Tag
"PHẬT SỐNG" GYALWA DOKHAMPA CHIA SẺ VỀ PHƯƠNG PHÁP TU TẬP VÀ CÁCH ĐỂ THÂN TÂM AN LẠC

Kỳ 10: Triết lý đạo Phật trong đời sống

Xã hội 01/12/2020 05:00
aa
TTTĐ - Đạo Phật thực chất không hẳn là tôn giáo mà là một triết lý sống để đạt được hạnh phúc. Đức Phật có một mong muốn duy nhất là tất cả các chúng sinh hữu tình được hạnh phúc. Ngài truyền dạy giáo pháp vì động lực này.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về hạnh phúc: Nhiều học giả đã biến đạo Phật trở nên rắc rối
Kỳ 10: Triết lý đạo Phật trong đời sống

Đạo Phật thực chất không hẳn là tôn giáo mà là một triết lý sống để đạt được hạnh phúc. Đức Phật có một mong muốn duy nhất là tất cả các chúng sinh hữu tình được hạnh phúc. Ngài truyền dạy giáo pháp vì động lực này. Lập ra một tôn giáo có tầm ảnh hưởng thế giới để trở nên nổi tiếng chưa bao giờ là ý muốn của Ngài. Ngài nhận thấy rằng ai cũng mong được hạnh phúc song mọi người luôn tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài. Vì hạnh phúc bên ngoài mang tính điều kiện nên luôn thay đổi. Tôi không tin chúng ta sẽ thực sự hạnh phúc khi thiếu hiểu biết về hạnh phúc tinh thần dù có tất cả mọi điều kiện hạnh phúc bên ngoài. Hạnh phúc hay đau khổ đều là do tâm quyết định. Đức Phật nhận ra rằng hạnh phúc đích thực phải đến từ bên trong chứ không phụ thuộc ở hình tướng hay vật chất bên ngoài. Nếu bạn đã có hạnh phúc và trí tuệ bên trong thì hạnh phúc hay vật chất bên ngoài sẽ bổ trợ thêm cho niềm vui bên trong sẵn có. Còn nếu tâm đau khổ thì ta sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc dù những điều kiện bên ngoài có tốt đến đâu chăng nữa.

Chúng ta trải nghiệm và nhận thức thế giới khác nhau dựa trên trạng thái của tâm. Khi tâm sân giận, mọi vật đều nhìn rất tiêu cực. Ngược lại, khi tâm vui vẻ, mọi vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu. Nhiều lúc chúng ta thấy mình khá sung túc nếu so sánh với những người nghèo khổ ở Châu Phi. Những lúc khác ta lại cảm thấy không chút hài lòng nếu so với những người rất giàu có. Thế giới là do tâm cảm nhận. Vì thế nếu chuyển hóa tâm thì thế giới bên ngoài cũng bắt đầu thay đổi. Chính tâm chúng ta là đối tượng cần điều phục để có thể đạt được hạnh phúc đích thực. Tinh túy của giáo pháp là cách Đức Phật luôn dạy ta nhìn vào nội tâm để tìm các giải pháp cho những vấn đề bên ngoài. Năm độc trong tâm là nguồn gốc của mọi đau khổ bao gồm sân giận, kiêu mạn, ghen tỵ, bám chấp và vô minh.

Sân giận phá hủy trạng thái an tĩnh của tâm. Khi sân giận, ta mất lý trí. Nếu hai người nổi sân khi tranh luận với nhau họ thậm chí quên luôn rằng mình đang tranh luận về vấn đề gì. Tình thương và sự nhẫn nhục là liều thuốc trị sân giận. Không thể giết hết những người mình ghét hay khuất phục tất cả kẻ thù, chúng ta chỉ có thể điều phục sự sân giận trong tâm mình. Bạn không thể thành xấu xí nếu có ai đó bảo vậy, cũng như bạn không thành kẻ cắp chỉ vì có người kết tội bạn ăn trộm. Thực hành phát triển tình thương thông qua việc hiểu rằng người đang nổi giận không ở trạng thái tư duy tỉnh táo và nếu bám chấp vào lời nói của họ, ta sẽ khiến tâm của mình cũng chịu ảnh hưởng tương tự.

