Tag

Khi trẻ em nói lên ý kiến của mình

Xã hội 02/06/2020 17:07
aa
TTTĐ - “Người lớn cũng có ý kiến sai. Trẻ em có thể chia sẻ để người lớn có quyết định đúng hơn”. Đây là ý kiến góp ý của một nhóm trẻ em tại tỉnh Tiền Giang trong khảo sát thuộc dự án “Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội về Quản trị quyền trẻ em” từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020.

Khi trẻ em nói lên ý kiến của mình

Bài liên quan

Ngày 1/6, hơn 6 triệu trẻ em được uống vitamin A

Grab và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam khánh thành cầu Út Ốm

Thăm, tặng quà trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội chùa Bồ Đề

Cùng trẻ em khám phá Đông Nam Á tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em: Gióng lên hồi chuông báo động

Nhà nhân ái của Đoàn tặng trẻ em nghèo

Ngày 2/6, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tổ chức công bố trực tuyến Báo cáo Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam. Sự kiện thuộc khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội về Quản trị quyền trẻ em” do MSD và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển.

Quyền được lắng nghe của trẻ em là một nội dung quan trọng được đề cập trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em (Điều 12). Khảo sát Tiếng nói Trẻ em do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) phát triển và thực hiện lần đầu tiên tại Thụy Điển vào năm 2014 và tiếp tục được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Khảo sát tạo cơ hội cho trẻ em và thanh niên trên toàn thế giới có thể lên tiếng, phản ánh những vấn đề liên quan tới trẻ em.

Phát biểu về vấn đề này, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD cho biết: “Người lớn cũng đã từng là trẻ em nhưng chúng ta thường quên mất trẻ em cũng có những suy nghĩ độc lập, chín chắn, hiểu biết, có các giải pháp và quyết định rất hiệu quả. Chính vì thế, chúng ta dù đang mải mê bảo vệ chăm sóc trẻ em, nhân danh vì lợi ích của trẻ nhưng đôi khi quên lắng nghe và đáp ứng những nhu cầu, nguyện vọng vô cùng chính đáng của trẻ em.

Bên cạnh đó, đôi khi chúng ta quên mất trẻ em có thể khởi xướng và đưa ra các sáng kiến, giải pháp vô cùng hiệu quả. Đây là lúc chúng ta cần phải thay đổi. Tiếng nói trẻ em rất cần được ghi nhận và tôn trọng bằng hành động thực tiễn. Chúng ta cùng nhau chung tay xây dựng một môi trường, hệ sinh thái để trẻ em có thể phát triển toàn diện, phát huy được hết tố chất và tiềm năng của mình”.

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD)
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD)

Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam được MSD điều phối triển khai từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020, với sự tham gia của 1.692 trẻ em Việt Nam từ 11 - 16 tuổi ở 7 tỉnh, thành phố thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam.

Một trong những phát hiện đáng chú ý của khảo sát là có tới 88.3% trẻ em cho rằng có ít cơ hội hoặc không có cơ hội để bày tỏ ý kiến với người có quyền ra quyết định. Một trẻ 16 tuổi chia sẻ: “Ở địa phương em, người lớn không nghe theo ý kiến của trẻ em và nói trẻ con không biết gì… Em ngại bày tỏ nhất là ở khu dân cư vì người lớn bảo mình nói linh tinh”. Điều này chứng tỏ việc thực hiện quyền tham gia và tôn trọng ý kiến của trẻ em còn chưa được hiệu quả, thực chất.

Ba vấn đề nổi bật mà trẻ em cho rằng Việt Nam cần hành động nhiều hơn để cải thiện và giải quyết là vấn đề xâm hại, bắt nạt qua mạng và trừng phạt thể chất tinh thần. Nhóm trẻ em tại Tiền Giang chia sẻ: “Khi người lớn trừng phạt có thể khiến cho trẻ em có những suy nghĩ tiêu cực, gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng về mặt tâm lý, sức khỏe, kinh tế, ảnh hưởng đến tình cảm, cảm xúc của mối quan hệ giữa người lớn và con trẻ”.

Tại chương trình, đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, bà Dragana Strinic phát biểu: “Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội cần hỗ trợ những trẻ em dễ bị tổn thương nhất bao gồm trẻ khuyết tật, trẻ em ngoài nhà trường, sống ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, trẻ em có giới tính khác… Điều này nhằm đảm bảo trẻ em có hiểu biết tốt hơn về quyền của mình và có khả năng tiếp cận các dịch vụ thân thiện, an toàn”.

Sau khi lắng nghe những kết quả và phát hiện của Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam, các khách mời của chương trình đã có buổi trò chuyện và tương tác trực tuyến với khán giả theo dõi chương trình về việc đánh giá, thực thi và đảm bảo sự tham gia của trẻ em.

Đọc thêm

Hà Nội phân bổ hơn 81,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội phân bổ hơn 81,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ

TTTĐ - Tính đến nay 19/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội phân bổ đợt 1 là 51 tỷ đồng cho 11 tỉnh, TP; đợt 2 là 30 tỷ đồng cho 12 tỉnh, TP và nhu yếu phẩm giá trị 500 triệu đồng cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Tổng số tiền hỗ trợ là 81,5 tỷ đồng.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Xem thêm