Tag

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"

Nghệ thuật 16/01/2025 14:09
aa
TTTĐ - Sáng 16/1, Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện 2”. Tại đây, du khách được khám phá những câu chuyện về lịch sử khoa bảng, truyền thống hiếu học của người Việt thông qua 82 tấm bia tiến sĩ.
Trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện” Vị bia "đậm chất" rạng danh thế giới nay ghi điểm với trải nghiệm "xứng tầm" Danh nhân Nguyễn Ý - vị tiến sỹ đầu tiên được khắc tên trên bia đá Văn miếu Huế

Lan tỏa truyền thống hiếu học của người Việt

Trưng bày diễn ra tại Khu vườn Bia Tiến sĩ trong khuôn viên Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đây là hoạt động thiết thực mừng Xuân Ất Tỵ 2025, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên (1075 - 2025).

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ, đây là lần thứ 2, trung tâm thực hiện trưng bày về 82 bia tiến sĩ. Trước đó, năm 2022, trưng bày “Bia đá kể chuyện” với chủ đề “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” được thực hiện.

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"
Ông Nguyễn Văn Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phát biểu

82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám tương ứng với 82 khoa thi, có niên đại từ 1484 - 1780, ghi tên các vị đỗ đại khoa tại các khoa thi.

Đây là những bản tư liệu gốc duy nhất hiện còn ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, được coi là một trong những di sản văn hóa vô giá của cha ông để lại. Đó cũng là những tư liệu chân thực, phản ánh bức tranh sinh động về chế độ đào tạo và tuyển dụng nhân tài ở Việt Nam, kéo dài hơn 300 năm dưới thời Lê - Mạc.

Hệ thống 82 bia tiến sĩ còn là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, phản ánh nghệ thuật điêu khắc của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Mỗi bài ký trên bia là một áng văn chương mẫu mực, thể hiện tư tưởng triết học, sử học, những quan điểm về giáo dục, đào tạo và trọng dụng nhân tài.

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"
Ông Trương Quốc Toàn, Trợ lý giám đốc Cơ quan Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam (PRX-Vietnam) phát biểu khai mạc

Tháng 3/2010, 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tháng 7/2011, 82 bia tiến sĩ lại được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.

Tháng 5/2012, toàn bộ di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Đến tháng 1/2015, 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Trưng bày nhằm phát huy giá trị di sản tại khu Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đồng thời cung cấp cho khách tham quan tư liệu chân thực về chế độ đào tạo và tuyển dụng nhân tài tại Việt Nam.

Trưng bày được bố cục theo 4 chủ đề chính

Chiêu mộ hiền tài: Giới thiệu một số nét chính về giáo dục khoa cử Nho học của nước ta.

Con đường khoa cử: Giới thiệu thông tin về thi cử và chế độ đãi ngộ dành cho những người đỗ đạt.

Gương sáng tiền nhân: Giới thiệu một số danh nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho giáo dục nước nhà và một số lĩnh vực khác.

Lưu danh muôn thuở: Giới thiệu một những câu trích dẫn nổi tiếng về giá trị của đào tạo và sử dụng nhân tài.

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"
Các đại biểu tham quan trưng bày

Níu chân du khách lâu hơn

Tại buổi khai mạc, ông Trương Quốc Toàn, Trợ lý giám đốc Cơ quan Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam (PRX-Vietnam), người ấp ủ và thiết kế dự án trưng này này chia sẻ thêm: “Trước đây, đến với Văn Miếu, đi qua Khu vườn Bia Tiến sĩ này, tôi luôn quan sát xem khách tham quan khi vào đây sẽ ứng xử với các 82 tấm bia tiến sĩ này như thế nào.

Họ tạm dừng rồi đi tiếp. Nhưng đối với tôi, 82 tấm bia này là những câu chuyện về lịch sử, truyền thống khoa bảng của Việt Nam dưới thời quân chủ. Khi chứng kiến khách du lịch như vậy, tôi nuối tiếc vì dường như cuốn sách 82 tấm bia này chưa bao giờ được mở ra. Họ chỉ xem bìa cuốn sách ấy thôi, còn ruột sách ra sao thì họ không biết”.

