Tag
Những huyền thoại ly kỳ ở vùng Bảy Núi - Thất Sơn

Kỳ 1: Vị giáo chủ lập làng, mở đất và chữa khỏi bệnh dịch tả bằng… nước lã

Xã hội 30/08/2018 09:03
aa
TTTĐ - Thất Sơn (còn gọi là vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang) từng là nơi ẩn tu của vô số đạo sĩ yêu nước. Gắn với hành trình khẩn hoang lập ấp và chống giặc của họ là những câu chuyện đầy huyền thoại. Có vị sở hữu sức mạnh vô song khiến súng bắn khó thủng. Người khác lại có tài chữa bệnh nan y, hay tiên tri nhiều việc chính xác. Có người biết tàng hình, hay dùng nón lá đi trên mặt biển… Chính vì vậy mà họ được suy tôn như những bậc Thánh nhân.

Những huyền thoại ly kỳ ở vùng Bảy Núi - Thất Sơn

Danh tăng Đoàn Minh Huyên là Giáo chủ hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương, lập nên làng Xuân Sơn và Hưng Thới (này là xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Ông đã góp công rất lớn trong khai mở vùng đất hoang tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, cải cách lối sống con người thời đó. Gắn liền với dấu chân mở đất của ông cùng các đệ tử là những câu chuyện đầy thần bí…

Cứu dân khỏi dịch tả bằng… nước lã

Đạo sĩ Đoàn Minh Huyên (sinh ngày 15/10/1807 tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp ngày nay) trước được chỉ định làm Trụ trì chùa Tây An do ông Doãn Uẩn (Tổng trấn An - Hà, một vùng biên ải nối Hà Tiên qua An Giang) lập tại chân núi Sam thuộc TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang ngày nay. Ông Huyên giàu lòng thương dân và là người đã chấn hưng Phật giáo ở nơi đây. Nhớ những cống hiến đó nên nhiều người tôn ông là Đức Phật Thầy Tây An. Tại Thới Sơn ngày nay còn có trường THCS mang tên ông. Mộ ông hiện nằm cạnh chùa Tây An.

Nhà nghiên Văn hóa dân gian Nguyễn Hữu Hiệp (tỉnh An Giang) kể, trước khi làm Trụ trì chùa Tây An, đạo sĩ Đoàn Minh Huyên đi chu du khắp miền như Gò Công, Mỏ Cày, Ba Vát, Ba Xuyên, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Rạch Giá… Đến nơi nào, ông cũng giảng giải đạo Phật, khuyên người tu niệm. Khoảng năm 1849, ông nghe tin vùng Đất Sét - Cái Tàu Thượng (Lấp Vò), người bệnh và chết vì dịch tả càng lúc càng nhiều. Đức Phật Thầy tức tốc trở về ra tay cứu độ. Ông đã trị khỏi cho không biết bao nhiêu người mắc bệnh nan y lúc bấy giờ. Khi ổ dịch ở Lấp Vò vừa bị dập tắt, thì số người chết vì dịch bệnh lây lan ấy lại rộ lên ở vùng cù lao Ông Chưởng (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Vẫn với chiếc xuồng con sắp mục nát, ngược dòng Tiền Giang, Đức Phật Thầy bơi nhanh đến dòng Ông Chưởng. Đến đây, thấy có nhóm người đang xúm xít thả tàu tống (giống như cúng cô hồn - PV), Đức Phật Thầy liền ghé xuồng vào hỏi. Biết rõ nguồn cơn, ông khuyên: “Có bệnh thì lo trị bệnh. Chắc gì ôn dịch chịu xuống tàu chuối ấy mà tống. Tỉ như có linh nghiệm đi nữa cũng không nên làm, vì mình tống nó đi khỏi chỗ này, tất nó phải tấp vô chỗ khác, tội nghiệp cho người ta. Thôi, để tôi lãnh hết cho…”.

