Tag
Chị Đinh Thị Quỳnh Nga, Giám đốc Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng

Không ngừng nỗ lực để giúp cho mỗi người khuyết tật trở nên hạnh phúc

Nông thôn mới 12/07/2023 18:40
aa
TTTĐ - Vốn là một người khuyết tật vận động, thấu hiểu những khó khăn của người khuyết tật khi tiếp cận, tìm kiếm việc làm, khi hòa nhập cộng đồng, nhiều năm qua, chị Đinh Thị Quỳnh Nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng (xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) luôn nỗ lực tạo cơ hội và truyền cảm hứng để động viên họ không ngừng vươn lên.
Để người khuyết tật tạo nên những giá trị nghệ thuật Quận Hoàn Kiếm: Tạo điều kiện cho người khuyết tật vươn lên hòa nhập xã hội Tạo cơ hội giúp người khuyết tật tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống Phát động phong trào thể dục, thể thao cho người khuyết tật năm 2023 Xây dựng thành phố thông minh, không rào cản với người khuyết tật

Nghị lực mãnh liệt

Ít người biết, Giám đốc Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng Đinh Thị Quỳnh Nga cũng là một người khuyết tật. Từ khi còn nhỏ, chân phải của chị đã bị liệt, không thể đi lại như người bình thường.

Người phụ nữ sinh năm 1977 bộc bạch, bản thân luôn tâm niệm chỉ có tri thức mới có thể giúp cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn. Chính vì vậỵ, dù không may mắn mang trên mình khuyết tật bẩm sinh, chị vẫn không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao kiến thức.

Nhớ lại những năm tháng đầu tiên sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, chị Nga mang hồ sơ đi xin việc khắp nơi, nhưng đều bị từ chối vì khiếm khuyết nhỏ ở chân. Dẫu vậy, chị quyết không đầu hàng số phận. Tự thân tìm kiếm cơ hội kinh doanh, buôn bán trong khi chờ đợi cơ hội đến với mình.

Không ngừng nỗ lực để giúp cho mỗi người khuyết tật trở nên hạnh phúc
Chị Đinh Thị Quỳnh Nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng

Cơ duyên đến khi chị được nhận vào đứng lớp môn Mỹ thuật tại Trường Nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tàn tật huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội). Chứng kiến những đứa trẻ thiếu may mắn, mang trên mình những dị tật bẩm sinh, ra trường đều rất khó khăn khi tìm kiếm việc làm đã thôi thúc chị Nga phải làm một điều gì đó để truyền nghị lực sống cho các em. Đó chính là lý do Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng được ra đời năm 2015.

Đến nay, Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng đang cưu mang và giúp đỡ gần 40 nhân công, trong đó phần lớn là người khuyết tật. Doanh thu của hợp tác xã trong điều kiện sản xuất, kinh doanh bình thường khoảng 1 tỷ đồng. Chị Nga chia sẻ, thành quả có được là nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều sở, ngành của thành phố Hà Nội, cũng như các tổ chức trong nước, quốc tế.

Năm 2016, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội đã công nhận Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng là “Cơ sở sản xuất của người khuyết tật”, cùng với đó là nhiều chế độ dành cho tổ chức chính trị - xã hội vì cộng đồng theo quy định của Nhà nước. Dự án “than sạch không khói” của Hợp tác xã cũng được tổ chức phi Chính phủ Thriive (Mỹ) ủng hộ, hỗ trợ hàng trăm triệu đồng để mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất...

Không ngừng nỗ lực để giúp cho mỗi người khuyết tật trở nên hạnh phúc
Người lao động làm việc tại Hợp tác xã Thủ công Mỹ nghệ Trái Tim Hồng

Mới đây nhất, Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng cũng vinh dự là một trong 29 đơn vị được nhận gói hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Bộ các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) dành cho “các doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với COVID-19”. Đây là sự ghi nhận, khẳng định những đóng góp quan trọng về lao động việc làm dành cho người khuyết tật của chị Đinh Thị Quỳnh Nga cùng tập thể Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng trong suốt 8 năm đã qua.

