bẩn thỉu chơi trên đường. Đức vua ngạc nhiên bảo Tể tướng: “Đứa trẻ này sao lại có thể đẹp nhất vương quốc được?”. Vị Tể tướng dọa khiến đứa trẻ sợ hãi khóc. Ngay lập tức, một phụ nữ chạy ra kêu lên: “Con trai đẹp đẽ và đáng yêu của mẹ, con sao vậy? Ai làm gì con?”. Lúc đó, nhà vua hiểu được ẩn ý của viên Tể tướng. Đối với ông vua, vì tình yêu dành cho con trai nên ông luôn thấy con mình đẹp nhất. Với bà mẹ kia, tình yêu lớn lao dành cho con khiến bà luôn thấy con trai mình là người đẹp nhất. Do vậy, tôi không thể đưa ra một câu trả lời khinh suất. Tuy nhiên, trên quan điểm của một người thực hành Phật pháp, nếu bạn chiều con quá thì sẽ khiến chúng mất khả năng cảm nhận được hạnh phúc.

Ở nhiều nơi tại Bhutan, trẻ em chơi với đồ chơi bằng gỗ cả ngày không biết chán. Tại các nước phát triển, trẻ em sử dụng các đồ chơi trị giá hàng ngàn đô la nhưng chúng không bao giờ thỏa mãn mà luôn đòi có những đồ chơi tốt hơn và phiên bản mới hơn. Thỉnh thoảng nói không và từ chối đáp ứng các đòi hỏi là cách tốt nhất mà cha mẹ thể hiện tình yêu thương với con cái. Cha mẹ không ở mãi bên con và chắc chắn trong cuộc đời, nhiều lúc chúng sẽ gặp các việc không như ý. Chính vì vậy, chúng ta phải dạy con cái cách đối mặt với việc bị từ chối, không được thỏa mãn dưới sự dìu dắt yêu thương và quan tâm của cha mẹ hơn là để chúng phải tự đối mặt sau này một mình.

Kỳ 15: Chiều con quá sẽ khiến chúng mất khả năng cảm nhận được hạnh phúc

Ta cũng có xu hướng không công bằng khi nuôi dạy con. Nếu con ta đánh nhau với một đứa trẻ khác thì đa số sẽ nghĩ rằng lỗi thuộc về đứa trẻ kia. Với cách thức đó, chúng ta truyền một thông điệp cho con mình là con cứ làm sai và bố mẹ vẫn luôn ủng hộ. Khi đứa trẻ này lớn lên và ra ngoài xã hội, nó sẽ gặp rắc rối trong nhiều lĩnh vực như với đồng nghiệp, với vợ hoặc chồng. Song song với việc giáo dục, cha mẹ phải dạy dỗ con trở thành một người tốt, biết quan tâm tới người khác và có khả năng đối mặt với những thất vọng. Điều này cực kỳ quan trọng. Phần tiếp theo, tôi sẽ trả lời về cơ hội việc làm. Bhutan là một quốc gia rất đẹp, bình yên, với xu hướng tâm linh cao và tỷ lệ tội phạm rất thấp. Gần đây, do ảnh hưởng của đời sống hiện đại, tỷ lệ phạm tội ở người trẻ tuổi tăng lên. Một trong những lý do được đưa ra là do thất nghiệp. Khi tôi nói chuyện với các quan chức Chính phủ, họ bảo thật ra không phải thiếu việc mà không có nhiều việc văn phòng với thu nhập cao. Nhiều người không muốn làm những việc mà xã hội không đánh giá cao. Chúng ta tôn trọng những tiêu chuẩn của xã hội nhưng các tiêu chuẩn này đôi khi thật buồn cười. Trong văn hóa vùng Himalaya, đầu bếp hay thợ rèn là những nghề thấp kém. Còn ở Mỹ, đầu bếp lại được trả rất nhiều tiền. Thợ rèn thì thành người sáng tạo nghệ thuật, thể hiện cảm xúc thông qua tác phẩm. Bản thân tôi không biết thưởng thức nghệ thuật hiện đại song cũng như nhiều người khác dù hiểu hay không, chúng ta đều trầm trồ khi đứng trước các tác phẩm này. Tôi không rõ mọi người thì sao chứ cảm xúc của tôi khi chiêm ngưỡng nghệ thuật hiện đại là sự bối rối vì tôi chẳng hiểu gì.

