Tag

Kiên Giang: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị chính quyền địa phương gây “khó dễ”?

Xã hội 19/02/2020 17:05
aa
TTTĐ - Sau 3 năm kiểm tra, đến nay công trình vườn sinh thái Anh Đào Sứ Tiên vẫn chưa được giải quyết hồ sơ xin phép xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sạch. Bức xúc, dân kêu cứu và “tố” chính quyền huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) có dấu hiệu “làm khó”.

Kiên Giang: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị chính quyền địa phương gây “khó dễ”?

Một góc công trình vườn sinh thái Anh Đào Sứ Tiên (huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang)

Bài liên quan

Kiên Giang: Dự án đê biển sớm hoàn thành nhờ quyết định đúng đắn

Đồng bào dân tộc tỉnh Kiên Giang chung tay xây dựng quê hương thắm tình hữu nghị, bền vững

Thử thách càng lớn thì Kiên Giang càng trở nên nổi bật

Kiên Giang: Nhiều khuất tất trong việc điều chỉnh quy hoạch “biến” con đường thành biệt thự

Nhiều lần kiểm tra nhưng không xử lý?

Phản ánh của bà Phạm Thị Đào, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất mỹ phẩm Anh Đào, chủ đầu tư vườn sinh thái Anh Đào Sứ Tiên (ấp Vĩnh Tây 1, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) và anh Nguyễn Thiện Nghiêm (con bà Đào) cho biết, từ tháng 6/2017, gia đình có đầu tư xây dựng mô hình vườn sinh thái, đào ao, trồng cây, nuôi cá sạch công nghệ 4.0 trên đất nông nghiệp của gia đình.

Trong quá trình thi công, xây dựng các tum nghỉ chân câu cá giải trí và các công trình phụ trợ khác, nhiều lần các tổ công tác liên ngành của huyện, xã đã xuống kiểm tra thực tế và ghi nhận sự việc, đồng thời yêu cầu gia đình làm thủ tục, hồ sơ pháp lý theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, bà Đào cho biết, gia đình đã làm theo hướng dẫn của huyện, tiến hành lập thủ tục, hồ sơ, thuê công ty lập bản vẽ và làm báo cáo gửi cơ quan chức năng nhưng sau đó không được giải quyết.

Không chỉ vậy, theo bà Đào, hồ sơ đến nay không những không được thông qua mà còn không được trả lại, cũng như không có bất kỳ văn bản trả lời nào từ các cơ quan chức năng huyện Vĩnh Thuận.

Buổi làm việc ngày 16/12/2019, bà Đào và anh Nghiêm (đầu bàn) tiếp tục nêu lên những bức xúc của mình và cung cấp các hồ sơ pháp lý liên quan gửi Tổ công tác huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang)
Buổi làm việc ngày 16/12/2019, bà Đào và anh Nghiêm (đầu bàn) tiếp tục nêu lên những bức xúc của mình và cung cấp các hồ sơ pháp lý liên quan gửi Tổ công tác huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang)

“Suốt 3 năm qua, gia đình tôi luôn sống trong sự thấp thỏm, lo lắng, xen lẫn bức xúc vì cách làm việc của cơ quan chức năng huyện Vĩnh Thuận”, bà Đào bức xúc.

Gần nhất, ngày 23/8/2019, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận, ông Huỳnh Xuân Luật ký ban hành Quyết định số 2538/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ kiểm tra mục đích sử dụng đất đối với ông Nguyễn Thiện Nghiêm (đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Tổ gồm có đại diện Phòng Tài nguyên - Môi trường (TNMT), Phòng Tư pháp, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Thanh tra Sở TNMT, Thanh tra huyện, Phòng Kinh tế - Hạ tầng (KTHT), Văn phòng HĐND, UBND huyện và Chủ tịch UBND xã đã đến công trình tiến hành ghi nhận hiện trạng và đo đạc các công trình xây dựng trên đất.

Tại buổi làm việc ngày 16/12/2019, bà Đào và anh Nghiêm tiếp tục nêu lên những bức xúc của mình và cung cấp các hồ sơ pháp lý liên quan, bản vẽ, bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng sớm giải quyết dứt điểm vụ việc.

Tuy nhiên theo bà Đào, đến nay gia đình vẫn chưa nhận được kết quả giải quyết.

Một góc khu đất nông nghiệp trước đây sản xuất không hiệu quả được bà Đào cải tạo, xây dựng mô hình nông nghiệp khép kín, sạch
Một góc khu đất nông nghiệp trước đây sản xuất không hiệu quả được bà Đào cải tạo, xây dựng mô hình nông nghiệp khép kín, sạch

“Tôi rất buồn vì mình đã bỏ bao tâm huyết đầu tư về địa phương, mong góp phần xây dựng quê hương phát triển thế nhưng trong suốt 3 năm qua, cứ cách 1 năm kể từ ngày 11/7/2017, rồi ngày 7/6/2018, ngày 19/6/2019 và gần đây nhất là ngày 16/12/2019, các Tổ công tác xuống ghi nhận, hứa xem xét giải quyết nhưng hồ sơ thì bị “ngâm” làm gia đình rất chán nản…

Tôi đề nghị UBND tỉnh, các ngành chức năng sớm xem xét xử lý dứt điểm vụ việc. Nếu tôi làm sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu cán bộ làm sai phải cương quyết xử lý”, bà Đào bức xúc nói.