Đức Phật Thầy đã dựng mái trại đơn sơ ở chợ Cái Xoài (Chợ Mới) để trị bệnh. Bệnh phát ở đâu, ông có mặt ở đó. Chỉ bằng cách khuyên người tu tâm dưỡng tánh và cho uống nước lã (nước mưa) hoặc có khi cho uống vài ba loại hoa lá quanh vườn đem nấu, hay viết chữ vào giấy vàng đốt lấy tro hòa vào nước uống, ông trị bệnh gì cũng khỏi. Từ đó, nhiều người tìm đến xin ông quy y rất đông. Nhà cầm quyền lo sợ tạo loạn nên mời ông về tạm giữ để tra xét. Sau thời gian thử thách, biết rõ Đức Phật Thầy là bậc chân tu nên cho vào chùa Tây An ở núi Sam tu làm trụ trì.

Khai hoang ở vùng đầy thú dữ vẫn an toàn

Khi mới về Thất Sơn, Đức Phật Thầy Tây An đã huy động nhân dân quanh vùng về dạy cách làm đất bằng để trồng khoai mì, dùng nước để canh tác lúa nước. Ông cho lập ra 3 trại gọi là trại ruộng, trại rẫy và trại cưa để phục vụ cho quá trình canh nông và xây dựng làng mạc. Ông thu thập nhiều đệ tử, trong đó nổi tiếng có “thập nhị hiền thủ”, là 12 vị đại đệ tử xin quy y với thầy đầu tiên. Đã có hàng vạn thập phương thiện tín đến theo Đức Phật Thấy quy tu. Để tự do hành đạo theo chủ trương của mình và tránh sự khó dễ của chính quyền do thiện tín đến quá đông, Đức Phật Thầy truyền cho tín đồ đi tản mạn nhiều nơi để khai khẩn đất hoang.

Năm 1851, từng đoàn tín đồ của Đức Phật Thầy Tây An chia nhau đi. Đoàn khai hoang thứ nhất vào vùng Thất Sơn, nơi rừng bụi rậm rì, hổ báo lúc nào cũng có thể xuất hiện. Các nông trại Xuân Sơn và Hưng Thới được dựng lên ở đây. Phần Đức Phật Thầy ngày lo việc vỡ đất gieo trồng, đêm thuyết giảng giáo lý cho bổn đạo nghe. Đoàn khai hoang thứ 2 kéo đến vùng Láng Linh. Vùng này bùn lầy, mùa lũ như biển cả, còn hạn đến thì như bãi đất hoang. Một trại ruộng tên Bửu Hương Các được cất lên để vừa ở tu, vừa khai phá cánh đồng hoang đầy lau, cỏ lác (nay thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). Đoàn thiện tín thứ 3 về miệt Cần Lố vùng Đồng Tháp Mười. Một ngôi chùa được dựng lên tại Trà Bồng, ruộng rẫy được khai mở ra khắp Trà Bồng, Cần Lố, rạch Ông Bường… Đoàn thứ tư về Cái Dầu, sát hữu ngạn Hậu Giang, nơi có nhiều phù sa. Tuy không phải chỗ hoàn toàn hoang nhưng vẫn còn mênh mông đất trống.

Nơi tu tập của đệ tử tại núi Thất Sơn
Nơi tu tập của đệ tử tại núi Thất Sơn

Những người điều hành nông trại là các đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An. Họ là những người đạo đức gương mẫu, giỏi võ nghệ và đầy lòng vị tha. Những nơi họ đến về mặt chủ quyền đã thuộc về Việt Nam từ lâu. Nhưng muốn biến nó thành đất thuộc và đưa người vào định cư không phải là chuyện dễ dàng. Bởi đâu đâu cũng toàn rừng bụi, cọp beo và rắn rết đầy rẫy, lại thêm sơn lâm chướng khí còn nhiều… Kỳ lạ là, khi những đoàn khai hoang của Đức Phật Thầy Tây An đến, thì thú dữ không bạo hành, trái lại có khi còn quấn quýt để bảo vệ. Dưới bàn tay lao động cần mẫn của những người chân tu, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên dần có những mảnh đất lúa mọc lên xanh biếc.