Điều tôi muốn nói ở đây là các xã hội khác nhau có tiêu chuẩn khác nhau về công việc mơ ước hay công việc thấp kém. Năm ngoái, tôi được mời đến một trường dạy làm thảm và nghệ thuật. Khi được yêu cầu phát biểu, tôi nói rằng theo chuẩn mực của xã hội có nghề tốt, nghề xấu. Theo quan điểm Phật giáo, làm giám đốc công ty hay làm gác cổng, hai công việc đều bình đẳng. Làm giám đốc công ty thu nhập hàng triệu đô la, bạn làm gì với số tiền đó? Bạn dùng để nuôi sống bản thân và gia đình. Làm người gác cổng, bạn cũng sử dụng số tiền thu nhập ít ỏi để nuôi sống bản thân và gia đình. Sự khác biệt ở đây là tầm ảnh hưởng tới xã hội. Nếu hai công việc trên không tạo ra ảnh hưởng tích cực gì tới xã hội thì không có việc nào hơn việc nào. Phật giáo coi trọng những nghề tạo ra ảnh hưởng tích cực tới người khác và cộng đồng. Tôi chia sẻ như vậy để cổ vũ tinh thần những người học tại trường đó. Với cách đánh giá của xã hội hiện nay, nghề làm thảm hay nghệ thuật không được đánh giá cao bằng các nghề văn phòng. Nếu là cha mẹ, tôi cũng sẽ mong muốn những gì tốt đẹp cho con mình trong đó có công việc tốt nhất. Là một vị thầy Phật giáo, tôi chỉ chia sẻ cách nhìn nhận của mình. Vì tình yêu thương và mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái rất thiêng liêng nên tôi nghĩ mình cũng không có đủ quyền hạn để đưa ra câu trả lời dễ dàng. Do đó, tôi cũng xin được lượng thứ.

- Xin Ngài có thể chia sẻ cho tôi và mọi người biết về khoảnh khắc tồi tệ và hạnh phúc nhất của mình.

- Đã lâu lắm rồi từ khi tôi trải qua khoảnh khắc tồi tệ nhất. Tôi ở tu viện từ khi năm tuổi, được học rất nhiều giáo lý và các nghi thức thực hành Phật pháp. Song phải đến năm mười bẩy, mười tám tuổi, tôi mới thực sự cảm nhận rằng cho dù tôi có thể có được hạnh phúc tạm thời từ việc ăn, mặc, mua sắm, dạo chơi nhưng hạnh phúc thực sự không thể có nếu tâm tôi không bình an, nếu tôi giận dữ hay ghen tỵ. Tôi không thể vừa sân giận hay ghen tỵ lại vừa cảm thấy hạnh phúc. Và chỉ có thực hành Phật pháp là con đường duy nhất để chuyển hóa được tâm. Kể từ lúc đó, tôi hoàn toàn tin chắc vào điều này. Đây cũng là giai đoạn tôi được học và thực hành sâu hơn về tâm linh. Từ thời điểm đó trở đi, tôi cảm thấy mình khá ổn. Giống như bạn đã chia sẻ là có buồn nhưng không buồn quá, có vui nhưng không vui quá. Nếu chúng ta quá hạnh phúc thì khi trở về với thực tại cũng là một sự đau đớn.

Khoảnh khắc buồn nhất mà tôi trải qua là khi mẹ tôi qua đời. Khoảnh khắc hạnh phúc nhất là khi tôi quán chiếu về những điều tôi học được từ bậc thầy của mình và khi có thể thực sự hiểu được chúng, tôi tự tin rằng hạnh phúc hay đau khổ do chính mình quyết định. Thầy của tôi, một vị giác ngộ đã trao tặng món quà vô giá này để tôi có thể kiểm soát được cuộc đời mình. Lúc trải nghiệm điều này, tôi thấy mình có lễ lạy hàng trăm ngàn lần cũng không thể nào đền đáp được lòng tốt của thầy. Món quà này không có một người cha, người mẹ, một vị tổng thống hay một vị vua nào có thể trao tặng mà nó chỉ có thể được trao bởi bậc thầy chứng ngộ. Đó là khoảnh khắc tôi cảm nhận được niềm vui, sự trân trọng và tri ân sâu sắc tới bậc thầy giác ngộ của mình.