Kiêu mạn dẫn tới đau khổ vì có một thực tế là sẽ luôn có người giỏi hơn bạn. Khi nhận ra có người giàu hơn, đẹp hơn, nổi tiếng hơn mình, lòng tự hào sẽ bị tổn thương và ta đau khổ. Chẳng ai có thể giỏi nhất, tốt nhất trong mọi thứ nên sẽ dễ dàng hơn nếu ta biết khiêm nhường. Sự khiêm nhường là liều thuốc đối trị kiêu mạn. Về lâu dài, người khiêm nhường sẽ được đánh giá cao và được tôn trọng nhiều hơn.

Ghen tỵ khiến ta không tận hưởng được những thứ mình đang có. Ta luôn muốn hơn người. Trong quá trình lo lắng và tìm cách đạt được những thứ người khác có, chúng ta không thấy hứng thú với những thứ mình đang sở hữu. Thực hành pháp hay làm những việc tốt xuất phát từ tâm ghen tỵ khiến những thiện hạnh này trở thành tiêu cực. Những việc tích cực hay tiêu cực không phụ thuộc vào hình thức bên ngoài mà phụ thuộc vào động cơ bên trong. Vì vậy, khi làm những việc tích cực và trên danh nghĩa giáo pháp, điều quan trọng là phải thực hiện chúng với động cơ làm lợi lạc cho người khác hay tối thiểu là để tích lũy công đức cho mình chứ không phải để tỏ ra hơn người. Biết tùy hỉ với hạnh phúc và những phẩm chất tốt của người khác là liều thuốc đối trị ghen tỵ.

Kỳ 10: Triết lý đạo Phật trong đời sống
"Phật sống" Gyalwa Dokhampa rất gần gũi với mọi người

Bám chấp vào khái niệm “Ta và của ta” là trạng thái tâm thức ích kỷ. Nhà của tôi, gia đình của tôi, bạn của tôi, người yêu của tôi... Đằng sau sự bám chấp này là một nhận thức sai lầm về một sự thường hằng bất biến. Chúng ta cũng bám chấp vào các hệ tiêu chuẩn, khái niệm mà ta muốn mọi thứ phải trở thành. Khi người hay sự vật không giống hình mẫu lý tưởng thì đau khổ sẽ xuất hiện. Chúng ta phải hiểu rằng vạn vật thay đổi từng phút giây dù bề ngoài của chúng trông có vẻ bền vững. Con sông và thác nước nhìn như vẫn vậy nhưng dòng nước không ngừng trôi và thực chất chỉ trong giây phút, chúng đã khác trước. Thứ có vẻ bất biến thực ra là các trạng thái tiếp nối của sự vật, hiện tượng. Quán chiếu về bản chất vô thường của cảm xúc, các mối quan hệ, quan điểm, địa vị, thời tiết, thời gian, tiêu chuẩn... ta sẽ nhận thấy tất cả đều luôn thay đổi. Hiểu được điều này, ta có thể giảm sự bám chấp, mong đợi từ những thứ vô thường và trưởng dưỡng sự bằng lòng. Nếu không bằng lòng với những gì mình có, ta sẽ như ông vua không bao giờ biết thỏa mãn. Đức Phật gọi ông vua này là người đáng thương nhất trong vương quốc.

Những phương pháp đối trị ở trên có thể giúp giảm thiểu năm độc song muốn nhổ tận gốc các độc này thì ta phải thực hành sâu hơn. Hãy tự hỏi bản thân tại sao lại có năm độc? Đức Phật dạy nguyên nhân chính của mọi đau khổ là vô minh. Bởi vô minh nên ta tưởng rằng mọi thứ tồn tại như vẻ ngoài của chúng. Tốt và xấu là sự phản chiếu của tâm thức. Giàu và nghèo cũng mang tính tương đối. Bạn tốt của ta có thể là kẻ thù của người khác. Nhận thức được vấn đề này sẽ giúp ta thoát khỏi vô minh. Thiếu hiểu biết về bản chất tính không sẽ khiến chúng ta bám chấp vào mọi thứ vì chúng xuất hiện rất cứng chắc và rất thật. Khi nằm mơ, chúng ta cũng có các trải nghiệm trong mơ rất thật. Sự bám chấp vào vạn vật sẽ khiến các độc như quyến luyến, sân giận, ghen tỵ khởi lên. Giống như thấy sợi dây trong bóng tối lại tưởng là con rắn nên ta trải nghiệm nỗi sợ hãi và lo lắng.