Khi được hỏi về mong muốn sau tất cả những nỗ lực trong thời gian dài đã qua, chị Đinh Thị Quỳnh Nga trầm ngâm một hồi, rồi bảo: “Tôi hy vọng các em khuyết tật rồi sẽ trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội. Mong rằng người khuyết tật cũng sẽ có được nhiều hơn những cơ hội để khẳng định mình trong cuộc sống…”.

Luôn học hỏi, thay đổi và sáng tạo

Ngoài sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và trồng nấm tươi, Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng còn phát triển thêm dịch vụ in ấn, photocopy, dệt may với sản phẩm chủ yếu là khẩu trang. Còn nhớ giai đoạn dịch COVID-19 hoành hành những năm 2020 - 2021, hợp tác xã đã may, ủng hộ lực lượng tuyến đầu chống dịch của huyện Sóc Sơn hơn 5.000 chiếc khẩu trang.

Giám đốc Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng Đinh Thị Quỳnh Nga tâm sự, cuộc sống luôn vận động không ngừng. Chính vì vậy, bản thân chị luôn phải học hỏi, thay đổi và sáng tạo để thích ứng.

Không ngừng nỗ lực để giúp cho mỗi người khuyết tật trở nên hạnh phúc
Ngoài sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hợp tác xã còn trồng nấm tươi

Nhận thấy loại hình chế tạo hạt gỗ có khối lượng phế phẩm khá lớn, trung bình mỗi tuần, xưởng mộc của hợp tác xã thải ra 3 tấn mùn cưa. Để tận dụng lượng mùn cưa thải ra, giảm chi phí sản xuất và hướng đến mục tiêu loại bỏ than tổ ong độc hại, hợp tác xã đã nảy sinh ý tưởng sản xuất than sạch không khói từ mùn cưa và các loại phế phẩm trong nông lâm nghiệp.

Nghĩ là làm, cuối năm 2019, chị Nga đã đầu tư máy móc, trang thiết bị. Bên cạnh tìm hiểu kiến thức trên mạng, chị còn đi khắp nơi để học hỏi kinh nghiệm sản xuất nguyên liệu dùng cho đốt cháy. Cùng với hoàn thiện quy trình sản xuất, hợp tác xã đã thu gom phế phẩm nông, lâm nghiệp để sản xuất than sạch.

Hiện, khu xưởng rộng 400m2 với gần 10 nhân công (bao gồm nhiều người khuyết tật) đang sản xuất khoảng 2 tấn than sạch/ngày. Than sạch của Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng được đánh giá là loại than “bốn không”: Không khói, không mùi, không độc hại và không chất kết dính. Đặc biệt, quá trình sự dụng cho thấy loại than này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với than tổ ong truyền thống.

“Than tổ ong có giá 2.500 đồng/viên, cháy được khoảng 30 phút. Trong khi than sạch không khói của Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng thì cháy được 2,5 - 3 tiếng. Ngoài ra, than cũng có nhiệt lượng cháy cao hơn…”, chị Nguyễn Thị Nga, chủ một cửa hàng dịch vụ ăn uống tại xã Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn), hiện đang sử dụng loại than này, cho biết.

Không ngừng nỗ lực để giúp cho mỗi người khuyết tật trở nên hạnh phúc
Hiện hợp tác xã có bộ sản phẩm hạt gỗ (gồm 8 sản phẩm) đạt tiêu chuẩn “OCOP 4 sao” năm 2020

Theo đánh giá của phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, ý nghĩa lớn nhất từ than sạch “bốn không” của Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng nằm ở khía cạnh bảo vệ môi trường. Đây cũng được xem là hành động thiết thực hưởng ứng Chỉ thị 15/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội về thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Hà Nội.

Tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội (OCOP), Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng đã có 8 sản phẩm được UBND thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng 4 sao. Bộ sản phẩm hạt gỗ mỹ nghệ của hợp tác xã cũng được chứng nhận là “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh”.

Trang thông tin có sự phối hợp của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Xem thêm