Tag
Đắk Lắk

Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

Đô thị 09/04/2024 11:45
aa
TTTĐ - Đoàn giám sát HĐND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các Sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương xem xét, hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện tuyến.
Khởi công tuyến cao tốc 14.000 tỷ đồng nối Cao Bằng - Lạng Sơn Nguyên nhân vụ tại nạn nghiêm trọng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn Không đồng ý cấm xe 30 chỗ lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk Trần Phú Hùng phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh daklak.gov)
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk Trần Phú Hùng phát biểu tại buổi làm việc với huyện M’Drắk (Ảnh: daklak.gov)

Theo đó, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có buổi làm việc với UBND huyện Ea Kar, huyện Krông Bông và huyện M’Drắk về Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.

Đoàn giám sát số 9 của HĐND tỉnh Đắk Lắk do Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk, Trần Phú Hùng làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát thực tế và làm việc với UBND huyện M’Drắk về “Đề xuất chủ trương và thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột” đoạn qua địa bàn huyện.

Dự án thành phần 2 qua địa bàn huyện M’Drắk có chiều dài gần 17 km, do Ban Quản lý Dự án 6 - Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Dự án có diện tích thu hồi đất 127 ha, trong đó đất của cá nhân, hộ gia đình gần 51,4 ha, đất của công ty lâm nghiệp 61,6 ha và đất do UBND xã Cư San quản lý 14 ha. Diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng 59,42 ha, trong đó rừng tự nhiên 5,36 ha, rừng trồng 54,06 ha.

Đoàn giám sát khảo sát thực tế triển khai Dự án thành phần 2 (Ảnh: daklak.gov)
Đoàn giám sát khảo sát thực tế triển khai Dự án thành phần 2 (Ảnh: daklak.gov)

Tuy nhiên, do địa hình hướng tuyến qua huyện M’Drắk khó khăn, phức tạp nên Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất điều chỉnh một số đoạn tuyến Dự án thành phần 2 cho phù hợp nhằm giảm thiểu chi phí xây dựng, hạn chế công tác giải phóng mặt bằng, giảm thiểu tác động đến môi trường. Do đó, dự án phải thực hiện trên diện tích 5,36 ha rừng tự nhiên do không thể bố trí đất khác.

Quá trình triển khai thực hiện dự án còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: bãi đổ thải chưa thỏa thuận được với người dân dẫn tới làm tăng chi phí, chậm tiến độ triển khai dự án; việc cấp mỏ đất để triển khai dự án chưa kịp thời; thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng, xác định giá rừng, trồng rừng thay thế liên quan đến nhiều ngành, mất nhiều thời gian…

Do đó, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk, Trần Phú Hùng đề nghị đề nghị UBND huyện M’Drắk tiếp tục rà soát, cập nhật những quy định, hướng dẫn mới được ban hành để dự án triển khai kịp thời.

Đồng thời, đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp của huyện M’Drắk quan tâm, chỉ đạo sâu sát các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các thủ tục đánh giá hiện trạng rừng, hoàn thành hồ sơ đề nghị điều chỉnh quy hoạch rừng; xây dựng phương án xử lý tài sản, phương án trồng rừng thay thế…

Đoàn khảo sát làm việc về “Đề xuất chủ trương và thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1” tại huyện Krông Bông
Đoàn khảo sát làm việc về “Đề xuất chủ trương và thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1” tại huyện Krông Bông (Ảnh: daklak.gov)

Đối với huyện Krông Bông, Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 qua địa bàn có chiều dài 16,2 km, đi qua 2 xã Cư Drăm và Cư Pui. Diện tích rừng phải thu hồi, giải phóng mặt bằng hơn 75 ha, gồm 40,1 ha rừng tự nhiên và hơn 35 ha rừng trồng.

UBND huyện Krông Bông đã chỉ đạo các xã có dự án đi qua và các cơ quan chuyên môn, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất chuyển đổi mục đích đối với diện tích rừng thuộc diện phải chuyển đổi theo đúng quy định. Đến nay, các sở, ngành và đơn vị liên quan đã tham mưu cho UBND tỉnh quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất để triển khai dự án.

Đối với những lâm sản tận thu, UBND huyện Krông Bông đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức kiểm đếm, xác định trữ lượng và lập hồ sơ, thủ tục để thu hồi, tận thu theo quy định.

Tuy nhiên, quá trình triển khai dự án đoạn qua địa bàn huyện Krông Bông còn gặp một số khó khăn, phải điều chỉnh hướng tuyến so với báo cáo tiền khả thi dẫn đến công tác kiểm tra, phúc tra hiện trạng rừng phải thực hiện lại dẫn đến việc đề nghị điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng mất nhiều thời gian; việc xây dựng phương án hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế còn chậm do sửa đổi một số quy định về trồng rừng thay thế của tỉnh.

Kiểm tra thực tế tình hình thực hiện dự án và các vị trí có đất trồng cây lâm nghiệp, khu vực bãi đổ thải thuộc diện phải thu hồi để triển khai dự án
Kiểm tra thực tế tình hình thực hiện dự án và các vị trí có đất trồng cây lâm nghiệp, khu vực bãi đổ thải thuộc diện phải thu hồi để triển khai dự án (Ảnh: daklak.gov)

Do đó, UBND huyện Krông Bông đã đề nghị tỉnh sớm ban hành quyết định chuyển mục đích sử dụng đất đồng bộ với chuyển mục đích sử dụng rừng để triển khai thực hiện dự án.