Lấy tứ ân làm trọng

Về giáo lý của Bửu Sơn Kỳ Hương, ông Nguyễn Sơn Đào (người đang nắm giữ gần nửa ngọn núi Ông Két, nơi Đức Phật Thầy Tây An từng lập ra 2 ngôi làng Xuân Sơn và Hưng Thới) cho biết, khi còn tại thế, Đức Phật Thầy Tây An đã ân cần dặn dạy các đệ tử: “Hễ tử thì táng, không nên bày bố bề bộn. Mà táng thì khỏa bằng, để dành đất làm ruộng rẫy. Thịt rữa, xương tan góp phần làm phân cho hoa cỏ”.

Người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương không cần đi chùa, cúng miễu hay hành đạo rườm rà. Họ được phép cưới vợ, gả chồng và một mực giữ vẹn nghĩa phu thê. Đức Phật Thầy Tây An truyền dạy lấy tứ ân làm trọng. Theo ông Nguyễn Hữu Nghi (Phó Ban Quản tự Khu di tích lịch sử Ba Chúc), khi còn sống cho biết, trong tứ ân có: Tứ đại trọng ân và trọng ân. Tứ đại trọng ân là: ân Đất, Nước, Gió, Lửa. Bởi đây là 4 yếu tố cấu thành vạn vật hiện hữu trên thế gian. Còn tứ trọng ân gồm: Ân tổ tiên (cha mẹ): Cha mẹ sinh ta ra, có công nuôi dưỡng, dạy dỗ, chịu biết bao cực nhọc vì ta. Nhưng có cha mẹ là do tổ tiên nên bổn phận làm con phải biết ơn cha mẹ, thì cũng phải biết ơn tổ tiên. Đó là điều quan trọng trong đạo làm người. Ân Tổ quốc: Là công dân, chúng ta có bổn phận phải bảo vệ đất nước, trong thời bình cũng như thời chiến. Ân Tam bảo: Tam bảo tức là Phật, Pháp, Tăng. Người tu hành trên phương diện tinh thần phải nhờ Đức Phật Thầy hộ độ cho trí tuệ được minh mẫn, sáng suốt và giác ngộ theo chính đạo. Người tu hành luôn luôn tuân theo Phật pháp, triệt để không hành động ngoài giáo lý của nhà Phật. Ân đồng bào (nhân loại): Từ khi mới mở mắt chào đời, bật tiếng khóc ban đầu, con người đã phải nhờ vả mọi người về đủ phương diện. Từ hột cơm, manh áo, cho đến ngôi nhà để ở tránh nắng mưa, nhất nhất đều mang nợ của những người chung quanh. Thương mến đồng bào ta bao nhiêu, ta lại cũng có lòng nhân ái và tính hiếu hòa với những người khác giống.

Ông Nghi nói: “Người đã theo Phật pháp phải có bổn phận giúp đỡ mọi người để vun trồng quả phúc, gieo rắc ân trạch. Do vậy, mọi sự mê tín dị đoan, tin chuyện ma quỷ, đồng bóng… đều là khắc tinh của người chính đạo Bửu Sơn Kỳ Hương”.

Theo Nhà Nam bộ học Trương Ngọc Tường (tỉnh Tiền Giang), từ Đức Phật Thầy Tây An đến một số ông đạo sau này đã thu phục nhân tâm không phải bằng yếu tố huyễn hoặc mà là khoa học. Ví như người bị bệnh tiêu chảy chết chủ yếu vì mất nước. Trong khi tập quán của nông dân miền Nam không cho người bệnh uống bù nước. Dựa vào yếu tố đó, Đức Phật Thầy Tây An cho rất nhiều chữ bùa, mỗi lần đi tiêu đốt một chữ cho vào 1 tô nước lớn. Uống như vậy sẽ bù đủ lượng nước mất đi, dĩ nhiên người có sức đề kháng tốt sẽ khỏi bệnh.

(Còn nữa)

Kỳ 2: Những cây thẻ… phá trấn yểm

Đọc thêm

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Xem thêm