Đọc thêm

Công bố danh sách 32 dự án xuất sắc tiến vào vòng chung khảo Muôn mặt cuộc sống

Công bố danh sách 32 dự án xuất sắc tiến vào vòng chung khảo

TTTĐ - Ngày 8/11, Ban tổ chức Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 (Human Act Prize) đã công bố danh sách 32 dự án xuất sắc nhất được vào vòng chung khảo.
Đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi tại Đắk Lắk Xã hội

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi tại Đắk Lắk

TTTĐ - Sau hai ngày mất tích, máy bay Yak-130 gặp nạn đã được tìm thấy ở khu rừng thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn, cách căn cứ tập luyện Phù Cát, Bình Định hơn 250km
Quảng Trị: Tiếp nhận trưng bày hiện vật về vua Hàm Nghi Muôn mặt cuộc sống

Quảng Trị: Tiếp nhận trưng bày hiện vật về vua Hàm Nghi

TTTĐ - Sau khi tiếp nhận, một số hiện vật về vua Hàm Nghi được trưng bày tại Đền thờ vua Hàm Nghi thuộc Di tích quốc gia Thành Tân Sở, nơi nhà vua đã từng ban “Dụ Cần Vương” tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Những hoạt động nghĩa tình của người chiến sĩ Công an Nhân dân Muôn mặt cuộc sống

Những hoạt động nghĩa tình của người chiến sĩ Công an Nhân dân

TTTĐ - Vừa qua, Cục Công tác Đảng và công tác chính trị (Bộ Công an) phối hợp cùng trại giam Hồng Ca (Yên Bái) tổ chức chương trình tham quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác của các tổ chức quần chúng và tổ chức tặng quà đối với trường Mầm non Họa Mi thuộc trại giam Hồng Ca.
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công của Hà Nội Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công của Hà Nội

TTTĐ - Cần thiết ban hành Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Song, cần có bổ sung các báo cáo đánh giá toàn bộ việc sử dụng tài sản công của TP Hà Nội thời gian qua nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được và chưa được trong quản lý, sử dụng tài sản công...
Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II Muôn mặt cuộc sống

Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II

TTTĐ - Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin, ngày 13 và 14/11, Bộ sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động" tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Siết hoạt động quảng cáo đối với người có ảnh hưởng Muôn mặt cuộc sống

Siết hoạt động quảng cáo đối với người có ảnh hưởng

TTTĐ - Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, người có ảnh hưởng sẽ phải chứng minh đã sử dụng sản phẩm trước khi đăng tải ý kiến cá nhân lên mạng xã hội.
Hành trình trở thành biên kịch của cô gái khuyết tật Muôn mặt cuộc sống

Hành trình trở thành biên kịch của cô gái khuyết tật

TTTĐ - Sinh ra khỏe mạnh, bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa, năm 15 tuổi, căn bệnh viêm khớp dạng thấp đã khiến Nguyễn Thị Thanh Thanh (Ba Vì, Hà Nội) phải gắn liền cuộc sống với chiếc xe lăn. Từng đau đớn vì tuyệt vọng, từng nghĩ đến những điều tiêu cực khi không thể đi lại, mọi hoạt động phụ thuộc vào người khác, chị đã tìm được ánh sáng cuộc đời qua những trang sách.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Yên Bái lần thứ IV Muôn mặt cuộc sống

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Yên Bái lần thứ IV

TTTĐ - Trong 2 ngày (13 - 14/11/2024), tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Nhựa Tiền Phong tiếp tục tặng 20 xe đạp và 1.000 mũ bảo hiểm Muôn mặt cuộc sống

Nhựa Tiền Phong tiếp tục tặng 20 xe đạp và 1.000 mũ bảo hiểm

TTTĐ - Sáng 8/11, tại Trường tiểu học Khởi Nghĩa, xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phối hợp với Hội Bảo trợ trao tặng 20 chiếc xe đạp cho các em học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Tiên Lãng và trường THCS Khởi Nghĩa.
Xem thêm