Ngoài ra, Đoàn giám sát yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo sâu sát các đơn vị liên quan khẩn trương, kịp thời thực hiện thủ tục, tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng rừng, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị điều chỉnh quy hoạch rừng; phối hợp với các đơn vị xây dựng phương án xử lý tài sản, phương án trồng rừng thay thế theo quy định.

Các đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư và đơn vị thi công trong đề xuất chủ trương và thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý chặt chẽ diện tích rừng trên địa bàn theo đúng quy định…

Đồng thời, Đoàn giám sát số 9 do Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Đắk Lắk Võ Đại Huế làm Phó trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với huyện Ea Kar, có 2 dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 đi qua, với tổng chiều dài 13,5 km; tổng diện tích đất thu hồi 104,5 ha, hiện đã bàn giao mặt bằng được 101 ha (đạt 96% diện tích), tương ứng 9 km.

Quá trình thực hiện dự án đoạn qua địa bàn huyện còn một số khó khăn như: Diện tích đất thu hồi chủ yếu là đất lâm nghiệp bị người dân xâm canh, lấn chiếm; mặc dù đã tổ chức bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án với 9 km (Dự án thành phần 3) tuy nhiên trong đó có khoảng 2km vẫn phải giữ nguyên hiện trạng, không được thi công vì vướng đất lâm nghiệp và cây rừng; hiện nay các bãi đổ thải chưa có trong quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2021 – 2030…

Kiểm tra thực tế tình hình thực hiện dự án và các vị trí có đất trồng cây lâm nghiệp thuộc diện phải thu hồi để triển khai dự án (Ảnh: daklak.gov)
Kiểm tra thực tế tình hình thực hiện dự án và các vị trí có đất trồng cây lâm nghiệp thuộc diện phải thu hồi để triển khai dự án taị huyện Ea Kar (Ảnh: daklak.gov)

Tại buổi làm việc, UBND huyện Ea Kar kiến nghị với Đoàn giám sát về việc đề nghị UBND tỉnh cho phép UBND huyện được đổ thải vào một số vị trí là quỹ đất công, các công trình, dự án, hộ gia đình đang sử dụng đất trên địa bàn xã có địa hình trũng thấp (vị trí không thuộc quy hoạch sử dụng đất của huyện và đề nghị đưa vào quy hoạch tỉnh) để nâng cao mặt bằng, cải tạo đất sản xuất, dự trữ nguồn đất đắp phục vụ các công trình giao thông nông thôn và các công trình trên địa bàn; đề nghị UBND tỉnh sớm phê duyệt phương án trồng rừng thay thế và chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện các bước tiếp theo của Dự án.

Đoàn giám sát đề nghị huyện Ea Kar chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, kiểm kê lại diện tích đất rừng phải chuyển đổi cho đúng với thực tế hiện nay. Những diện tích rừng phải chuyển đổi liên quan đến tổ chức, huyện phải chọn phương án phù hợp nhất không để kéo dài thời gian ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án.

Đọc thêm

Bình Dương thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo Đô thị

Bình Dương thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo

TTTĐ - Quy hoạch tỉnh Bình Dương, mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong những trung tâm phát triển năng động và toàn diện của khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo động lực để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.
Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Sau gần 6 tháng triển khai hình thức vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống xe buýt, đến nay, đã có 48.221 vé xe buýt phi vật lý được đăng ký, chiếm 47% số thẻ vé tháng. Việc sử dụng thẻ ảo giúp tiết kiệm chi phí phát hành thẻ vật lý, khách hàng không tốn thời gian và chi phí đi lại để nhận và dán tem trên thẻ vé tháng.
Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố Đô thị

Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố

TTTĐ - Từ ngày 20/9, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội triển khai thẻ vé tháng ảo offline (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III Đô thị

Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị xã Kinh Môn (Hải Dương)​ là đô thị loại III​​ (phạm vi gồm toàn bộ ranh giới thị xã Kinh Môn, diện tích khoảng 165,34 km2​). Trong đó khu vực nội thị bao gồm 14 phường hiện hữu và xã Hoành Sơn (dự kiến sáp nhập vào phường Duy Tân).
EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh Đô thị

EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh

TTTĐ - Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khẩn trương khôi phục cung cấp điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã huy động gần 500 cán bộ, thợ điện từ các Tổng công ty để hỗ trợ khôi phục lưới điện tại tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm Đô thị

Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

TTTĐ - Nhằm kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang cùng đoàn công tác đã trực tiếp khảo sát hiện trường dự án Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng Đô thị

EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng

TTTĐ - Tính đến sáng 16/9, EVN khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão Yagi và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ 98%).
Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ Đô thị

Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ

TTTĐ - Chỉ đạo khẩn của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, đến ngày 25/9, phải di chuyển hết tài sản của các hộ dân tại các chung cư cũ A7, A8 Vạn Mỹ ra khỏi toà nhà.
Bình Dương: Nâng cấp huyện Bàu Bàng lên thị xã vào năm 2027 Nhịp sống phương Nam

Bình Dương: Nâng cấp huyện Bàu Bàng lên thị xã vào năm 2027

TTTĐ - Theo quyết định về Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng với sự nỗ lực của tỉnh Bình Dương, trong đó huyện Bàu Bàng đang tích cực sớm hoàn thành các chỉ tiêu để nâng cấp huyện lên thị xã vào năm 2027.
Tập trung thu dọn cây xanh gãy, đổ ở các quận xong trước 20/9 Đô thị

Tập trung thu dọn cây xanh gãy, đổ ở các quận xong trước 20/9

TTTĐ - Ngày 14/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 17/CĐ-UBND về việc tập trung đẩy mạnh công tác thu dọn cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn các quận nội thành.
Xem thêm