Cơ quan chức năng nói gì?

Liên quan vụ việc trên, ngày 30/5/2019, UBND huyện Vĩnh Thuận có Báo cáo số 51/BC-UBND báo cáo vụ việc xây dựng công trình của bà Đào.

Báo cáo của UBND huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang)
Báo cáo của UBND huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang)

Báo cáo cho biết, tháng 7/2017, trên địa bàn huyện có trường hợp xây dựng công trình không phép là khu Sứ Tiên Anh Đào (vườn sinh thái Anh Đào Sứ Tiên - PV) tọa lạc ấp Vĩnh Tây 1, xã Vĩnh Phong.

Ngày 11/7/2017, UBND huyện Vĩnh Thuận chỉ đạo UBND xã phối hợp với Phòng TNMT, Phòng KTHT cử cán bộ xuống hiện trường để xác minh. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng của huyện yêu cầu được gặp chủ đầu tư công trình và đề nghị xuất trình các giấy tờ có liên quan về cấp phép xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, quá trình làm việc không gặp được chủ đầu tư dự án mà chỉ gặp được ông Phạm Văn Khanh là người đại diện cho ông Nghiêm là chủ đầu tư dự án.

Qua làm việc, cán bộ địa chính xã đã lập biên bản và đề nghị ông Khanh tạm ngưng thi công công trình và yêu cầu ông thông báo cho ông Nghiêm biết và liên hệ với chính quyền địa phương để giải quyết vụ việc.

Thực tế sau đó, ông Nghiêm không được ông Khanh thông báo lại nên tiếp tục triển khai xây dựng.

Báo cáo cho biết, gần 1 năm sau, ngày 6/6/2018, UBND huyện đã thành lập Tổ công tác gồm các ngành chuyên môn: Phòng TNMT, Phòng KTHT, Phòng Tư pháp, Thanh tra Nhà nước và UBND xã Vĩnh Phong tiến hành kiểm tra công trình nói trên. Lúc này chỉ gặp và làm việc trực tiếp với ông Cao Hiền Huynh là người đại diện mới của ông Nghiêm quản lý công trình.

Sau đó một ngày (7/6/2018), Tổ công tác tiếp tục xuống công trình xây dựng và làm việc trực tiếp với ông Nghiêm và bà Đào tại khu đất. Qua trao đổi, ông Nghiêm cho biết, công trình đã xây dựng trên 95%, phần còn lại chủ yếu là phần hoàn thiện và vệ sinh mặt bằng. Đồng thời, ông Nghiêm giải trình lý do từ khi công trình được cơ quan chức năng lập biên bản lần đầu và không đến liên hệ chính quyền địa phương là do ông Khanh không báo cáo lại vụ việc trên.

Ngày 13/11/2018, UBND huyện Vĩnh Thuận tổ chức đối thoại trực tiếp với bà Đào, anh Nghiêm. Sau khi đối thoại, UBND huyện yêu cầu bà Đào phải có văn bản thể hiện ý tưởng của mình về việc xây dựng khu sinh thái hoặc kinh doanh, kinh tế hộ gia đình để gửi cho UBND xã Vĩnh Phong trong vòng 10 ngày kể từ ngày đối thoại.

Ba ngày sau (16/11/2018), bà Đào có đơn xin phép xây dựng mô hình trồng cây, nuôi cá, quy trình khép kín công nghệ 4.0.

Sau khi xem đơn, Phòng KTHT huyện xét thấy không phù hợp chức năng của phòng quản lý nên làm báo cáo gửi Thanh tra Sở Xây dựng nhờ hỗ trợ chuyên môn giải quyết.

Ngày 25/3/2019, tại Sở Xây dựng Kiên Giang, Giám đốc Sở Xây dựng và các phòng chuyên môn của Sở đã làm việc cùng với lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Thuận và các phòng chuyên môn của huyện. Qua buổi làm việc, Sở Xây dựng có ý kiến:

“Việc xây dựng công trình khu Sứ Tiên Anh Đào của bà Phạm Thị Đào (không có giấy phép xây dựng) trên đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn, chưa có quy hoạch xây dựng, căn cứ quy định tại điểm k, khoản 2, Điều 89, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội thì công trình trên thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng. Vì vậy không xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng đối với hành vi xây dựng công trình trên đất nông nghiệp của bà Phạm Thị Đào”.

Thông báo của Sở Xây dựng Kiên Giang
Thông báo của Sở Xây dựng Kiên Giang

“Do đó, UBND huyện Vĩnh Thuận kiến nghị Sở TNMT hỗ trợ tư vấn giúp huyện, hướng dẫn lập thủ tục quy trình, cũng như phối hợp với địa phương bàn bạc biện pháp xử lý hành vi vi phạm trên đảm bảo đúng quy định pháp luật”, báo cáo của UBND huyện Vĩnh Thuận nêu.