Hiểu rằng mọi sự vật, hiện tượng đều là sự phóng chiếu của tâm và trở nên bớt bám chấp vào chúng là một trong những điểm then chốt. Hiện giờ chúng ta bám chấp vào các khái niệm đẹp, xấu, hay, dở, dài, ngắn, hạnh phúc, đau khổ, giàu, nghèo, tôn giáo... Bước đầu tiên để chuyển hóa năm độc là quy Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng. Phật có nghĩa là tỉnh thức khỏi vô minh và năm độc. Phật cũng để chỉ một vị giác ngộ là Đức Phật Thích Ca, người đã chứng ngộ được chân lý vũ trụ và có tình thương vô hạn với mọi chúng sinh. Phật không phải là một vị thầy mặc đồ tu hay một khuôn mặt tỏa sáng hoặc một pho tượng, mà là một tâm thức đã thoát khỏi vô minh và năm độc. Pháp là một quá trình trưởng dưỡng tâm để thành Phật. Như vậy, Pháp cũng ở trong mỗi người. Tăng là sự mong muốn làm những việc tích cực hay trưởng dưỡng tâm. Các vị Phật bên ngoài là Đức Phật Thích Ca, Đức Liên Hoa Sanh, các bậc thầy chứng ngộ và các tượng Phật mang tính biểu tượng. Pháp bên ngoài gồm kinh sách, việc trì tụng, lễ lạy và thiền định. Tăng bên ngoài là các vị sư, ni, những nhóm người thực hành pháp. Phật, Pháp, Tăng bên ngoài hỗ trợ sự phát triển của Tam Bảo bên trong.

Phật cũng có thể được hiểu là Chân lý Vũ trụ vì Ngài đã giác ngộ được bản chất của vạn pháp. Chừng nào tâm thức còn bị năm độc kiểm soát, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được hạnh phúc đích thực. Chúng ta phải giảm thiểu các hành động, suy nghĩ tiêu cực để tịnh hóa tâm. Từ đó, ta sẽ có hiểu biết đúng đắn hơn về cuộc sống hay thực tại. Liều thuốc đối trị với suy nghĩ tiêu cực là phải phát triển các suy nghĩ tích cực. Tư duy tích cực mạnh mẽ nhất là phát triển tình yêu thương với mọi chúng sinh. Đây cũng là phương thuốc cho mọi suy nghĩ tiêu cực và giảm thiểu sự bám chấp vào bản ngã.

Các suy nghĩ và hành động tiêu cực là nguyên nhân của đau khổ còn các suy nghĩ và hành động tích cực tạo ra hạnh phúc. Vì thế, Đức Phật dạy phải hạn chế việc xấu và thường làm các việc lành. Điều phục tâm là trọng tâm giáo pháp và con đường của Đức Phật. Bất kỳ điều gì được thưc hiện với tâm vị tha sẽ luôn mang lại hạnh phúc và giúp tích lũy thiện nghiệp. Khi yêu ai, bạn sẽ bớt nghĩ về bản thân hơn và trở nên bớt ích kỷ vì mong muốn mang lại hạnh phúc cho người đó. Nếu có thể mở rộng tình yêu thương đến mọi chúng sinh hữu tình thì các suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của ta sẽ dễ dàng giảm thiểu. Chúng ta trân trọng cha mẹ vì tình yêu thương và công lao chăm sóc, nuôi dạy. Do đó, ta phát tâm mạnh mẽ muốn mang lại cho cha mẹ cả hạnh phúc bên ngoài và bên trong. Nhận thức này có thể áp dụng khi suy tưởng về mọi chúng sinh. Họ cũng từng là cha mẹ ta trong những kiếp trước. Tôn trọng cha mẹ, người lớn tuổi, các vị thầy là chúng ta đang tạo ra một xã hội mà ta cũng được yêu thương, tôn trọng trong hiện tại và tương lai. Biết cách trưởng dưỡng tâm để phát triển niềm vui, tình yêu thương và giảm thiểu năm độc sẽ giúp chúng ta nhận ra vẻ đẹp thực sự của cuộc đời. Đây là tinh túy giáo pháp của Đức Phật.

Đọc thêm

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Xem thêm