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"

Từ đó, ông Toàn ấp ủ ý tưởng để Khu vườn Bia tiến sĩ này phải có không gian diễn giải nội dung về bia tiến sĩ, để khách hiểu nội dung, hoa văn trên bia, những thông điệp mà tiền nhân gửi gắm.

Gần đây, Ban Giám đốc Trung tâm đã bỏ hàng rào, cho phép khách đi vào bên trong nhà bia, giúp khách đến gần hơn bia tiến sĩ.

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"
Nhiều bạn trẻ tham quan trưng bày

“Song câu hỏi nữa đặt ra là, khi họ đến gần hơn rồi thì điều gì sẽ đọng lại trong đầu họ? Vì thế, chúng tôi hình thành không gian trưng bày này. Khi tham quan 82 bia tiến sĩ được trưng bày, du khách không còn lặng lẽ đi qua các hàng bia tiến sĩ nữa, họ sẽ dừng lại lâu hơn, tìm hiểu sâu hơn.

Nếu trước đây, họ chỉ dừng lại 30 phút ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám thì giờ đây, họ có thể ở lại nửa ngày, từ đó, tăng thời gian lưu lại của du khách tại Hà Nội. Đó là một phần trong chiến lược phát triển du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô”, ông Trương Quốc Toàn nói.

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"
Khách nước ngoài tìm hiểu về 82 bia tiến sĩ
Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"
Những thông tin về 82 bia tiến sĩ được diễn giải tại khu trưng bày
Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"
Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"
Nhiều em nhỏ được gia đình cho tham quan Khu vườn Bia tiến sĩ
Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"
82 bia đá tại đây có giá trị chân thực, kể về truyền thống khoa bảng của Việt Nam thời phong kiến.
Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình" Văn hóa

Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình"

TTTĐ - Trưng bày chuyên đề “Khúc ca hòa bình” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ yêu nước, cách mạng đã hy sinh vì Tổ quốc. Trưng bày cũng góp phần bồi đắp niềm tự hào dân tộc, khích lệ thế hệ trẻ hôm nay càng thêm tự tin vững bước trên con đường bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Hàng chục nghìn khán giả hòa giọng trong “Hẹn ước Bắc - Nam” Nghệ thuật

Hàng chục nghìn khán giả hòa giọng trong “Hẹn ước Bắc - Nam”

TTTĐ - Tối qua (22/4), tại chương trình nghệ thuật chính luận “Hẹn ước Bắc - Nam”, 12.000 khán giả trên sân vận động Mỹ Đình đã cùng hòa giọng vào ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Trào dâng niềm tự hào dân tộc Văn hóa

"Hẹn ước Bắc - Nam": Trào dâng niềm tự hào dân tộc

TTTĐ - Tối 22/4, chương trình nghệ thuật hoành tráng mừng ngày đất nước thống nhất mang tên “Hẹn ước Bắc - Nam” đã diễn ra tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội.
Khai màn chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui” Nghệ thuật

Khai màn chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”

TTTĐ - Tối 20/4, tại TP Hồ Chí Minh, chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đất nước trọn niềm vui" chính thức khai màn. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo; Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ đạo nội dung, nghệ thuật; Cục Tuyên huấn thực hiện và Quân khu 7 chủ trì phối hợp tổ chức.
TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa

TTTĐ - Tối 19/4, hàng nghìn người dân và du khách tại TP Hồ Chí Minh đã tập trung về khu vực bến Bạch Đằng để chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa tầm cao trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động nghệ thuật "Sắc màu thành phố Bác", chào mừng đại lễ 30/4.
Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam Nghệ thuật

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Tối 19/4, người dân TP Hồ Chí Minh và du khách đã được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
Xem thêm