Trong khi đó, ngày 31/12/2019, phản hồi đến báo Tuổi trẻ Thủ đô, UBND huyện Vĩnh Thuận cho biết, về quan điểm của Sở TNMT tỉnh Kiên Giang cho rằng: “Xử lý vi phạm theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP là xử phạt vi phạm hành chính và phải khắc phục hậu quả là phải trả lại hiện trạng ban đầu của đất nhưng do công trình đã xây dựng hoàn thành (100%), từ đó quá trình khắc phục hậu quả rất khó khăn, cho nên UBND huyện cần đề xuất để Sở Xây dựng xử lý”.

Văn bản phản hồi của UBND huyện Vĩnh Thuận gửi báo Tuổi trẻ Thủ đô
Văn bản phản hồi của UBND huyện Vĩnh Thuận gửi báo Tuổi trẻ Thủ đô

Và như đã nêu trên, quan điểm của Sở Xây dựng tại Thông báo số 430/TB-SXD cho biết, theo quy định thì công trình của bà Đào được miễn giấy phép xây dựng nên không bị xử phạt hành chính.

“UBND huyện Vĩnh Thuận nên tạo điều kiện, hướng dẫn cho chủ đầu tư lập các thủ tục pháp lý về đầu tư xây dựng nhằm thực hiện chính sách thu hút đầu tư phát triển về các khu vực nông thôn, sau khi chủ đầu tư hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính theo quy định”, thông báo của Sở Xây dựng nêu rõ.

Cũng liên quan vụ việc trên, ngày 17/01/2020, Huyện ủy Vĩnh Thuận đã có Thông báo số 1019-TB/HU về kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy tại buổi làm việc với Thường trực UBND và các ngành chuyên môn cấp huyện.

Theo đó, thông báo cho biết: “Qua thảo luận nhận thấy dự án không ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện. Ban Thường vụ Huyện uỷ thống nhất để dự án được tồn tại theo hiện trạng đã đầu tư. Tuy nhiên, để tiếp tục đưa vào hoạt động, giao UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng làm việc cụ thể với nhà đầu tư để hướng dẫn thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục trong xây dựng và đăng ký kinh doanh, trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép theo đúng quy định của pháp luật hiện hành”.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Thêm 2 dịch vụ sử dụng ngân sách Nhà nước quản lý quỹ nhà Đô thị

Thêm 2 dịch vụ sử dụng ngân sách Nhà nước quản lý quỹ nhà

TTTĐ - Chiều 4/10, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành bổ sung Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước đối với công tác quản lý vận hành các quỹ nhà thuộc tài sản công (bao gồm quỹ nhà ở, quỹ nhà không để ở và trụ sở) trên địa bàn TP.
Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án Đô thị

Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án

TTTĐ - Ngày 4/10, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án: Mở rộng, cải tạo xây dựng Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I tại xã Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ) và Khu bảo tồn thuộc khu vực IV Khu du lịch - Văn hóa Sóc Sơn tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn).
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT Xã hội

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TTTĐ - BHXH thành phố Hà Nội tổ chức giao ban, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và triển khai công tác tháng 10/2024. Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chủ trì hội nghị.
Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp BHXH & Đời sống

Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Những năm qua, cùng với định hướng chiến lược chuyển đổi số quốc gia, định hướng của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 4/10, Ban Dân vận Thành ủy và Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hoàng Mai tổ chức Lễ gắn biển Công trình dân vận khéo và công trình cấp quận chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng Muôn mặt cuộc sống

700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng

TTTĐ - Đây là một trong những hoạt động độc đáo nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân Muôn mặt cuộc sống

Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân

TTTĐ - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn quận có 65ha/99ha diện tích cây đào bị mất trắng (chiếm 65,4%); trên 27,5/tổng số 30ha quất bị thiệt hại (chiếm trên 90%). Quận Tây Hồ mong muốn có cơ chế để quận thực hiện hỗ trợ các hộ dân trong vụ Đông Xuân này.
Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh Môi trường

Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh

TTTĐ - Nhằm giảm thiểu tác động đối với môi trường, sức khỏe con người, mang đến điều kiện sống tốt nhất, thành phố Hà Nội đặc biệt chú trọng phát triển công trình xanh và hạ tầng đô thị thông minh.
Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất Xã hội

Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND TP Hà Nội nhất trí thông qua quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất xây dựng công trình ngầm, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất có mặt nước trên địa bàn TP Hà Nội.
Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập" Muôn mặt cuộc sống

Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập"

TTTĐ - Hàng nghìn người dân tại các khu chung cư cũ, xuống cấp nghiêm trọng ở TP Vinh đang sống trong nỗi lo "chờ sập". Các tòa nhà vốn là nơi trú ngụ an toàn giờ đây trở thành những "bom nổ chậm", đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân.
Xem thêm